Áp suất khí nén được tạo ra từ hút khí thiên nhiên sau đó nén lại & tích trữ trong các thiết bị như bình tích khí, máy nén khí… Trong quá trình nén chúng ta cần phải giám sát và điều khiển áp suất bằng thiết bị đo áp suất khí nén : cảm biến áp suất, đồng hồ áp suất, công tắc áp suất khí nén.
Các dây chuyển sản xuất gần như không thể thiếu khí nén để làm sạch bụi hoặc tháo lắp các chi tiết máy bằng các súng khí nén. Việc đảm bảo áp suất khí nén đủ áp đòi hỏi các thiết bị đo phải chính xác.
Tóm Tắt Nội Dung
Các thiết bị đo áp suất khí nén
Có khá nhiều thiết bị được dùng để đo áp suất khí nén trong đó có ba thiết bị được sử dụng nhiều nhất :
- Đồng hồ áp suất
- Cảm biến áp suất
- Công tắc áp suất hay còn gọi là rơ le áp suất
Trong ba thiết bị đo áp suất này thì rơ le áp suất máy nén khí dường như là thiết bị không thể thiếu bởi nó là thiết bị bảo vệ cuối cùng của hệ thống khí nén. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao lại có nhiều thiết bị đo áp suất như thế.
Đồng hồ đo áp suất khí nén
Một thiết bị đo gần như không thể thiếu liên quan tới áp suất cho dù là nước hay khí nén đó chính là đồng hồ áp suất. Đồng hồ đo áp suất là một loại có thiết kế đơn giản với kim chỉ thị áp suất ngay trên đồng hồ. Khi có áp suất tác động thì kim chỉ thị trên đồng hồ sẽ quay hiển thị áp suất thực tế đo được.
Có khá nhiều loại đồng hồ áp suất khi nén được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Hai loại đồng hồ áp suất được sử dụng chính là : đồng hồ áp suất chân đứng ( bottom ) và đồng hồ áp suất chân sau ( back ).
Loại đồng hồ áp suất chân sau được lắp trên mặt tủ điện thường được lắp trên mặt máy nén khí để dể dàng quan sát trực tiếp trên máy.
Đồng hồ áp suất chân đứng được thiết kế lắp cho nhiều vị trí khác nhau từ đường ống khí nén cho tới các bình tích áp. Chân thẳng đứng so với mặt đồng hồ nên khi lắp đặt mặt đồng hồ sẽ vuông góc với mắt của người nhìn.
Trên các đoạn đường ống cần phải lắp đồng hồ áp suất để giám sát. Chính vì thế mà đồng hồ áp suất khí nén loại chân đứng được dùng phổ biến hơn so với loại chân sau.
Dù chỉ là một thiết bị nhỏ bé, giá thành tương đối rẻ nhưng lại là một thiết bị đo áp suất không thể thiếu trong mọi trường hợp.
Như vậy,
Với hai loại đồng hồ áp suất khí nén chân đứng và chân sau được dùng trong tất cả các trường hợp cần đo áp suất khí nén. Tuỳ vào vị trí lắp chúng ta chọn loại phù hợp.
Công tắc áp suất khí nén
Một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống khí nén đó chính là công tắc áp suất được lắp ngay bên cạnh đồng hồ đo áp suất. Công tắc áp suất loại cơ được xem là thiết bị không thể thay thế trong hệ thống khí nén, bởi nó hoạt động ngay cả khi không có nguồn điện cung cấp.
Công tắc áp suất khí nén còn được gọi là rơ le áp suất khí nén. Một thiết bị luôn đi kèm với đồng hồ áp suất trong các máy nén khí.
Chúng ta có thể cài đặt ngõ ra dạng Relay ngay trên thiết bị. Ví dụ, áp suất khí nén 0-10 bar nhưng chúng ta muốn cảnh báo áp cao không quá 9 bar và áp suất thấp không được dưới 2 bar. Việc cài đặt chỉ cần dùng thiết bị đo áp suất chuẩn như đồng hồ áp suất điện tử hoặc đồng hồ cơ nếu bạn không cần quá chính xác.
Như vậy, với một thiết bị công tắc áp suất khí nén chúng ta có thể bảo vệ được máy nén khí một cách an toàn mà không cần nhiều kiến thức về điện bởi nó hoạt động hoàn toàn bằng cơ khí.
Cảm biến áp suất khí nén
Nếu như đồng hồ đo áp suất chỉ có thể hiển thị áp suất tại chổ, còn công tắc áp suất đóng vai trò bảo vệ hệ thống, thì cảm biến áp suất khí nén lại đóng vai trò điều khiển.
Một cải tiến rất lớn trong việc vận hàng máy nén khí là dùng cảm biến áp suất để điệu khiển động cơ máy nén thông qua biến tần. Tín hiệu ngõ ra chuẩn 4-20mA phù hợp với hầu hết các ngõ vào của Inverter cho phép điều khiển PID giúp máy nén chạy luôn giữ áp suất mong muốn.
Cảm biến áp suất có khá nhiều loại cho chúng ta lựa chọn, các máy nén khí có công suất khá lớn nhưng lại không đòi hỏi độ chính xác cao như các thiết bị khác. Chính vì thế chúng ta chỉ cần dùng loại cảm biến áp suất khí nén loại đa năng, có thiết kế nhỏ gọn như SR1- Georgin / Pháp.
Việc dùng các loại cảm biến áp suất cao cấp chính xác cao làm tăng giá thành đầu tư thiết bị. Nếu vấn đề chi phí không phải là quá lớn thì việc dùng cảm biến áp suất khí nén chính xác cao điều khiển chính xác hơn & nhuyễn hơn.
Đơn vị đo áp suất khí nén
Các máy nén khí có xuất xứ từ Mỹ và Châu Âu nên chúng ta sẽ thường bắt gặp hai đơn vị Bar và Psi trên các đồng hồ áp suất hoặc cảm biến áp suất. Người sử dụng máy nén khí cần hiểu được các thông số kỹ thuật liên quan tới máy nén khí.
Trong đó, có các đơn vị áp suất đi theo máy làm cho người dùng bối rối nếu không nắm rõ cach1 quy đổi các đơn vị này. Để sử dụng máy nén khí một cách hiệu quả, chính xác trước tiên người vận hành cần nắm rõ bảng quy đổi đơ vị áp suất.
Tuy theo khu vực sản xuất máy nén khí mà chúng ta sẽ thấy các đơn vị áp suất như PSI, Bar, Mpa, Kg/cm2 … Cùng tìm hiểu các đơn vị áp suất khí nén khác nhau thế nào nhé.
Đơn vị áp suất bar
Nếu bạn đang sơ hữu hệ thống máy nén khí toàn sử dụng đơn vị áp suất BAR thì khả năng rất cao đây là máy có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc theo công nghệ của Châu Âu.
Bởi,
BAR là đơn vị đo áp suất được dùng rộng rãi và phổ biến tại Châu Âu, nếu lấy áp suất khí quyển ( Atmosphere ) làm chuẩn thì :
1 bar = 0.99 atmosphere ( Atm )
Trong kỹ thuật thì :
1 bar = 1.02 atmosphere ( atm )
Do 1 bar là một đơn vị chuẩn và gần bằng atm khi quy đổi áp suất theo hệ IS nên chúng ta có thể xem như hai đơn vị BAR và ATM là bằng nhau cho dể nhớ.
Chính vì sự gần giống nhau này và dể nhớ nên đơn vị BAR được sử dụng khá là phổ biến trong hầu hết tất cả các máy móc nhập từ Châu Âu và các quốc gia khác.
Đơn vị BAR còn được quy đổi sang các đơn vị khác :
Tính theo ” hệ mét ” quy đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.1 Mpa ( megapascal )
1 bar = 1.02 kgf/cm2
1 bar = 100 kPa ( kilopascal )
1 bar = 1000 hPa ( hetopascal )
1 bar = 1000 mbar ( milibar )
1 bar = 10197.16 kgf/m2
1 bar = 100000 Pa ( pascal )
Tính theo ” áp suất ” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.99 atm ( physical atmosphere )
1 bar = 1.02 technical atmosphere
Tính theo ” hệ thống cân lường ” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )
1 bar = 14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )
1 bar = 2088.5 ( pound per square foot )
Tính theo ” cột nước ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 10.19 mét nước ( mH2O )
1 bar = 401.5 inc nước ( inH2O )
1 bar = 1019.7 cm nước ( cmH2O )
Tính theo ” thuỷ ngân ” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 29.5 inHg ( inch of mercury )
1 bar = 75 cmHg ( centimetres of mercury )
1 bar = 750 mmHg ( milimetres of mercury )
1 bar = 750 Torr
Nếu bạn không thể nhớ các số này thì có thể lưu lại bài viết này để theo tự quy đổi khi cần thiết nhé.
Đơn vị áp suất psi
Bạn đang thấy đơn vị PSI trên hệ thống và thông số kỹ thuật của máy nén khí thì khả năng rất cao là máy này được nhập khẩu từ Mỹ.
Bởi,
Đơn vị Psi chỉ được Mỹ và các nước sử dụng theo tiêu chuẩn của Mỹ sử dụng. Đơn vị PSI cũng có đặc trưng riêng của nó.
Do,
1 bar = 14.5 psi
Như vậy, psi có độ phân giải cao hơn bar tới 14.5 lần nên các giá trị của áp suất sẽ được chia nhỏ hơn gấp nhiều lần so với bar. Tất nhiên rằng đơn vị Bar có giá trị nhỏ hơn là 1000 mbar = 1 bar.
Dù là đơn vị bar hay psi thì nó cũng đều nói lên độ lớn của áp suất khi đo trên một hệ thống. Do đơn vị Psi khá nhỏ so với các đơn vị khác nên chúng ta có thể tham khảo từ 100 psi.
Quy đổi PSI theo hệ Mét
100 psi = 0.69 Mpa
100 psi = 6.89 Bar
100 psi = 7.03 kg/cm2
100 psi = 689.48 Kpa
100 psi = 6 894.76 Hpa
100 psi = 6 894.76 mbar
100 psi = 70 306.96 kgf/cm2
Quy đổi PSI theo hệ Mỹ
100 psi = 0.1 Ksi
100 psi = 14 400 Psf
Quy đổi theo cột nước
100 psi = 70,31 mH20
100 psi = 7 030.89 cmH20
100 psi = 230,67 ftH20
100 psi = 2 768.07 in H20
Quy đổi theo áp suất ( ATM )
100 psi = 6.8 atm
100 psi = 7.03 áp suất khí quyển
Quy đổi theo thuỷ ngân ( Hg )
100 psi = 203.6 in Hg
100 psi = 517.15 cmHg
100 psi = 5 171.51 mmHg
100 psi = 5 171.51 Torr
Mọi người chỉ cần quy đổi các đơn vị áp suất theo tỉ lệ này thì có thể tính được bất kỳ loại đơn vị đo áp suất nào khác sang psi hoặc ngược lại.
Quy đổi đơn vị đo áp suất
Với rất nhiều đơn vị khác nhau được dùng để đo áp suất thì tất nhiên không ai có thể nhớ hết được. Vì thế để dể dàng quy đổi đơn vị áp suất chúng ta chỉ cần xem bảng quy đổi áp suất và tính ra tỉ lệ rồi nhân với áp suất chúng ta đang có theo bảng sau:
Với cách bố trí đơn giản, khoa học của bảng quy đổi đơn vị áp suất chúng ta sẽ dể dàng chuyển đổi các đơn vị áp suất khác nhau một cách nhanh chóng.
Chúng ta cũng thấy rằng dù có rất nhiều loại đơn vị áp suất khác nhau nhưng chỉ cần chúng ta biết cách sử dụng chúng. Thì dù có nhiều đơn vị áp suất hơn đi nữa chúng ta vẫn dùng một cách chính xác & hiệu quả nhất.
Người dùng máy nén khí có thể sử dụng các loại đồng hồ đo áp suất, công tắc áp suất, cảm biến áp suất khí nén một cách tự tin mà không phải lo lắng về giá trị chênh lệch của các đơn vị khác nhau.
Chúng ta chỉ cần nhớ cách quy đổi áp suất là có thể chọn được các thiết bị đo khí nén một cách dể dàng mà không cần hiểu biết quá sâu về kỹ thuật. Nếu bạn cần tư vấn về cách chọn lựa, sử dụng đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất, công tắc áp suất khí nén hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Kỹ sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà
Mobi : 0937.27.5566
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN