Trong công nghiệp tự động, công tắc dòng chảy được sử dụng như một thiết bị bảo vệ bơm. Có hai loại công tắc dòng chảy: công tắc cơ và công tắc điện tử. Trong bài viết hôm nay mình sẽ hưỡng dẫn các bạn lắp đặt công tắc dòng chảy TFS-35N của hãng Dinel – cộng hòa séc.

Công tắc dòng chảy TFS-35
Công tắc dòng chảy TFS-35

Công tắc dòng chảy TFS-35N

Cấu tạo

Công tắc dòng chảy TFS-35 có một đầu dò. Đèn hiển thị ở trên đầu công tắc. Có 4 dây ra tùy thuộc vào từng dòng có 2 loại đầu ra là 2 relay PNP hoặc đầu ra là 1 relay PNP và 1 đầu ra tín hiệu dòng 4-20mA. Có 2 vị trí để cài đặt công tắc tùy theo mong muốn. Có ren tiêu chuẩn để lắp vào đường ống. Vỏ công tắc được làm bằng thép không gỉ, nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt và cài đặt. Khi lắp đặt đầu dò của công tắc sẽ nóng lên.

Cấu tạo công tắc dòng chảy TFS-35
Cấu tạo công tắc dòng chảy TFS-35

Thông số kĩ thuât

  • Nguồn nuôi: 12-34VDC
  • Output: 2 PNP hoặc 1 NPN, 1 4-20mA
  • Nhiệt độ đo được: 15 °C; 30 °C; 45 °C; 60 °C; 75 °C
  • Vận tốc dòng chảy đo được: 1-150 cm/s (với nước)
  • Kháng nước, kháng bụi: IP67 (biến thể C), IP68 (với các biến thể còn lại)
  • Nhiệt độ hoạt động: -20 … +80°C
  • Áp suất: 100bar trên toàn dải nhiệt
  • Ren kết nối: G1/2”
  • Thời gian làm nóng khi có nguồn: 10s
  • Thời gian phản hồi: 2 – 15s tùy thuộc vào cài đặt
  • Khối lượng: 150g

Ứng dụng

Công tắc dòng chảy thường được ứng dụng để bảo vệ bơm, tránh cho bơm chạy không tải gây hư hại bơm. Ngoài ra nó còn được ứng dụng trong hệ thống lạnh điều khiển bằng nước hoặc hỗn hợp. Nếu bơm không hoạt động hoặc thiếu áp, không đủ nước làm mát dẫn đến áp lực lớn trong máy nén khí. Công tắc dòng chảy TFS-35 được dùng nhiều trong các hệ thống xử lý nước, bảo vệ bơm…

Hướng dẫn lắp đặt cơ khí

Công tắc dòng chảy TFS-35 có sẵn ren nên việc lắp đặt khá dễ dàng. Các bạn chỉ việc lắp vào đầu ren trên ống và khóa cứng công tắc trên đường ống bằng cơ-lê là được. Khi lắp đặt vào đường ống các bạn nên lưu ý những vấn để sau để công tắc hoạt động tốt nhất.

Công tắc dòng chảy TFS-35 nên được nối sao cho đầu công tắc cách thành ít nhất là 13mm để công tắc cảm nhận dòng tốt nhất. Không nên nối công tắc vào ống quá nhỏ, hoặc đầu công tắc chạm thành ống. Không nên kết nối với các không ngập chất lỏng hoàn toàn.

Lắp đặt cảm biến vào ống
Lắp đặt công tắc vào ống

Công tắc dòng chảy TFS-35 thường được dùng để bảo vệ bơm. Vì thế nên được lắp ở nhưng vị trí có áp đi lên để xác định dòng chuẩn để bảo vệ bơm.

Lắp ở vị trí có áp đi lên
Lắp ở vị trí có áp đi lên

Vị trí lắp đặt công tắc cũng văn công tắc có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của công tắc. Khi văn công tắc đến vị trí số 1 và số 2 là 2 vị trí tối ưu nhất. Ở vị trí số 3 sẽ nhạy đối dòng nhỏ và kém nhạy hơn với dòng chảy lớn. Ở vị trí số 4 thì công tắc nhạy với dòng chảy lớn và kém nhạy hơn với dòng chảy nhỏ. Tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy mà bạn mong muốn các bạn vặn công tắc dòng chảy cho hợp lý.

Vị trí vặn cảm biến TFS-35
Vị trí vặn công tắc TFS-35

Hướng dẫn nối dây

Công tắc có 4 dây ra lần lươt là dây dương, dây âm, dây xuất tín hiệu dòng chảy, dây xuất tín hiệu nhiệt độ. Đối với biến thể PFPT của công tắc dòng chảy TFS-35 thì dây dương có màu nâu, dây âm có màu xanh, dây xuất tín hiệu dòng chảy màu đen và dây xuất tín hiệu nhiệt có màu trắng. Đối với biến thể IFPT thì dây dương có màu nâu, dây âm có màu xanh, dây xuất tín hiệu dòng chảy màu trắng và dây xuất tín hiệu nhiệt có màu đen.

Nối dây công tắc dòng chảy TFS-35 biến thể PFPT
Nối dây công tắc dòng chảy TFS-35 biến thể PFPT

Nối dây biến thể PFPT

Đối với biến thể PFPT ta nối dây như hình dưới. Dây màu nâu của công tắc dòng chảy TFS-35 nối với chân dương của nguồn. Dây màu xanh của công tắc nối với âm của nguồn. Dây màu đen nối với chân dương của của đèn màu xanh (có thể nối đầu vào digital của PLC, đầu vào relay của PLC để báo hiệu). Âm của đèn nối với âm của nguồn. Dây màu trắng của công tắc nối với dương của đèn (có thể nối đầu vào digital của PLC, đầu vào relay của PLC để báo hiệu). Âm của đèn nối với âm của nguồn.

Nối dây biến thể IFPT

Dây biến thể IFPT
Dây biến thể IFPT

Đối với biến thể IFPT ta cần thêm bộ hiển thị hoặc bộ điều khiển để đọc dữ liệu. Trong bài viết này mình nối với bộ hiển thị STR551 của hãng Pixsys. Ta nối dây như hình dưới. Dây màu nâu của công tắc dòng chảy TFS-35 nối với dương của nguồn. Dây màu xanh của công tắc nối với âm của nguồn. Dây màu đen nối với chân dương của của đèn màu xanh (có thể nối đầu vào digital của PLC, đầu vào relay của PLC để báo hiệu). Âm của đèn nối với âm của nguồn. Dây màu trắng của công tắc nối với chân số 14 của bộ hiển thị. Chân số 13 nối với âm của nguồn.

Nối dây biến thể IFPT
Nối dây biến thể IFPT

Hướng dẫn cài đặt

Công tắc dòng chảy TFS-35 có nhiều thứ để cài đặt như: cài đặt chế độ relay thường đóng hay thường mở, cài đặt dòng chảy, cài đặt nhiệt độ. Mình sẽ hưỡng dẫn các bạn cài đặt từng cái một trong bài viết này.

Chế độ relay thường đóng/thường mở

Chế độ này tùy thuộc vào ứng dụng của các bạn muốn xuất tín hiệu khi nào. Nếu muốn khi không có dòng chảy thì công tắc dòng chảy TFS-35 luôn bật, khi có đủ dòng chảy thì tắt thì chọn chế độ thường đóng. Nếu muốn ngược lại thì chọn chế độ thường mở. Mặc định khi mua về thì công tắc ở chế độ thường mở để thay đổi các bạn làm các bước sau:

Bước 1: Ngắt kết nối nguồn công tắc.

Bước 2: Đặt bút từ tại vị trí “T” khi thiết bị không có nguồn. Giữ nguyên bút từ, sau đó kết nối nguồn lại cho công tắc. Khi này Led vàng sẽ sáng.

Bước 3: Bỏ bút từ ra, bạn sẽ thấy Led vàng chớp 3 lần xác nhận cài đặt.

Nếu các bạn muốn trở lại chế độ relay thường mở thì các bạn lặp lại 3 bước trên để đưa công tắc về chế độ relay thường mở.

Cài đặt dòng chảy giới hạn dòng chảy

Để cài đặt mức dòng chảy mong muốn đâu tiên các bạn phải có mức giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy. Ví dụ như khi dòng chảy trong ống đứng yên là giới hạn thấp nhất là bơm không chạy, ta cài đặt giới hạn thấp nhất. Khi vận tốc dòng là 125cm/s là dòng chảy lớn nhất có thể trong ống ta cài đặt giới hạn cao nhất. Để cài đặt giới hạn dòng chảy cho công tắc ta làm như sau:

Bước 1: Tắt bơm hoặc để dòng chảy đứng yên hoặc có dòng chảy với mức nhỏ nhất mà bạn mong muốn.

Bước 2: Chờ khoảng 15s để ổn định công tắc hoặc chờ đến khi cả 5 đèn xanh hết nhấp nháy. Đặt bút từ tại vị trí chữ T khoảng 5 giấy đến khi mà led vàng và tất cả các led xanh. Led xanh sẽ tắt dần từng cái một và đèn vàng nhấp nháy 3 lần lúc này đã cài đặt mức thấp cho công tắc dòng chảy TFS-35 đã thành công.

Cài đặt tốc độ dòng chảy nhỏ nhất
Cài đặt tốc độ dòng chảy nhỏ nhất

Bước 3: Bật bơm ở chế độ lớn nhất hoặc cho dòng chảy trong đường ống ở vận tốc cao nhất. Đặt bút từ tại vị trí chữ F khoảng 5 giây đến khi mà Led cam sáng và từng led xanh bật lên từng cái một. Cuối cùng đèn cam nhấp nháy 3 lần lúc này đã cài đặt mức cao cho công tắc dòng chảy TFS-35 đã thành công.

Cài đặt tốc độ dòng lớn nhất cho công tắc dòng chảy TFS-35
Cài đặt tốc độ dòng lớn nhất cho công tắc dòng chảy TFS-35

Khi cài đặt thành công giới hạn. Công tắc dòng chảy TFS-35 sẽ tự động chia giới hạn trên và dưới thành 5 phần bằng nhau. Mỗi phần ứng với 1 đèn led xanh. nếu bạn không cài đặt phần này mặc đình là 0-100cm/s.

Cài đặt mức xuất tín hiệu dòng chảy

Khi cài đặt giới hạn công tắc đã chia thành 5 phần bằng nhau. Tùy vào vị trí mong muốn các bạn có thể cài đặt xuất tín hiệu. Để cài đặt xuất tín hiệu thì mình sẽ cài đặt như sau:

Bước 1: Đặt bút từ vào vị trí F khoảng dưới 1s. Khi này trên công tắc đèn cam sáng và đèn led xanh sáng. Các bạn bỏ bút từ ra.

Bước 2: lặp bước 1. Lúc này đèn led bắt đèn xanh ở bước 1 sẽ tắt và đen led kế nó bên phải sