Công tắc áp suất chân không không hay còn gọi là công tắc áp suất âm được sử dụng để đo kiểm soát & đóng ngắt hệ thống khi áp suất tới một mức độ chân không nhất định. Công tắc áp suất chân không sẽ thay đổi trạng thái NO thành NC hoặc ngược lại khi áp suất vượt mức cài đặt. Nhờ có công tắc áp suất chân không mà hệ thống hút chân không sẽ tránh trường hợp bị quá tải hoặc áp suất quá cao hay quá thấp theo yêu cầu.
Vậy chúng ta sẽ chọn công tắc áp suất chân không như thế nào? Có bao nhiêu loại công tắc áp suất chân không. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Tóm Tắt Nội Dung
Công tắc áp suất chân không là gì?
Công tắc áp suất chân không tên tiếng anh được gọi là Vacuum pressure Switch với nhiều tên gọi khác như :
- Công tắc áp suất chân không
- Công tắc áp suất âm
- Rơle áp suất âm
- Rơle áp suất chân không
- Relay áp suất chân không
Thiết bị sẽ đo áp suất liên tục từ áp suất khí quyển cho tới áp suất chân không tuyệt đối. Trong khoảng áp suất này chúng ta có thể cài đặt một giá trị áp suất bất kỳ để công tắc áp suất xuất ra một tín hiệu relay khi hệ thống vượt ngưỡng cài đặt.
Như vậy, công tắc áp suất chân không làm nhiệm vụ xuất một tín hiệu relay từ trang thái ON sang OFF hoặc ngược lại từ OFF sang ON khi áp suất chân không vượt ngưỡng cài đặt. Mục đích của việc sử dụng công tắc áp suất là để bảo vệ bơm hoặc hệ thống chân không làm việc không bị quá tải, tránh dư hoặc thiếu công suất.
Đơn vị đo áp suất chân không
Đơn vị do áp suất có khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau tùy theo nhà sản xuất, quốc gia sử dụng, thói quen của người dùng. Các đơn vị phổ biến nhất thường dùng như : bar, kg/cm2, Kpa, Psi, mmH20, mmHg … Trong các đơn vị áp suất này thì đơn vị Bar và Kpa thường được dùng phổ biến nhất tại Việt Nam.
- 1 Bar tương đương 1 kg/cm2 thường gặp cho các máy móc, nhà máy có xuất xứ từ Châu Âu.
- 100Kpa tương đương 1 bar & 1 Kg/cm2 được dùng phổ biến cho các thiết bị có xuất xứ từ Nhật, Trung Quốc …
- Thang đo áp suất mình quy đổi tương đối cho dễ nhớ. Nếu muốn biến chính xác các bạn có thể tham khảo : đổi đơn vị áp suất bar – kpa – psi
Như vậy, đối với áp suất chân không sẽ có các thang đo tiêu chuẩn phổ biến như sau :
- -1bar … 0 bar
- -1kg/cm2 … 0Kg/cm2
- -100Kpa … 0 Kpa
Áp suất đạt -1bar, -1kg/cm2, -100Kpa là lúc hệ thống đạt môi trường chân không tuyệt đối. Tất nhiên rằng, gần như rất khó hoặc không thể đạt tới điều kiện này trên thực tế nên chúng ta đừng nghĩ rằng giá trị lớn chân không là bao nhiêu nhé.
Cấu tạo công tắc áp suất
Công tắc áp suất có cấu tạo khá đơn giản các bạn ah. Mình sẽ để nguyên mẫu các chú thích Tiếng Anh cho các bạn dễ hiểu.
VG: Range adjustment screw – nơi điều chỉnh áp suất
RG: Range spring – chỉnh lò xo
IG: Range index – kim hiển thị vị trí cài đặt áp suất
RE: Dead band adjustment and offset spring – điều chỉnh áp suất chết hoặc áp suất bù đắp
ME: Dead band adjustment and offset knob – nút điều chỉnh áp suất chết hoặc áp suất bù đắp
ES: Sensing element – nơi áp suất vào thiết bị
LP: Flexible arm – cánh tay đòn
C: Switch – tín hiệu ngõ ra dạng Relay ON – OFF
Nếu nhìn vào bên trong công tắc áp suất thì chúng ta thấy rằng nó khá là đơn giản. Trong đó, quan trọng nhất chính là lò so chịu lực nén của áp suất tác động vào thiết bị. VG là nơi chỉnh áp suất để công tắc xuất tín hiệu ngõ ra relay NO – NC là vị trí chúng ta cần phải biết.
Ngoài ra, vít chỉnh điểm chết ME ( Dead Band ) cũng là một thành phần khá là quan trọng để điều chỉnh áp suất Reset cho phù hợp.
Cách đấu dây – cách chỉnh – lắp đặt công tắc áp suất
Để sử dụng công tắc áp suất hiệu quả, chính xác bạn cần phải biết cách đấu dây, cách chỉnh cũng như cách lắp đặt công tắc áp suất đúng kỹ thuật. Tất nhiên, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đầu đủ các thông tin này.
Cách đấu dây công tắc áp suất
Cách đấu dây công tắc áp suất khá đơn giản với 3 terminal nằm bên trong thiết bị. Trong đó, các ký hiệu các đầu nối như sau :
- C ( COM ) để cấp nguồn vào.
- NC ( thường đóng ) tiếp điểm ngõ ra luôn luôn nối với C khi chưa tới ngưỡng áp suất cài đặt
- NO ( thường mở ) tiếp điểm ngõ ra luôn luôn Hở với C khi chưa tới ngưỡng áp suất cài đặt
Điều này có nghĩa là gì ?
- Khi áp suất nhỏ hơn mức cài đặt : C sẽ nối với NC và ngược lại C sẽ không nối với NO
- Khí áp suất lớn hơn mức cài đặt : C sẽ không nối với NC và ngược lại C sẽ nối với NO
Như vậy, hai tiếp điểm này sẽ luôn luôn ngược nhau & chỉ tác động đồng thời 1 trong 2 mà thôi. Việc sử dụng như thế nào tủy thuộc vào thiết kế của tủ bơm điều khiển. Theo mình thì khá là đơn giản đúng ko nào !
Cách chỉnh công tắc áp suất
Cách chỉnh công tắc áp suất khá đơn giản với 2 vị trí bạn cần quan tâm đó chính là : VG và ME
- VG nằm phí trên đỉnh của công tắc áp suất
- ME nằm bên trong công tắc áp suất & bạn chỉ chỉnh được khi mở nắp của thiết bị
Khi xoay theo chiều kim đồng hồ điều đó đồng nghĩa với việc giảm áp suất & khi xoay ngược kim đồng tức là tăng áp suất cài đặt. Với việc xoay vít ngay trên thiết để điều chỉnh áp suất thì bất cứ ai cũng có thể thực hiện mà không cần qua đào tạo.
Rất đơn giản đúng ko các bạn.
Cách lắp đặt công tắc áp suất
Bạn có nghĩ rẳng cách lắp đặt công tác áp suất dễ tới nỗi mà ai cũng có thể thực hiện được hay không ? Công tắc áp suất có một đầu kết nối ren nằm bên dưới thiết bị. Việc lắp đặt đơn giản chỉ là kết nối ren với đường ống của hệ thống bơm nước, khí, khí nén … cho kín.
Như vậy là xong.
Công tắc áp suất chân không – áp suất âm FP62AX Georgin – Pháp
Georgin – Pháp nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị đo liên quan đến nhiệt độ, áp suất, chênh áp. Trong đó, các thiết bị đo công tắc áp suất chân không là một điểm mạnh vượt trội so với các thiết bị khác với hơn 70 năm kinh nghiệm về các thiết bị công tắc áp suất, công tắc nhiệt độ.
