Lần đầu tiên làm một cái gì đó luôn luôn mang tới một cảm giác khá là đặc biệt. Nếu như bạn chưa bao giờ lắp đặt một cảm biến áp suất nước. Thì bài viết chia sẻ này dành cho bạn. Các lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất để lắp đặt đúng kỹ thuật không chỉ dành cho người mới bắt đầu mà con cho cả những người quá quen thuộc với cảm biến áp suất lắp sai kỹ thuật mà bản thân bạn cũng không biết.
Bạn nghĩ cách lắp đặt cảm biến áp suất này đúng hay sai ?
Nhiều người lắp cảm biến ngược xuống – nằm bên dưới đường ống để tiện cho việc lắp đặt. Kết quả là nước vào bên trong cảm biến làm cho chập mạch hư hỏng phần điện của cảm biến.
Thật ra cách lắp này hoàn toàn đúng về kỹ thuật nhưng nước vào cảm biến là do quá trình thực hiện sai kỹ thuật. Chúng ta cùng xem các lưu ý khi lắp cảm biến áp suất nước nhé.
Tóm Tắt Nội Dung
Cảm biến áp suất bị vô nước
Cảm biến nói chung thì tất cả đều sợ nước dù có tiêu chuẩn chống nước IP68 đi nữa cũng không chắc chắn rằng cảm biến sẽ hoạt động tốt khi tiếp xúc với nước. Cảm biến áp suất được dùng để đo áp suất nước thì sẽ luôn tiềm tàng nguy cơ nước xâm nhập vào bên trong cảm biến.
Tuy nhiên, các cảm biến bị nước xâm nhập không phải do cảm biến làm việc trong môi trường nước mà là do lắp sai kỹ thuật. Cùng xem lý do cảm biến áp suất bị vô nước nhé.
Lý do cảm biến áp suất vô nước
Nước luôn di chuyển từ trên xuống và từ cao xuống thấp. Việc lắp dây dẩn tín hiệu sai cách vô tình dẩn nước đi vào mạch điện của cảm biến áp suất. Khi nước vào bo mạch thì cảm biến sẽ bị chập mạch và không thể sử dụng.
Tất nhiên lúc này bạn cần một cảm biến áp suất nước khác để thay thế vì nước vào có thể làm chậm mạch và ảnh hưởng tới PLC hay các thiết bị đọc áp suất khác.
Cách đi dây cảm biến áp suất đúng
Cách đi dây tín hiệu cho cảm biến áp suất đúng cần phải có một đoạn Võng xuống sao cho thấp hơn vị trí của cảm biến. Vị trí võng xuống này giống như một cái Phễu hứng nước xuất hiện trên đường dây.
Trong quá trình vệ sinh bằng vòi nước hoặc hơi nước bốc hơi đọng lại trên dây sẽ tập hợp tại vị trí Võng xuống này. Với cách này thì dù có nhiều nước trên dây tín hiệu thì cũng không thể xâm nhập được vào cảm biến.
Hướng dẫn cách lắp cảm biến áp suất
Tôi thường đi thực tế các nhà máy và đều thấy rằng các cảm biến áp suất được lắp trực tiếp trên đường ống mà không có các van chặn trước khi vào cảm biến. Điều này thật nguy hiểm cho người vận hành và cả những kỹ thuật bảo trì khi tháo lắp kiểm tra hoặc thay thế cảm biến áp suất mới.
Chúng ta cùng xem các van chặn hay manifold lại quan trọng & cần phải có khi lắp đặt cảm biến áp suất.
Sử dụng van chặn hoặc van khoá trước khi lắp cảm biến
Có nhiều loại van cho việc lắp đặt cảm biến áp suất như : valve block, manifold … loại nào phù hợp với điều kiện kinh tế và chức năng nhất thì bạn lựa chọn. Cách lắp cảm biến áp suất nước theo các trình tự sau :
- Trước khi lắp đặt van cần phải khoá van để ngăn không cho áp suất nước – khí nén thoát ra ngoài. Nếu áp suất thoát ra ngoài sẽ gây nguy hiểm cho người vận hành cũng như làm ảnh hưởng tới độ kín của cảm biến.
- Tháo phần kết nối điện của cảm biến ra
- Sử dụng khoá phù hợp với kích thước bu long cảm biến và siết chặt
- Sau đó lắp phần kết nối điện vào
- Từ từ mở van khoá cho áp suất vào cảm biến
Quá trình lắp đặt trên được xem là tiêu chuẩn khi lắp đặt một cảm biến áp suất. Chúng ta cần thực hiện theo thứ tự các bước để đảm bảo an toàn và sử dụng cảm biến hiệu quả.
Sử dụng tay để vặn cảm biến
Một thói quen rất hay mắc phải khi lắp cảm biến là dùng tay để lắp cảm biến. Tôi tin rằng dù bạn có chắc tay đi nữa thì vặn cảm biến bằng tay cũng không thể bằng cơ lê. Cách làm đúng :
- Sử dụng tay để gá cảm biến áp suất các bước ren ban đầu.
- Sau đó dùng cơ lê để vặn đến khi nào thật chặt – không thể siết được nữa.
- Lưu ý không được siết quá chặt vượt quá các giới hạn của bước ren làm hư cảm biến hoặc đầu ren kết nối.
Việc kết nối cơ khí đúng cách không chỉ làm tăng tính an toàn, mà còn giúp cảm biến đo chính xác. Tất cả thao tác cần được thực hiện cẩn thận.
Khắc phục cảm biến áp suất bị xì tại ren kết nối
Tôi gặp khá nhiều khách hàng hỏi cách hướng dẫn cách lắp đặt cảm biến áp suất sao cho không bị rò rỉ áp suất. Nhất là đối với môi trường có áp suất cao, áp suất càng lớn thì càng dể bị xì do sử dụng cảm biến áp suất không cách. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục cảm biến áp suất bị rò rỉ hay còn gọi là bị xì áp suất.
Sử dụng băng keo non chống rò rỉ
Để đảm bảo cảm biến áp suất được kín khi lắp vào đường ống áp suất nước – khí nén – thuỷ lực … chúng ta thường có thói quen sử dụng bang keo non để chống rò rỉ. Vậy cách này có hiệu quả hay không ?
Câu trả lời là “ Có “ .
Vậy chúng ta có nên sử dụng băng keo non cho tất cả các trường hợp hay không ? Tất nhiên là “ Không “. Tại sao ư ?
Khi bạn không có cách nào khác để chống rò rỉ cho cảm biến áp suất khi lắp đặt thì bạn nên sử dụng bất cứ cách nào mà bạn biết để áp suất không rò rỉ ra bên ngoài. Còn nếu có cách thì bạn nên sử dụng cho đúng cách & đúng kỹ thuật.
Sử dụng băng keo non để chống rò rỉ chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bước ren không vừa. Chẳng hạn cảm biến áp suất có bước ren 13mm tức là chuẩn G1/4” nhưng vị trí lắp lại là M12x1.5 ( theo hệ mét ). Hai bước ren này có vẻ như được lắp lẫn với nhau được, nhưng nó không hoàn toàn ăn khớp với nhau bởi khác bước ren.
Khi bạn sử dụng bước ren G1/4” với M12 x 1.5 bạn chỉ có thể siết được 50-60%. Nếu bạn cố siết chặt hơn bằng cơ lê thì sẽ phá huỷ một trong hai bước ren này. Cách duy nhất để tạm lắp được với nhau là sử dụng băng keo non để lấp đầy khoảng hở giữa hai bước ren khác nhau này.
Tuy nó không an toàn về mặt kỹ thuật nhưng nếu bạn không có cách nào khác thì cũng phải sử dụng để giúp máy móc hoạt động được. Đó là lý do tại sao chúng ta nên sử dụng đúng bước ren để có sự an toàn nhất.
Sử dụng bang keo chỉ chống xì
Thay vì sử dụng băng keo non để chống xì thì chúng ta cũng có thể sử dụng băng keo chỉ để lắp đầy các khoảng hở của ren kết nối. Tương tự với băng keo non thì bang keo chỉ là cách tạm thời khi bạn không có một cảm biến áp suất đúng tiêu chuẩn.
Đối với các cảm biến được chọn đúng tiêu chuẩn việc còn lại của bạn chỉ là siết chặt để không rò rỉ áp suất mà không cần sử dụng các loại phụ kiện khác như bang keo.
Sử dụng Seal chống rò rỉ áp suất
Các hãng sản xuất cảm biến áp suất đều có tuỳ chọn ren kết nối đi kèm Seal chống rò rỉ áp suất. Nếu được lựa chọn tôi khuyên bạn nên chọn loại có Seal chống xì đi kèm theo cảm biến. Trường hợp cảm biến không có tuỳ chọn seal chống rỏ rỉ thì sao ?
Các loại seal chống rò rỉ này rất phổ biến với các tên gọi như : ron, seal, vòng đệm, oring … cùng một chức năng chống rò rỉ áp suất giữa các khớp nối bằng ren với nhau.
Việc của bạn là tìm nơi cung cấp các loại seal này để sử dụng cho cảm biến vừa gọn vừa đẹp và lại đúng kỹ thuật.
Khắc phục cảm biến áp suất bị thủng
Tôi chắc hẳn rằng không ít lần các bạn bị trường hợp cảm biến áp suất bị thủng mà không biết lý do tại sao. Cảm biến áp suất dỏm ư ?
Không đâu nhé. Dù bạn sử dụng cảm biến áp suất của hãng nào đi nữa thì vẫn sẽ thủng như thường. Tất nhiên những cảm biến cao cấp sẽ có khả năng chịu quá áp rất cao nên sẽ không bị thủng. Chúng ta cùng xem lý do và cách khắc phụ cảm biến áp suất bị thủng như thế nào nhé.
Lắp cảm biến trực tiếp vào đường ống nước
Nghe thì có vẻ quá bình thường bởi vì tất cả các cảm biến áp suất đều đang lắp như thế và không có vấn đề gì ? Đó là bạn chưa gặp thôi chứ không phải không có.
Khi lắp cảm biến áp suất trực tiếp vào đường ống thì khi áp khoá van đột ngột áp suất sẽ tăng đột biến gấp nhiều lần so với áp suất trong đường ống. Điều này dẩn tới vỡ màn của cảm biến hoặc thủng cảm biến.
Sử dụng Manifold hoặc van chặn để lắp cảm biến áp suất
Sử dụng manifold để lắp đặt và bảo vệ cảm biến áp suất được sử dụng từ lâu trong các hệ thống tiêu chuẩn. Do chi phí đắc đỏ nên các nhà máy dần khai tử manifold thay bằng các van chặn hoặc bỏ luôn van chặn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của cảm biến áp suất khi sử dụng.
Cách lắp cảm biến áp suất với manifold như sau :
- Khoá van không cho áp suất vào cảm biến áp suất
- Mở van xả cho áp suất thoát hoàn toàn ra bên ngoài không khí
- Lắp cảm biến áp suất vào manifold
- Đóng van xả áp
- Từ từ mở van áp suất cho áp suất vào cảm biến
- Lắp phần điện để truyền tín hiệu về trung tâm.
Với cách lắp đặt trên sẽ giảm thiểu hư hại khi áp suất đột ngột tác động trực tiếp lên màng của cảm biến áp suất.
Cảm biến áp suất bị vỡ – đánh thủng
Mặc dù trường hợp cảm biến áp suất bị phá vỡ lớp màng bằng 316L hoặc Ceramics là rất hiếm nhưng không phải là không có. Trường hợp này xảy ra khi chúng ta đột ngột đóng van làm cho áp suất bị dội. Áp suất sẽ tăng lên gấp nhiều lần kết hợp với áp suất có sẵn trong đường ống làm cho quá áp.
Lúc này cảm biến áp suất sẽ bị thủng lớp màng ceramics & nước có thể bị bắn ra bên ngoài ngay vị trí kết nối tín hiệu ngõ ra. Thật nguy hiểm nếu như dẩn tới chập mạch & có thể gây hư hỏng các thiết bị khác như PLC, Scadar, controller…
Snubber được xem là một cứu cánh cho cảm biến áp suất trong trường hợp bị dội áp. Chức năng của subber là không cho một áp suất quá lớn đi qua nó. Điều này giúp bảo vệ sự cảm biến áp suất khi áp suất tăng đột ngột. Giá thành của snubber không quá cao nhưng lại ít được chú trọng khi lắp đặt cảm biến áp suất hay đồng hồ đo áp suất.
Tôi hy vọng rằng với bài viết chia sẻ cách lắp đặt cảm biến áp suất sẽ mang tới thông tin hữu ích cho mọi người. Nếu thấy hữu ích hãy comment bên dưới. Đó là động lực để tôi biết rằng chia sẻ của tôi giúp ích cho cộng đồng.
Chịu trách nhiệm nội dung :
Kỹ Sư Cơ Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà
Mobile : 0937.27.55.66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN