Cảm biến nhiệt độ tủ ấp trứng được kết nối với màn hình hiển thị phía bên ngoài để giám sát nhiệt độ bên trong tủ. Quá trình ấp trứng sẽ trải qua 2-3 giai đoạn tăng giảm nhiệt độ của bộ phận gia nhiệt và kiểm soát bằng tín hiệu trả về từ cảm biến nhiệt độ.
Tóm Tắt Nội Dung
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ trong tủ ấp
Cảm biến nhiệt độ tủ ấp trứng thường sử dụng là loại cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây nên có cấu tạo khá đơn giản. Vì trên thân cảm biến không có tích hợp sẵn bộ chuyển đổi.
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến nhiệt độ là tín hiệu điện trở và cần kết nối với bộ chuyển đổi tín hiệu hoặc bộ hiển thị để đọc giá trị này.
Mô tả cảm biến nhiệt độ trong tủ ấp trứng:
Đầu dò cảm biến nhiệt độ tủ ấp
Đầu dò cảm biến nhiệt độ trong tủ ấp trứng, ngoài vật liệu cấu tạo nên nhân cảm biến là kim loại hiếm Pt100 ra; thì các bạn cần quan tâm đến 2 thông số chính là:
- Đường kính đầu dò
- Chiều dài que dò
Cụ thể:
Đường kính đầu dò cảm biến nhiệt độ
- Đường kính đầu dò cảm biến nhiệt độ tủ ấp được thể hiện bằng ký tự 6 trên mã code thiết bị. Sau khi tra thông tin trên catalogue thì ta biết được ý nghĩa của số 6 này là đường kính có số đo chính xác là 6 mm
- Thông số này giúp chúng ta xác định được vị trí lắp đặt cảm biến nhiệt độ trong tủ ở vị trí nào cho hợp lý.
Chiều dài que dò cảm biến nhiệt độ LR1P3B6100GBA20
Theo thông tin cung cấp từ Termotech trên catalogue dòng LR, thì ký tự 100 biểu thị cho độ dài đầu que dò của cảm biến nhiệt độ tủ ấp.
Ký tự 100 có ý nghĩa chỉ chiều dài của que dò là 100 mm. Chiều dài này phù hợp với các vị trí lắp giữa các khay đảo trứng bên trong tủ ấp.
Ren kết nối cảm biến tủ ấp
- Với model LR1P3B6100GBA20 có ren kết nối cấu tạo bằng vật liệu thép không rỉ nguyên khối, được tiện ren với đường kính G1/4” tương đương với 13 mm.
- Là cảm biến nhiệt độ tủ ấp trứng có xuất xứ từ Ý của hãng Termotech, chính vì thế phần ren kết nối cảm biến với thành tủ hay gá đỡ bên trong tủ ấp được tiện ren rất chính xác và tinh xảo. Mục đích giúp cho việc lắp đặt vừa khít tránh rò rỉ nhiệt và không cần dùng đến các phụ gia keo ghép kín.
- Phần ren này được hàn trực tiếp vào đầu dò cảm biến, và có phần ren dùng khóa hay cờ lê để vặn chặt cảm biến.
Dây dẫn ngõ ra (output) cảm biến nhiệt độ
- Độ dài dây dẫn đầu ra ảnh hưởng đến khả năng kéo đi xa của tín hiệu. Với tủ ấp trứng thì cần dùng dây đủ dài đến phần kết nối hiển thị. Và phần dây này cần có vỏ cách nhiệt và chống nhiễu. Model LR1P3B6100GBA20 trong nội dung bài viết này phù hợp để lắp đặt trên tủ ấp trứng.
- Model này có độ dài dây dẫn là 2 mét và vỏ ngoài có lớp bảo vệ chịu được nhiệt độ cao và chống nhiễu tốt.
- Lõi dây dẫn của model này bằng chất liệu đồng nguyên chất, truyền dẫn tốt, đạt tiêu chuẩn EU
Thông số kỹ thuật cảm biến nhiệt độ tủ ấp LR1P3B6100GBA20
Khi xác định cần phải lắp bao nhiêu cảm biến nhiệt độ với dải đo nhiệt bao nhiêu độ là cần thiết. Thì bước tiếp theo là chúng ta cần tìm kiếm thiết bị có thông số kỹ thuật phù hợp. Những thông số bên dưới đây là những thông số kỹ thuật cơ bản nhưng rất cần thiết mà các bạn cần quan tâm và nắm được như sau:
- Thứ nhất là loại cảm biến : Pt100 3 dây
- Chất liệu cấu tạo: Thép không rỉ 304
- Đường kính đầu dò : 6 mm
- Chiều dài đầu cảm biến : 100 mm
- Dải nhiệt độ làm việc : 0-400°C
- Độ sai số: Class B tương đương ±0.15°C
- Dạng ren kết nối : Chuẩn ren 1/4″ G xấp xỉ 13 mm
Lưu ý khi lắp đặt cảm biến nhiệt độ vào tủ ấp trứng
Cảm biến nhiệt độ cho tủ ấp thường có 2 loại được sử dụng là:
- Loại có ren kết nối
- Loại không ren kết nối
Với:
Loại có ren kết nối
- Chú ý chọn đúng loại ren kết nối phù hợp; để có thể lắp trực tiếp cảm biến lên thành tủ ấp trứng
- Nếu không đúng ren, bắt buộc chúng ta phải sử dụng bộ chuyển đổi ren để lắp được cảm biến nhiệt độ vừa khít lên thành tủ ấp trứng
Loại không có ren kết nối
- Cần quan tâm đến vỏ bọc cảm biến vì loại này thường được thả tự do trong tủ
- Chọn vị trí đặt cảm biến phù hợp để lấy đúng tín hiệu nhiệt trong tủ ấp
Kết nối bộ hiển thị cho cảm biến nhiệt độ tủ ấp
Model cảm biến nhiệt độ LR1P3B6100GBA20 là model có thể nói là phổ biến và cơ bản nhất trong hệ thống tủ ấp trứng; mà nhiều công ty chăn nuôi gia xúc, gia cầm đang sử dụng.
Việc theo dõi giám sát nhiệt độ trong tủ được thể hiện đầy đủ trên màn hình hiển thị.
Phần này; mình chia sẻ với các bạn bước cơ bản để kết nối giữa cảm biến nhiệt độ dùng trong tủ ấp với bộ hiển thị nhiệt độ của hãng Seneca.
Thiết bị cần có:
- Cảm biến nhiệt độ LR1P3B6100GBA20
- Bộ hiển thị nhiệt độ Seneca S311A-4-H
Bộ hiển thị Seneca S311
Cách đấu như sau:
- Xác định màu dây trên cảm biến nhiệt độ cho tủ ấp trứng: Có 2 màu dây là trắng (1 dây); và đỏ (2 dây)
- Xác định chân trên bộ hiển thị. Chân cần sử dụng là chân 7, chân 8 và chân số 10
- Đấu dây màu trắng vào chân số 10
- Đấu 2 dây màu đỏ lần lượt vào chân số 7 và chân số 8 trên bộ hiển thị S311A-4-H
- Đừng quên cấp nguồn 220V cho bộ hiển thị hoạt động nhé!
5 bước để chọn cảm biến nhiệt độ cho tủ ấp bạn cần biết
Có nhiều cách để chọn cảm biến nhiệt độ cho tủ ấp; nhưng cơ bản nhất các bạn cần nắm vững 5 bước sau để chọn cảm biến nhiệt độ cho tủ ấp nhanh và chính xác nhất.
Cụ thể như sau:
- Cần xác định được dải đo nhiệt độ thực tế tại vị trí cần đo; (tính toán được giá trị nhiệt độ tối đa là bao nhiêu)
- Xác định được khoảng không lắp đặt để chọn chiều dài đầu dò cảm biến có kích thước phù hợp
- Nắm được đường kính đầu dò cảm biến cần lắp; đường kính to hay nhỏ ảnh hưởng đến độ chính xác và độ bền của cảm biến
- Cần biết chân ren là loại gì? Nếu chưa làm ren thì làm ren theo ren của cảm biến. Nếu có ren rồi thì cố gắng chọn loại cảm biến nhiệt độ có chân ren phù hợp; không thì các bạn phải dùng đến bộ chuyển ren
- Tính được khoảng cách từ vị trí lắp đặt đến vị trí kết nối hiển thị nhiệt độ để chọn chiều dài dây dẫn