Thông số kỹ thuật FP62AX
- Hãng sản xuất : Georgin – Pháp
- Thang đo áp suất : -1000mbar … 0 mbar
- Dead band : 54mbar
- Áp suất max : 2 bar
- Vỏ có nhiều tùy chọn : Epoxy, Stainless Steel, vỏ chống nổ, vỏ chống cháy
- Tiếp điểm ngõ ra : 1 SPDT NO/NC hoặc 2 tiếp điểm cùng 1 relay hoặc 2 tiếp điểm độc lập
- Ren kết nối G1/2 hoặc ½ NPT – vật liệu Inox 316L
- Cài đặt bằng Vít ngay trên đầu thiết bị
Công tắc áp suất FP62AX được thiết kế để đo áp suất chân không – áp suất âm từ -1000mbar cho tới 0 bar. Mục đích nhằm bảo vệ, cảnh báo áp suất của hệ thống hút chân không hay áp suất âm.
Ứng dụng công tắc áp suất âm FP62AX
- Bảo vệ hệ thống hút chân không khí gas như Hydrogen, Nitrogen, Argon, Oxy, CO2
- Cảnh báo, đóng ngắt hệ thống khi quá trình tạo áp chân không đủ thời gian yêu cầu
- Thiết bị bảo vệ hệ thống áp suất âm cuối cùng khi cảm biến áp suất chân không bị hư
- Công tắc áp suất sử dụng tại các không cho phép sử dụng điện như môi trường Gas, môi trường chống nổ, môi trường bụi kim loại gây nhiễm từ
- Bảo vệ đường ống áp âm nơi mà các cảm biến thường hay bị hư hỏng do thời tiết, rung động, hay môi chất khắc nghiệt mà cảm biến không thể làm việc liên tục được.
- Khả năng chịu được nhiệt độ cao mà các cảm biến áp suất chân không khó mà làm việc lâu dài được.
Công tắc áp suất chân không – áp suất tuyệt đối FV62HX
Công tác áp suất tuyệt đối FV62HX được sản xuất đặc biệt để sử dụng trong môi trường chân không tuyệt đối cho tới áp suất khí quyển. Có nghĩa rằng thiết bị sẽ đo được từ áp suất chân không tuyệt đối cho tới áp suất Dương.
Điểm khác biết của công tắc áp suất áp suất chân không chính là :
- FV62HX ( 50mbar – 1000mbar abs ) áp suất tuyệt đối tới áp suất khí quyển
- FP62AX (-1000mbar … 0 mbar ) áp suất khí quyển tới áp suất tuyệt đối
Hai thiết bị này hoàn toàn ngược nhau về cách đo. Chính vì thế nó được dùng cho nhiều môi trường khác nhau.
Thông số kỹ thuật công tắc áp suất tuyệt đối FV62HX
- Hãng sản xuất : Georgin – Pháp
- Thang đo áp suất : 0…1000 mbar ( absolute )
- Dead band : 54mbar
- Áp suất max : 2 bar
- Vỏ có nhiều tùy chọn : Epoxy, Stainless Steel, vỏ chống nổ, vỏ chống cháy
- Tiếp điểm ngõ ra : 1 SPDT NO/NC hoặc 2 tiếp điểm cùng 1 relay hoặc 2 tiếp điểm độc lập
- Ren kết nối G1/2 hoặc ½ NPT – vật liệu Inox 316L
- Cài đặt bằng Vít ngay trên đầu thiết bị
Một sự lựa chọn khác biệt giữa hai loại công tắc áp suất âm và áp suất tuyệt đối.
Ứng dụng công tắc áp suất tuyệt đối
Trong đó :
P : áp suất chân không – tuyệt đối
V1 : áp suất vào hệ thống
V2 : áp suất ra hệ thống
FV62HX : công tắc áp suất chân không – tuyệt đối 0-1 bar abs
M5000 : đồng hồ áp suất chân không – tương đối -1…0bar
Cảm biến áp suất chân không giá rẻ SR1L005A00
Bên cạnh các loại công tắc áp suất chân không bạn cần biết thêm rằng các cảm biến áp suất chân không là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống áp suất chân không – áp suất âm. Các cảm biến áp suất sẽ đóng vai trò như một người giám sát liên tục áp suất trong hệ thống áp âm. Cảm biến sẽ luôn truyền tín hiệu về trung tâm, qua đó chúng ta có thể giám sát được giá trị áp suất bên trong đường ống hoặc hệ thống của chúng ta.
