Cảm biến áp suất là một trong những thiết bị dùng để đo lường trong các hệ thống công nghiệp. Áp suất vốn là đặc tính vật lý của môi trường. Đặc tính này có thể là một tham số phụ hoặc chính trong hệ thống. Do đó sẽ sinh ra những yêu cầu để theo dõi giá trị áp suất của môi trường làm việc.
Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn sản phẩm cảm biến áp suất SR1E005A00. Với khoảng đo từ 0 đến 16 bar và ngõ ra là định dạng analog 4 – 20mA. Tôi tin chắc đây sẽ là sản phẩm phù hợp với xu hướng hiện nay.
Tóm Tắt Nội Dung
Thông số kỹ thuật cảm biến áp suất SR1E005A00.
Hẳn rằng khi chọn mua, bạn sẽ phải cân nhắc về nhiều giá trị khác nhau của một sản phẩm. Vì thế, tôi xin cung cấp cho các bạn các thông số SR1E005A00 nhằm đưa đến cái nhìn trực quan nhất của sản phẩm như sau:
SR1E005A00, sản phẩm từ Georgin – Pháp.
Georgin, hẳn bạn đã không còn lạ gì với thương hiệu từ Pháp này. Với tuổi thọ lâu đời kèm với sự phát triển bền chắc của mình, Georgin vốn là một “ông lớn” trên thị trường thiết bị đo đạc. Bởi sự uy tín và sự chất lượng trong từng thiết bị, các sản phẩm của họ có mặt ở nhiều quốc gia cũng như nhiều hệ thống. Và hôm nay, sản phẩm SR1E005A00 mà chúng tôi giới thiệu cũng thế.
Thông số của cảm biến áp suất SR1E005A00.
Nếu gọi đây chỉ đơn thuần là cảm biến áp suất, tôi nghĩ sẽ chưa chính xác mấy. Bởi vì với sản phẩm này, chúng không chỉ đơn thuần là “cảm” mà còn biến đổi tín hiệu đo được thành tín hiệu analog. Kế đó đi vào thông số của sản phẩm SR1E005A00 ta có:
- Nhà sản xuất: Georgin – Pháp.
- Khoảng đo: 0 – 16 bar.
- Áp suất tối đa có thể chịu được: 32 bar.
- Nhiệt độ hoạt động: -25 đến 85℃.
- Tín hiệu đầu ra: 4 – 20mA.
- Nguồn cấp: 8 – 30VDC.
- Số dây: 2 dây.
- Kết nối: Theo tiêu chuẩn DIN 43650/ ISO4400.
- Thời gian phản hồi: <4ms.
- Ren kết nối: 1/2” GM – BSPM.
Khoảng đo 0 – 16 bar sang MPa bằng bao nhiêu?
Tôi biết rằng một số bạn sẽ không sử dụng bar như đơn vị đo áp suất thông dụng. Vì chúng tôi xin phép được chuyển đổi khoảng đo của cảm biến áp suất sang các đơn vị khác như sau:
- Sang atm: Khoảng đo cảm biến áp suất từ 0 – 15,790 7723 atm.
- Sang Pa: Khoảng đo cảm biến áp suất từ 0 – 1 600 000 Pa.
- Sang kPa: Khoảng đo cảm biến áp suất từ 0 – 1600 kPa
- Sang Mpa: Khoảng đo cảm biến áp suất từ 0 – 1,6 Mpa.
- Sang psi: Khoảng đo cảm biến áp suất từ 0 – 232,060 38 psi.
Cấu tạo cảm biến áp suất SR1E005A00.
Cảm biến áp suất SR1E005A0 được cấu tạo từ những bộ phận chính sau:
- Đầu dò cảm biến áp suất: Đây là bộ phận tiếp nhận áp suất của môi trường cần đo.
- Ren kết nối: Là phần dùng để cố định cảm biến với môi trường đo đạc.
- Thiết bị cảm biến và chuyển đổi tín hiệu: Là phần để cảm ứng áp suất thông qua đầu dò. Không chỉ dừng lại ở đó nó còn phụ trách việc cho ra dòng điện ở ngõ ra.
- Bộ đấu nối đầu cuối: Các dây điện dùng để kết nối, cấp nguồn và thu nhận tín hiệu analog sẽ được kết nối ở đây.
- Vỏ bọc bảo vệ: Được làm từ kim loại, nhằm bảo vệ các bộ phận quan trọng của cảm biến khỏi môi trường bên ngoài.
- Vỏ bọc bảo vệ đầu đấu nối: Được làm từ cao su, nhằm che chắn, bảo vệ các đầu đấu nối, dây đấu nối.
Hướng dẫn sử dụng cảm biến áp suất SR1E005A00.
Để hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất trong quá trình sử dụng thiết bị. Chúng tôi xin tổng hợp lại những thông tin hữu dụng nhằm phục vụ quá trình đó. Các thông tin ấy là những nội dung chính như cách đấu nối, lắp đặt, kết nối, tỉ lệ ngõ ra và cách sử dụng tín hiệu.
Đấu nối cho cảm biến áp suất SR1E005A00.
Để thực hiện đấu nối cho cảm biến áp suất, các bạn hãy tiến hành thực hiện những bước sau:
Bước 1: Dùng tua vít, tháo rời ốc kết nối trên đầu của thiết bị.
Bước 2: Tháo phần vỏ cao su bảo vệ của cảm biến.
Bước 3: Các bạn hãy xác định các chân của cảm biến. Chân 1 là chân UB, nơi bạn đặt đầu dương vào. Chân 2 là chân OV sẽ đấu với chân AI+ của thiết bị nhận analog.
Bước 4: Hãy kết nối các dây dẫn của bạn với các chân đó.
Bước 5: Ta kết nối lại phần vỏ bảo vệ cho thiết bị.
Lắp đặt cảm biến áp suất như thế nào?
Công việc lắp đặt thiết bị chỉ mang một mục đích duy nhất. Đó chính là cố định, từ đó giữ cho thiết bị hoạt động ổn định, bảo quản thiết bị tốt hơn. Nhưng có một điều bạn cần lưu ý đó chính là bước ren của thiết bị là 1/2” GM – BSPM. Đây không phải là bước ren thuộc tiêu chuẩn hệ mét. Chính vì thế bạn không thể lắp đặt chúng cho các lỗ ren khác hệ tiêu chuẩn. Chúng tôi xin được quy đổi kích thước ren của thiết bị như sau:
- Kích thước danh nghĩa: ½”.
- Đường kính ngoài (mm) – d=D: 20,955.
- Bước ren (mm) – p: 1.814.
- Đường vòng chia (mm) – d2=D2: 19,793.
- Đường kính trong (mm) – d3: 18,631.
- Chiều cao ren (mm) – H1: 1,162.
Còn đối với nơi và vị trí lắp đặt cảm biến. Bạn hãy
Kết nối cho cảm biến áp suất SR1E005A00.
Trước hết, đây chính là cảm biến 2 dây. Thông thường ở loại cảm biến này, hình thức cấp nguồn cho nó chính là “loop powered”. Điều này đồng nghĩa với tín hiệu đầu ra của cảm biến là “passive analog” và cần một “active module” để nhận tín hiệu.
Các thiết bị cảm biến chỉ sử dụng 2 dây có chung một đặc điểm đó chính là vòng nguồn cấp cho thiết bị cũng là vòng ra của analog. Rằng thiết bị hoạt động như một biến trở, tôi xin nhắc lại là như một biến trở thôi. Dòng điện sẽ được thay đổi giá trị tương ứng với giá trị đo được.
Thế ta phải kết nối như thế nào để nhận được giá trị dòng điện analog như nào chính xác nhất? Tôi xin hướng dẫn cho các bạn hai cách sau:
Cách 1: Đối với thiết bị thu tín hiệu analog có chức năng nhận dòng passive:
Đối với các bộ này thì mọi thứ rất đơn giản. Chúng có tích hợp sẵn 1 chân V+ với giá trị điện áp tích hợp cho các cảm biến 2 dây. Bạn chỉ cần nối dây đó vào chân 1 của cảm biến và nối chân 2 của cảm biến với chân đọc analog của cảm biến. Bạn có thể thực hiện đấu nối như sau:
Cách 2: Đối với thiết bị thu tín hiệu analog không có chức năng nhận dòng passive:
Lúc này, ta cần cấp một nguồn ngoài cho thiết bị. Nguồn này phải có giá trị điện áp từ 8 đến 30V và là dòng điện 1 chiều. Ta đấu nối chân V+ của nguồn vào chân 1 của cảm biến. Kế đó là chân 2 của cảm biến vào chân AI+ của thiết bị thu tín hiệu. Còn chân AI- của thiết bị, bạn hãy đấu nó vào chân 0V của bộ nguồn. Sơ đồ đấu nối ta thực hiện như sau:
Phương pháp đối với những thiết bị analog đọc giá trị điện áp.
Trong giao tiếp analog chúng ta không chỉ có mỗi định dạng analog dòng điện. Ta còn có định dạng điện áp nữa. Thế thì nếu thiết bị nhận analog chỉ có thể đọc được tín hiệu điện áp thì giải pháp là gì? Đó là sử dụng một bộ chuyển đổi tín hiệu!
Chức năng của nó đã được nêu ra ở chính tên gọi của mình. Thiết bị này sẽ chuyển đổi tín hiệu analog định dạng này thành định dạng khác. Ví dụ từ khoảng dòng điện 4-20mA sang 0-10V hoặc bất kỳ định dạng nào.
Không những thế, các bộ chuyển đổi tín hiệu hiện nay còn có khả năng đọc các cảm biến như RTD, can nhiệt, điện trở, chiết áp,…. Đây là một phương pháp rất hay và thiết thực mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn.
Tỉ lệ giữa giá trị áp suất đo được và analog đầu ra.
Mối liên hệ giữa hai giá trị này là một hàm tuyến tính. Điều này có nghĩa rằng sự tương quan của chúng là một đường thẳng. Ta có điểm bắt đầu của đường thẳng này chính là giá trị nhỏ nhất của tín hiệu analog. Và giao điểm giá trị cuối là giới hạn khoảng đo và giá trị tối đa của tín hiệu analog. Ta có đường đặc tính như sau:
Điều đó có nghĩa rằng, khi giá trị analog là 4mA, cảm biến đang đo được giá trị áp suất là 0bar. Hoặc khi giá trị lần lượt là 8mA, 12mA, 16mA, 20mA thì áp suất lần lượt là 4bar, 8bar, 12bar và 16bar.
Sử dụng tín hiệu analog của cảm biến áp suất như thế nào?
Ta có nhiều cách để thao tác với giá trị áp suất đo được. Chúng tôi xin đưa ra một số ứng dụng sau:
Sử dụng cảm biến áp suất để điều khiển hệ thống:
Ví dụ ở một bồn chứa khí cần đo áp suất và giữ cho áp suất đó hoạt động ổn định. Không cao quá cũng không thấp quá. Ta có thể thực hiện như sau:
Đầu tiên ta cần phải có một bộ điều khiển, chúng thường là PLC (Programable Logic Computer). Tùy vào loại PLC mà chúng có định dạng ngôn ngữ, kiểu cách lập trình khác nhau. Nhưng quy chung về phương thức thì đều giống nhau cả.
Khi nhận tín hiệu analog từ cảm biến, các bộ điều khiển sẽ cần một hàm so sánh. Hàm đó sẽ thực hiện so sánh giá trị của cảm biến với điều kiện. Ví dụ nếu như mức áp suất dưới 1 bar thì sẽ cho bơm chạy còn nếu trên 1,5 bar thì sẽ ngưng bơm chẳng hạn.
Hiển thị giá trị áp suất trực tiếp:
Để hiển thị giá trị áp suất trực tiếp, bạn cần có một bộ hiển thị chấp nhận đầu vào là dòng điện 4-20mA. Chúng tôi sẽ ví dụ với bộ hiển thị STR551. Không những hoạt động như một bộ chuyển đổi tín hiệu mà nó còn có thể truyền thông Modbus RTU RS485 nữa . Bạn có thể thực hiện đấu nối chúng như sau:
Nhưng sau đó, bạn sẽ cần một số bước để cài đặt giá trị cho bộ hiển thị này. Để tìm hiểu thêm về các bộ hiển thị, mời bạn nhấn vào đây.
Và như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cảm biến áp suất với khoảng đo từ 0 đến 16 bar. Qua bài viết, tôi mong rằng bạn đã nắm được các thông số cũng như cách hoạt động của cảm biến áp suất này. Và đừng quên, nếu có bất cứ thắc mắc gì cũng như cần tư vấn, hãy liên lạc với chúng tôi bạn nhé. Hẹn gặp mọi người ở bài viết sau ♥♥♥♥♥♥♥♥.