Hẳn đối với các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thì cảm biến nhiệt độ đã không còn xa lạ gì nữa. Một sản phẩm sở hữu một chất lượng tốt về độ chính xác, độ bền cũng như đặc tính làm việc luôn là điều mà chúng ta nhắm tới. Bên cạnh đó, để chọn ra một sản phẩm thích hợp, hẳn bạn rất quan tâm đến những thông số và luôn coi trọng mẫu mã cũng như nhà sản xuất phải không nào?
Vì thế, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu với bạn một sản phẩm thuộc mẫu S1VF đến từ nhà sản xuất Georgin của Pháp. Đó chính là sản phẩm S1VFNA03BMB1601500AB với kích thước đầu dò dài 150mm và đường kính là ϕ6.
Sơ bộ về dòng cảm biến nhiệt độ S1VF:
Nhưng trước khi đi vào những chữ cái lạnh nhạt, những con số khô khan. Tôi nghĩ ta nên đi qua về nguồn gốc của sản phẩm, xuất sứ cũng như mã S1VF phải không nào?
Georgin – thương hiệu đến từ Pháp.
Vốn là một đất nước nên thơ, chữ tình với sự lãng mạng trong cả ngôn ngữ, phong cảnh và ẩm thực. Không những thế, đất nước Pháp xinh đẹp còn sở hữu một nền công nghệ tiên tiến. Georgin một thương hiệu lâu đời đã thành lập ở nơi đây bởi Marcel Georgin vào năm 1939. Như vậy, ta có thể thấy rằng, với hơn 75 năm phát triển của họ. Những mảng công nghệ mà họ đã phủ sóng phải nói đến đó là:
- Thiết bị đo lường.
- Thiết bị kiểm soát áp xuất/ nhiệt độ
- Công nghệ bảo vệ tín hiệu điện trong công nghiệp.
- Xây dựng tàu quân sự, đường sắt,….
- Công nghệ trong nghành điện.
- ….
Chúng tôi hãnh diện không ngơi và vui mừng không tả khi được trở thành một nhà phân phối sản phẩm của Georgin. Đưa những sản phẩm chất lượng của họ đến với tay người tiêu dùng Việt. Biến chúng trở thành một phần trong hệ thống của bạn. Và hôm nay là về cảm biến nhiệt độ S1VFNA03BMB1601500AB.
Thông số kỹ thuật của dòng cảm biến nhiệt độ S1VF:
Lưu ý: Đây là thông số kỹ thuật của dòng cảm biến nhiệt độ S1VF, không phải của mẫu S1VFNA03BMB1601500AB.
Đối với dòng cảm biến nhiệt độ S1VF như sau:
Khoảng nhiệt: | Đây là loại cảm biến RTD Pt100: Loại A theo tiêu chuẩn IEC751, dải nhiệt từ -200℃ đến +600℃ theo loại gia công: | |
Cáp teflon (PTFE): | – 50℃ đến +250℃. | |
Cáp sợi kính: | – 50℃ đến +400℃. | |
Dây dẫn niken cách điện: | – 200℃ đến +600℃. | |
Loại cặp nhiệt: | Đơn hoặc đôi: | T (Cu/CuNi), J(Fe/CuNi), K(NiCr/NiAl) |
Khoảng đo: | Tuân theo loại của cặp nhiệt. | |
Dung sai: | Tuân theo lớp 1 của DIN IEC 584.2. | |
Những loại khác có thể được yêu cầu. | ||
Chế tạo: | Loại đơn RTD100 1×3 dây hoặc đôi 2×3 dây (tiêu chuẩn). | |
Cặp nhiệt đơn hoặc đôi. | ||
Vật liệu vỏ bọc: | SS316 L1,4404. | |
Đường kính 6mm hoặc 8mm (tiêu chuẩn). | ||
Kích thước thông dụng (mm): | 50, 100, 150, 200, 250, 300. | |
Những loại khác có thể được yêu cầu. | ||
Kết nối: | Ren 1/2″ BSP hoặc NPT male under head (tiêu chuẩn). | |
Đầu kết nối: | Loại nhôm NA tráng epoxy (tiêu chuẩn). | |
Cáp điện kết nối với ống lắp cáp M200x1,5 IP68. | ||
-40 đến +200℃ (không có bộ chuyển đổi tín hiệu). | ||
Khối kết nối: | Khối đầu cuối theo kiểu bắt ốc với 3 hoặc 6 cực (tiêu chuẩn). | |
Hoặc thông qua bộ chuyển đổi (tùy chọn). | ||
Điện trở cách ly: | > 100Mohm điện áp 250V/ AmB.T° (RTD100). | |
1000 MW/ điện áp thử là 500 VDC (cặp nhiệt). | ||
Tốc độ phản hồi: | T0,5 = 3,5s / t0,9 = 8s. | |
Trong môi trường nước 0,4m/s dựa theo DIN EN 60751. | ||
Áp lực tối đa: | 40 bar (4 Mpa) ở nhiệt độ 20℃. | |
Tùy chọn: | Bộ chuyển đổi ngõ ra 4-20mA. |
RTD Pt100 là gì?
Đối với các bạn, cảm biến nhiệt độ công nghiệp phổ biến có lẽ là các cặp nhiệt và RTD. Và có một phân lớp phổ biến hơn hẳn các đối thủ khác trong 2 loại ấy. Đó chính là cảm biến nhiệt độ RTD Pt100. Mà chính mẫu S1VF cũng thuộc trong phân lớp này.
Khái niệm về cảm biến nhiệt độ RTD Pt100:
RTD – Resistance Temperature Detector: Là một loại cảm biến dùng để đo và giám sát nhiệt độ hoặt động bằng nguyên lý tăng điện trở. Kế đó các chữ cái và con số theo sau ám thị vật liệu cấu thành que đo cảm biến nhiệt độ và giá trị điện trở ở 0℃.
Với “Pt” cho ta biết được que đo cảm biến nhiệt độ có thành phần cấu tạo từ bạch kim. Điều này mang ý nghĩa rằng que đo cảm biến nhiệt độ có chất lượng rất cao. Bên cạnh đó “100” chỉ ra rằng ở nhiệt độ 0℃ thì cảm biến có giá trị điện trở là 100Ω.
Cấu tạo của RTD-Pt100 mẫu S1VF – Georgin:
Hầu hết tất cả các cảm biến RTD Pt100 đều có cấu tạo tương tự nhau. Một số chúng sẽ lược bỏ, thêm thắt vài phần để phù hợp với những yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, đây là cấu tạo phổ biến của loại cảm biến nhiệt độ RTD-Pt100 và đã được áp dụng và sản phẩm thuộc mẫu S1VF:
– Đầu dò cảm biến nhiệt độ (que đo): Ta có thể gọi đây là tri giác của cảm biến, khi chính nó là bộ phận sử dụng để đo lường nhiệt độ từ môi trường bên ngoài. Chính vì thế, chất lượng của que đo sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các kết quả về độ bền, độ nhạy, độ chính xác của cảm biến.
– Bộ đấu nối dây điện: Kết nối giữa que đo cảm biến nhiệt độ và đầu cuối của sản phẩm. Là nơi trung gian tạo ra sự liên kết giữa bộ phận ngoại vi với que đo cảm biến nhiệt độ. Các phần ngoại vi đó có thể là một thiết bị đo điện trở, màn hình hiển thị nhiệt độ, một bộ chuyển đổi nhiệt độ.
– Vỏ bảo vệ: Để chứa các dây tín hiệu hoặc bộ phận bổ sung, là một phần thiết yếu để bảo vệ cho cảm biến. Giúp nó khi hoạt động sẽ tránh được các rủi ro không cần thiết.
– Những bộ phận phụ: Lớp sứ cách nhiệt, bộ phận đấu nối cơ khí, chất làm đầy (bảo vệ khỏi rung lắc), ….
Nguyên lý hoạt động cảm biến RTD-Pt100 mẫu S1VF:
“Điện trở” hai từ đơn giản này giải thích gốc rễ nguyên lý hoạt động của cảm biến RTD-Pt100. Nói chi tiết thì khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, điện trở của cảm biến cũng thay đổi theo. Ở nhiệt độ 0℃ thì cảm biến nhiệt độ Pt100 sẽ có giá trị điện trở là 100Ω. Nếu nhiệt độ tăng, giá trị điện trở cũng sẽ tăng theo và ngược lại. Nhưng đây không phải là một hàm tuyến tính. Vì thế bạn có thể tham khảo giá trị nhiệt độ và điện trở tương ứng như sau:
Bạn có thể sử dụng bảng giá trị sau để đo điện trở trên cảm biến nhiệt và suy ra được giá trị nhiệt độ hiện tại. Tuy nhiên, thường thì ta sẽ không sử dụng phương pháp đó để đọc tín nhiệt độ từ cảm biến. Vì thế, bảng giá trị này thường được sử dụng để kiểm tra khả năng hoạt động của cảm biến thay vì tra nhiệt độ.
Phân loại cảm biến RTD-Pt100:
Thông thường thì trên thị trường ta sẽ gặp 3 loại cảm biến RTD chính. Chúng được phân loại theo số lượng dây, chúng là các loại: 2 dây, 3 dây và 4 dây. Về dung sai, cảm biến nhiệt độ RTD có độ chính xác tỉ lệ thuận với số dây. Nếu số dây càng nhiều sẽ khiến độ chính xác càng cao. Nhưng đổi lại, thì như một lẽ thường, giá thành đương nhiên sẽ tăng rồi.
Dựa vào giá thành và độ chính xác. Ta có thể thấy, đối với loại cảm biến nhiệt độ 2 dây có giá thành rẻ nhất. Nhưng trên thực tế ta lại ít sử dụng đến loại này. Tại sao ư? Đơn giản vì độ chính xác của nó không chỉ là thấp mà là rất thấp. Khi sử dụng sẽ cho ra các sai số rất lớn vì thế không thích hợp cho các hệ thống.
Còn đối với loại 4 dây thì có độ chính xác rất cao, nhưng giá thành lại quá đắt. Các công việc yêu cầu hiện nay thường không đòi hỏi độ chính xác cao đến thế. Do đó, loại này cũng rất hiếm khi được sử dụng.
Đó là lý do tại sao loại cảm biến nhiệt độ 3 dây lại được sử dụng nhiều nhất. Do sở hữu một độ chính xác và giá thành phù hợp cho nhiều ứng dụng, yêu cầu ở nền công nghiệp nước ta. Không những thế, các số liệu nghiên cứu doanh thu cũng đã chỉ ra rằng, đây là loại cảm biến nhiệt độ phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.
Thông số của cảm biến nhiệt độ S1VFNA03BMB1601500AB.
Thông số của sản phẩm luôn là điều mà ta quan tâm khi chọn lựa mua hàng. Vì thế, chúng tôi sẽ không dấu diếm, không dèm pha mà trình bày hết mọi thông tin về sản phẩm cảm biến nhiệt độ S1VFNA03BMB1601500AB như sau.
Giải thích ý nghĩa mã của dòng sản phẩm S1VF.
S1VF – [1] – [2] – [3] – [4] – [5] – [6] – [7] – [8] – [9] – [10] – [11] – [12] . Mã sản phẩm của dòng này được bắt đầu bằng chính tên dòng. Tiếp theo sau là 12 bộ kí tự hoặc chữ số đại diện cho:
[1] – 2 chữ cái: Thể hiện loại đầu kết nối ở đầu cuối, vật liệu cấu thành cũng như thuộc tiêu chuẩn nào.
[2] – 1 kí tự chữ/ số: Cho biết loại cảm biến thuộc RTD nào hoặc là cặp nhiệt loại nào.
[3] – 1 kí tự chữ/ số: Kiểu dây của cảm biến nhiệt độ.
[4] – 1 kí tự chữ/ số: Cấp chính xác/ loại phân lớp chính xác của sản phẩm.
[5] – 1 chữ cái: Khoảng nhiệt độ làm việc của sản phẩm.
[6] – 1 chữ cái: Chất liệu vỏ bọc của sản phẩm.
[7] – 1 con số: Loại ren kết nối của sản phẩm.
[8] – 2 con số: Đường kính của đầu dò cảm biến nhiệt độ.
[9] – 3 con số: Chiều dài của đầu dò cảm biến nhiệt độ.
[10] – 1 con số: Chiều dài cổ, mặc định là 0.
[11] – 1 kí tự chữ/ số: Kiểu kết nối đầu cuối của thiết bị.
[12] – 1 kí tự chữ/ số: Chất liệu cấu tạo block đầu cuối.
Thông số của cảm biến nhiệt độ S1VFNA03BMB1601500AB.
Từ những ký tự mã sản phẩm và bảng tra của nhà sản xuất. Chúng ta có được thông số của cảm biến nhiệt độ S1VFNA03BMB1601500AB như sau:
[1] – NA: Thể hiện loại đầu kết nối ở đầu cuối, vật liệu cấu thành cũng như thuộc tiêu chuẩn nào.
[2] – 0: Đây là loại cảm biến nhiệt độ Pt100/ RTD100.
[3] – 3: Số dây là 3 dây đơn.
[4] – B: Cấp chính xác/ loại phân lớp chính xác của sản phẩm là loại B.
[5] – M: Khoảng nhiệt độ là loại được yêu cầu với khoảng nhiệt làm việc từ -70℃ đến +600℃.
[6] – B: Chất liệu vỏ bọc được làm từ inox 316L.
[7] – 1: Loại ren kết nối là ½ GM Cyl.
[8] – 60: Đường kính của đầu dò là 6mm.
[9] – 150: Chiều dài của đầu dò là 150mm.
[10] – 0: Không có chiều dài cổ.
[11] – A: Ốc lắp M20 cho kết nối dây.
[12] – B: Được làm từ sứ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như nhận các dịch vụ hỗ trợ miễn phí. Xin hay vui lòng liên lạc bằng số điện thoại và email của chúng tôi. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau ♥♥♥♥♥♥♥♥.