Cảm biến đo mức có nhiều loại, nhiều hãng. Vì thế, không thể áp dụng cách lắp đặt con cảm biến này sang con cảm biến khác được. Trong bài viết hôm nay “cách lắp đặt cảm biến đo mức sao cho đúng” mình sẽ hướng dẫn các bạn về dòng DLS-35 rất phổ biến hiện nay.

Bắt đầu thôi nào!

Cảm biến đo mức điện dung DLS-35

Cảm biến đo mức điện dung DLS-35 thuộc dòng cảm biến báo đầy báo cạn của hãng Dinel. Chúng được thiết kế để phát hiện mức giới hạn của chất lỏng và chất rắn bên trong bồn chứa, silo hay đường ống.
Ưu điểm của DLS-35 là có nhiều cách để lắp đặt lên bồn chứa hay silo. Vì chúng có tuỳ chọn độ dài và đặc tính vật liệu khác nhau cho mỗi trường hợp.

Cảm biến đo mức điện dung DLS-35
Cảm biến đo mức điện dung DLS-35

Vậy chúng được lắp đặt cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Lắp đặt cảm biến đo mức điện dung dòng DLS-35

Cách lắp đặt cảm biến đo mức điện dung sao cho đúng?

Có khá nhiều cách lắp đặt trong nhiều trường hợp. Vì thế, các bạn cần lưu ý để lắp đặt làm sao cho đúng kỹ thuật nhé. Vì lắp sai cảm biến sẽ không hoạt động chính xác, phép đo không đúng đâu nè!

Sau đây, mình trình bày một vài cách lắp và chỉ ra chỗ nào đúng, và không đúng cho các bạn tham khảo thêm.

Lắp vách trên của bồn chứa

Chúng ta có thể lắp đặt theo chiều đứng của cảm biến. Nhưng cần chú ý về độ dài của cảm biến. Công thức và cách lắp được chỉ ra như hình vẽ dưới.

Lắp cảm biến theo hướng thẳng đứng
Lắp cảm biến theo hướng thẳng đứng

Trong trường hợp lắp đặt thẳng đứng để cảm nhận mức chất lỏng (dẫn điện và không dẫn điện) không xác định trong bể chứa, thì nên uốn điện cực thành một góc vuông. Điều này sẽ làm tăng độ nhạy cục bộ và độ chính xác của cảm biến mức tại điểm uốn cong.

Khi điều kiện thời tiết (gió, mưa) ảnh hưởng đến điện cực (bể chứa hở), lời khuyên cho bạn là nên sử dụng loại có điện cực cách điện (DLS-35_-21,22,25,31)

Uốn điện cực để tăng độ nhạy
Uốn điện cực để tăng độ nhạy

Nếu lắp vào bồn có hình dạng như bên dưới, thì lời khuyên là nên lắp cảm biến ngay tâm của đường kính bồn. Và chiều dài cảm biến được tính tương ứng với công thức trong hình.

Tính toán chiều dài đầu dò
Tính toán chiều dài đầu dò

Trong trường hợp lắp đặt thẳng đứng, có thể thay đổi vị trí của mức tối thiểu và tối đa bằng cách cài đặt lại cảm biến. Khi có sự thay đổi trong môi trường đo, cần phải thực hiện cài đặt giới hạn mới.

Cài đặt mức giới hạn
Cài đặt mức giới hạn

Trong trường hợp lắp thẳng đứng, đặc biệt là trên các bể hiện có, cần chọn chiều dài ống càng ngắn càng tốt để tránh đọng hơi, hoặc lắng cặn tạp chất. Một tình huống tương tự xảy ra khi điện cực cảm biến đi qua trần bê tông của silo. Đường kính lỗ tối thiểu phải là 50 mm (dựa trên độ dày của trần).

Tính toán chiều dài cổ bồn chứa
Tính toán chiều dài cổ bồn chứa

Lắp vách bên của bồn

Trong trường hợp gắn bên vách bồn. Cần tránh các ống lắp dài, nơi môi trường cảm biến có thể tích tụ (hình bên phải). Lời khuyên cho bạn là nên lắp cảm biến sao cho toàn bộ điện cực cảm biến và vật liệu cách nhiệt nằm bên trong bể chứa (bên trái)

Lắp vách bên bồn chứa
Lắp vách bên bồn chứa

Lưu ý, khi gắn ở vách bên. Cần tránh chỗ có vòi chảy nguyên liệu vào bồn.

Khi lắp cần tránh chỗ vòi chảy
Khi lắp cần tránh chỗ vòi chảy
  • Nên có mái che bảo vệ để ngăn ngừa hư hỏng cơ học của điện cực cảm biến khi chuyển động thẳng đứng của vật liệu có thể làm hỏng điện cực cảm biến (vật liệu mài mòn, vật liệu rắn rời tạo thành khối, hạt, mảnh…)
Lắp đặt cho nhiên liệu dạng hạt
Lắp đặt cho nhiên liệu dạng hạt

Lắp vách nghiêng silo

Trong trường hợp lắp ở vách nghiêng, cần phải loại bỏ các ống lắp, để làm giảm sự lắng đọng. Ví dụ về cách lắp sai được hiển thị trong hình dưới bên trái.

Việc gắn trên tấm vách phụ như hình giữa là cách lắp đúng. Trong một số trường hợp, biến thể được cho phép như trong hình bên phải. Nhưng điều này chỉ được khuyến nghị để đo vật liệu rắn dạng khối bằng cảm biến loại DLS – 35– 10, không làm hỏng điện cực về mặt cơ học và nguyên liệu không tạo thành các khối riêng biệt.

Lắp vách nghiêng silo
Lắp vách nghiêng silo

Lắp vào đường ống

Trong trường hợp lắp vào đường ống, cần phải có khoảng cách tối thiểu đến các vách bên trong tính từ điện cực phải ở mức 5 mm. Trong một số trường hợp (chất lỏng dính, chất lỏng có hằng số điện môi thấp), tốt hơn là nên gắn cảm biến vào chỗ uốn ống.

Lắp DLS-35 vào đường ống
Lắp DLS-35 vào đường ống

Cách đấu dây cảm biến đo mức điện dung DLS-35

Sơ đồ chân của cảm biến DLS-35 được minh hoạ bằng hình vẽ bên dưới. Kèm theo đó là các chú thích cho sơ đồ chân.

Sơ đồ chân của DLS-35
Sơ đồ chân của DLS-35

Bên trong connector có 4 chân pin như hình, được đánh số 1, 2, 3, 4. Trong đó có các quy ước.

  • Chân U+ màu nâu là chân số 1
  • Chân 0V màu xanh là chân số 3
  • Chân tín hiệu output màu đen là chân số 4

Có một vài cách đấu dây cho cảm biến đo mức điện dung DLS-35 mà chúng ta có thể tham khảo như sau:

  • Kết nối cảm biến với tín hiệu output chuẩn NAMUR. Với tín hiệu chuẩn này, chúng ta sẽ sử dụng 2 dây, đấu lần lượt vào chân 1 (dây nâu) với nguồn (+). Và chân 3 (dây xanh) với nguồn 0V.
Đấu dây dạng namur
Đấu dây dạng namur
  • Kết nối cảm biến với tín hiệu ngõ ra dạng NPN. Quan sát hình minh hoạ, chúng ta thấy việc đấu nối cần tuân thủ đúng như nhà sản xuất yêu cầu.
  • Với BN là dây nâu, BU là dây xanh và BK là dây đen.
Đấu dây dạng NPN
Đấu dây dạng NPN

Tương tự cho đầu ra PNP.

Đấu dây dạng PNP
Đấu dây dạng PNP

Trong cả 2 trường hợp đầu ra NPN và PNP chỉ tương thích với tải trở hoặc tải cảm.

Trong trường hợp xung quanh có nhiễu điện từ mạnh. Và cáp kết nối dài đến khoảng 30m thì nên sử dụng loại cáp có vỏ bọc chống nhiễu.

Tính năng và trạng thái của hiển thị trên cảm biến đo mức DLS-35

Trên dòng cảm biến đo mức điện dung DLS-35 này. Chúng ta sẽ có 2 trạng thái led sáng khác màu tương ứng với một số tính năng cụ thể như sau:

Các phím cài đặt trên DLS-35
Các phím cài đặt trên DLS-35

Khi ở trạng thái RUN thì màu led là màu xanh lá. Và một vài tính năng biểu thị tiếp theo theo hoạt động của led như:

  • Nhấp nháy xanh lá: chức năng đo đang hoạt động và phát hiện mức nước
  • Led tắt: lắp đặt chưa đúng, hoặc có trục trặc
  • Led nhấp nháy giữa màu xanh lá và màu cam: lỗi cài đặt (cảm biến không nhận ra trạng thái mở và đóng)

Khi ở trạng thái STATE, led biểu thị màu cam. Nghĩa là trong trạng thái cài đặt, có 4 trường hợp xảy ra:

  • Led sáng: cảm biến đã đóng
  • Led tắt: cảm biến mở
  • Nhấp nháy 3 lần ngắn: cài đặt đã xác thực
  • Led xanh và cam sáng đồng thời: chấp nhận cài đặt qua bút từ. Cài đặt được xác nhận.
Trạng thái tín hiệu
Trạng thái tín hiệu

Nhìn hình minh hoạ, các bạn để ý khi thiết lập mức thấp và mức cao thì nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi đó trạng thái output sẽ xuất tín hiệu như hình trên.

Ứng dụng cảm biến đo mức DLS-35

Dòng cảm biến đo mức điện dung DLS-35 với ưu điểm là có nhiều tuỳ chọn chiều dài điện cực, cho nên chúng được dùng trong nhiều ngành sản xuất như:

  • Đo mức tại bồn cấp phát nhiên liệu
  • Đo mức báo đầy báo cạn trong các silo nước sạch
  • Dùng trong thực phẩm
  • Trong môi trường hoá mỹ phẩm…

Các bạn có ai đang dùng dòng DLS-35 này không? Hãy bình luận chia sẻ ý kiến về bài viết này nhé!

Rất mong nhận được phản hồi và chia sẻ của các bạn! Cảm ơn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status