Thông số kỹ thuật cảm biến áp suất chân không SR1L005A00
- Thương hiệu: Georgin
- Xuất xứ: Pháp
- Model: SR1L005A00
- Range: -1-0 bar
- Nguồn cấp:8-30 Vdc
- Ngõ ra tín hiệu:4-20 mA – 2 Dây
- Sai số : <1%
- Kết nối:Ren G¼ inch tương đương đường kính 13mm
Cảm biến áp suất âm SR1L005A00 có thiết kế nhỏ gọn với sai số <1% được dùng cho các hệ thông nhỏ, không cần độ chính xác cao nhưng vẫn đảm bảo giám sát áp suất âm một cách liên tục. Đây là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho các công ty cần tiết kiệm chi phí.
Bộ hiển thị áp suất chân không giá rẻ
Bộ hiển thị áp suất chân không giá rẻ ATR144 có thể hiển thị áp suất Dương và cả áp suất Âm> Khi chúng ta cài đặt áp suất âm đi kèm với cảm biến áp suất SR1L005A00 thì khi áp suất âm bộ hiển thị ATR144 sẽ có dấu trừ phiá trước. Khi áp suất lớn hơn áp suất không khí thì sẽ không có dấu trừ.
Tại giá trị áp suất chân không tuyệt đối màn hình sẽ hiển thị -999 mbar tương đương -0,999 bar. Khi không có lực hút tức bằng áp suất không khí thì màn hình sẽ hiển thị 0 mbar.
Bộ chia tín hiệu Z170REG-1 đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu về hai nơi khác nhau nhưng vẫn giữ tín hiệu ban đầu. Hai tín hiệu ngõ ra song song, độc lập nhau & có thể điều chỉnh 4-20mA hoặc 0-10V tuỳ theo tín hiệu sau nó có thể đọc được.
Cảm biến áp suất chân không áp suất âm FKP
Cảm biến áp suất chân không áp suất âm FKP được sinh ra để đo cho các môi trường cần có độ chính xác cao & cảm biến có thể dễ dàng điều chỉnh được thang đo tùy ý. Về tín hiệu ngõ ra thì cùng đều là 4-20mA như nhau nhưng bên trong lại có sự khác biệt nhau rất lớn. Chúng ta cùng xem thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất chân không áp suất âm FKP nhé.
Thông số kỹ thuật cảm biến áp áp suất âm FKP
Hãng sản xuất : Georgin – Pháp
Model : FKP
Range : -1…+100 bar, -1….0bar
Output : 4-20mA / HART
Calibration : by LCD
Dislay : 5 Digital
Accuracy : 0.1%
Version : Atex Zone 0, 1, 2, Zone 20, 21, 22
Process connection : G1/2″ hoặc 1/2 NPT
Thiết kế : nhôm nguyên khối
Màng cảm biến làm bằng vật liệu 316L
Tùy chọn nhiều đơn vị đo khác nhau : bar, mbar, Kpa, psi …
Ứng dụng cảm biến áp suất chân không FKP
- Đo áp suất chân không chính xác cao trong hệ thống hút áp âm của hạt nhựa. Hệ thống xấy hạt nhựa với nhiệt độ cao cần giám sát áp suất chân không trong các bồn chứa để điều chỉnh lực hút trong phạm vi cho phép.
- Giám sát hệ thống hút chân không của hệ thống Gas.
- Theo dõi, điều khiển bơm hút áp âm – áp chân không cho các loại khí Argon, Nito, Hydro, oxy.
- Đo áp suất âm trong quá trình hút chân không của Chlorine và máy nén khí công suất lớn.
- Các hệ thống chân không cần độ chính xác cao.
- Cảm biến có thể tùy chỉnh thang đo áp suất theo áp suất thực tế
Như vậy, cảm biến áp suất FKP có thiết kế chắc chắn hơn rất nhiều so với SR1L005A00. Dù rằng cả hai đều có tín hiệu ngõ ra 4-20mA tuy nhiên bên trong thì FKP cao cấp hơn rất nhiều với màn hình hiển thị LCD, độ chính xác cao hôn gấp 10 lần, có thể tùy ý điều chỉnh được thang đo, có thể tùy ý điều chỉnh đơn vị đo.
Cảm biến áp suất chân không tuyệt đối FKH
Cảm biến áp suất chân không tuyệt đối FKH đo áp suất từ môi trường chân không cho tới áp suất Dương. Chúng ta có thể ý cài đặt thang đo áp suất của cảm biến trong giới hạn thang đo chuẩn. Về thiết kế thì cảm biến tuyệt đối FKH có ngoại hình hoàn toàn giống như FKP & chỉ khác nhau về bên trong.
FKH được dùng khi bạn cần hiển thị 0 bar , 0mbar tại áp suất chân không và 1 bar hay 1000 mbar tại áp suất khí quyển. Tương tự như FKP thì FKH cũng dễ dàng cài đặt được thang đo trong giới hạn đo của cảm biến.
Thông số kỹ thuật của cảm biến chân không tuyệt đối FKH
Hãng sản xuất : Georgin – Pháp
Model : FKH
Range 0-1.3 bar, 0-5 bar, 0-30 bar
Output : 4-20mA / HART
Calibration : by LCD
Dislay : 5 Digital
Accuracy : 0.1%
Version : Atex Zone 0, 1, 2, Zone 20, 21, 22
Process connection : G1/2″ hoặc 1/2 NPT
Thiết kế : nhôm nguyên khối
Màng cảm biến làm bằng vật liệu 316L
Tùy chọn nhiều đơn vị đo khác nhau : bar, mbar, Kpa, psi …
Khi nào dùng cảm biến chân không tuyệt đối FKH
- Sư chênh lệch giữa FKP và FKH là 1 bar. Khi bạn muốn hiển thị 0 bar ~ 0 Torr tương ứng với áp suất chân không tuyệt đối thì FKH là một thiết bị bạn đang tìm kiếm.
- Đo được áp suất chân không tuyệt đối và cả áp suất dương.
- Đo áp suất tuyệt đối chính xác và áp suất dư
- Tùy chỉnh thang đo áp suất cũng như đổi đơn vị dễ dàng trên màn hình LCD
- Lắp đặt ngoài trời, chống chịu thời tiết tốt
Đồng hồ đo áp suất chân không
Bên cạnh các cảm biến áp suất âm – áp suấ chân không thì đồng hồ đo áp suất là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống chân không.
Điều đặc biệt của đồng hồ áp suất chân không chính là vị trí kim đồng hồ nằm bên phải thay vì nằm bên trái như các đồng hồ áp suất thông thường.
Vật liệu 316L từ ren kết nối cho đến ống bourdon không chỉ giúp đồng hồ sử dụng được nhiều môi trường khác nhau mà còn giúp đồng hồ chắc chắn hơn.
Mặt đồng hồ chia vạch rõ nét với 1 vạch tương ứng 20mbar cho mỗi vạch chia. Tính ra thì độ phân giải của đồng hồ M5000 khá là cao.
Khi kim đồng hồ áp suất âm dần về -1 bar điều đó đồng nghĩa hệ thống gần đạt được môi trường chân không tuyệt đối.
Bạn đang tìm hiểu về các loại công tắc áp suất chân không, cảm biến áp suất âm, đồng hồ áp suất chân không … mà chưa biết chọn thiết bị sao phú hợp. Đùng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp kỹ thuật với yêu cầu thực tế của bạn.
Chúc các bạn thành công !
Kỹ sư Cơ Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa
Mobi : 0937.27.55.66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN