Trong quá trình học về điện, chúng ta có khá nhiều thắc mắc về “dòng điện xoay chiều”. Nhưng ít khi tìm được câu trả lời thoả đáng. Nhân tiện, trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại những câu hỏi hay về dòng điện xoay chiều mà chúng ta thường gặp nhất mà chưa có được câu trả lời.

Cùng xem nhé!

Dòng điện xoay chiều là gì?

Theo như định nghĩa chúng ta đã được học trong bộ môn vật lý ở thời cấp 2. Thì chúng ta có thể hiểu dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.

Dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

Trong sách vật lý thời cấp 2, chúng ta cũng đã được học cách để tạo ra dòng điện xoay chiều. Vậy, dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu.

Máy phát dòng điện xoay chiều
Máy phát dòng điện xoay chiều

Tác dụng của dòng điện xoay chiều

Một số tác dụng chính của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta có thể thấy như:

  • Tác dụng phát sáng: Dùng dòng điện để làm các loại đèn như: bút thử điện, đèn dây tóc,…
  • Tác dụng từ: Tạo ra từ trường chế tạo nam châm điện, loa điện, cần cẩu điện…
  • Tác dụng nhiệt: Dùng làm nóng kim loại, chế tạo mỏ hàn, bàn ùi, nồi cơm điện, bình đun nước…
  • Tác dụng sinh lý: Ứng dụng trong việc thăm khám và điều trị bệnh từ tác dụng giật của dòng điện như: châm cứu, kích tim…
Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Tác dụng của dòng điện xoay chiều

Ký hiệu dòng điện xoay chiều?

Dòng điện xoay chiều có ký hiệu là  “~ ”, hoặc là “AC”. Chúng ta thường thấy các ký hiệu này trên các mạch điện xoay chiều, các sơ đồ điện xoay chiều trong bộ môn vật lý mà chúng ta đã học, hay phổ biến hơn là trên các thiết bị điện dân dụng trong nhà của chúng ta.

Dòng điện xoay chiều 1 pha?

Dòng điện xoay chiều 1 pha là dòng điện trong mạch điện xoay chiều có hai dây nối với nguồn điện, hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi nhiều lần mỗi giây tùy theo tần số của nguồn điện trong mạch.

Dòng điện xoay chiều 1 pha
Dòng điện xoay chiều 1 pha

Điện 220V cung cấp cho mỗi hộ gia đình sử dụng là điện xoay chiều 1 pha và có 2 dây: dây nóng và dây nguội.

Dòng điện xoay chiều 1 pha được sử dụng cho đời sống hằng ngày, với các thiết bị điện có công suất nhỏ, ít hao phí điện năng như: tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, bóng đèn,…

Dòng điện xoay chiều 3 pha?

Dòng điện xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch điện xoay chiều có 3 dây pha và một dây trung tính. Trong đó, 3 pha này sẽ lệch nhau góc phi nhưng lại cùng tần số và biên độ.

Dòng điện xoay chiều 3 pha
Dòng điện xoay chiều 3 pha

Điện 3 pha được sử dụng cho các ứng dụng về truyền tải điện, dùng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp… để giải quyết vấn đề hao tổn điện năng khi sử dụng các motor có công suất lớn.

Đo dòng điện xoay chiều bằng những thiết bị nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị có thể đo được dòng điện xoay chiều, nhưng phổ biến nhất vẫn là các bộ ampe kìm của dân điện.

Đồng hồ đo dòng điện xoay chiều 3 pha Seneca
Đồng hồ đo dòng điện xoay chiều 3 pha Seneca

Ngoài ra, trong hệ thống điện thông minh, hay trong các nhà máy, xí nghiệp. Các phòng kỹ thuật điều khiển cần giám sát được các thông số điện như: tần số, điện áp, dòng điện, công suất tiêu thụ, công suất phản kháng,… để đảm bảo nguồn điện ổn định, chất lượng cung cấp cho các dây chuyền sản xuất hoạt động. Để làm được điều này, họ cần sử dụng đến các thiết bị như bộ đo đếm điện năng thông minh, đồng hồ đo điện đa năng,…lắp trên các hệ thống nguồn vào của điện.

 

Tần số của dòng điện xoay chiều ở Việt Nam?

Tần số dòng điện xoay chiều ở Việt Nam là 50Hz. Và thường có điện áp phổ biến như 220V, hay 380V.

Ứng dụng của dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều hiện nay được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày, cũng như trong sản xuất công nghiệp.

Có chút khác biệt về pha khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong 2 môi trường trên.

Với đời sống thường ngày thì chỉ sử dụng dòng điện xoay chiều 1 pha, thường có điện áp khoảng 220V/50Hz. Dùng để cấp nguồn cho các thiết bị điện trong gia đình chúng ta như: Đèn chiếu sáng, tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt….nói chung là các thiết bị sử dụng điện trong gia đình đều dùng đến nguồn 220V/50Hz làm nguồn cấp để hoạt động.

Với môi trường công nghiệp thì sử dụng dòng điện xoay chiều 3 pha, thường có điện áp 380V. Dùng để chạy các dây chuyền sản xuất, các motor công suất cao, các lò nung, … Nhưng phổ biến hơn hết đó chính là dùng dòng điện xoay chiều 3 pha để truyền tải điện.

So sánh dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều

Về cơ bản giữa dòng AC và dòng DC có một vài điểm khác biệt mà chúng ta đã biết ở kiến thức dòng điện xoay chiều lớp 9 hay dòng điện xoay chiều lớp 12, như:

So sánh dòng điện xoay chiều và 1 chiều
So sánh dòng điện xoay chiều và 1 chiều
  • Nguồn cấp
    • Với nguồn sản sinh ra dòng điện xoay chiều AC là máy phát điện…
    • Nguồn sản sinh ra dòng điện một chiều DC là acquy, pin…
  • Chiều dòng điện
    • Dòng điện xoay chiều có thể đổi hướng liên tục theo tần số
    • Dòng điện một chiều chạy theo 1 hướng cố định và không thay đổi theo thời gian, tần số

Cụ thể:

  • Dòng điện xoay chiều được sản xuất bởi các máy phát điện xoay chiều, có khả năng truyền tải điện đi rất xa, với công suất nguồn suy hao rất thấp. Ngược lại, điện một chiều được sản xuất từ pin, ắc quy, năng lượng mặt trời,… nên không thể truyền tải xa vì suy giảm năng lượng nhanh, truyền càng xa, năng lượng điện càng thấp.
  • Dòng điện xoay chiều có tần số là 50Hz ở Việt Nam hoặc 60Hz ở Mỹ. Có phương hướng có thể đổi chiều. Dòng điện một chiều có tần số bằng 0 và chỉ có thể chảy theo một hướng nhất định.
  • Trong các bản vẽ mạch điện, dạng sóng biểu thị dòng điện một chiều là một đường thẳng. Trong khi đó,
  • Dòng điện xoay chiều có dạng hình sin, hình tam giác, hình vuông,…Dòng điện một chiều có dạng đường thẳng.

Tại sao dòng điện xoay chiều là đại lượng vectơ, dòng điện một chiều là đại lượng vô hướng?

Ta có thể hiểu như sau:

  • AC (dòng điện xoay chiều) là đại lượng vectơ vì nó biểu thị hoặc có độ lớn và có dấu (+ hoặc -). Dấu cho biết hướng của dòng chảy trong mạch điện.
  • DC (dòng điện một chiều) là đại lượng vô hướng vì nó chỉ biểu thị một giá trị duy nhất và chỉ chảy theo một hướng không đổi.

Tại sao dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều?

Khi nói đến dòng điện, tất nhiên là sẽ có nguy hiểm. Nhưng, mức độ nguy hiểm còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: cường độ của dòng điện; điện áp qua người, điện trở người, thời gian tiếp xúc,…

Theo đó, chúng ta cũng đã được học trong bộ môn vật lý về an toàn điện như:

  • Dòng điện có cường độ từ 10mA trở lên thì thực sự nguy hiểm cho con người; khi tiếp xúc với điện áp xoay chiều.

Biện pháp phòng tránh tai nạn điện

Khi làm việc với dòng điện xoay chiều, các bạn cần lưu ý mang đồ bảo hộ lao động; ít nhất là phải có giày hoặc dép để cách điện giữa cơ thể với đất. Và khi sửa điện cần phải cúp nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Trang bị an toàn khi tiếp xúc dòng điện xoay chiều
Trang bị an toàn khi tiếp xúc dòng điện xoay chiều

Trên đây là những câu hỏi tường gặp nhất khi nói đến dòng điện xoay chiều. Hy vọng qua bài tổng hợp này, sẽ giúp ích cho các bạn đang học về điện nói chung; và học về dòng điện xoay chiều nói riêng.

Huphaco rất mong nhận được những phản hồi và đóng góp của các bạn. Giúp bài viết ngày một hoàn thiện hơn và chất lượng hơn đến với bạn đọc.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status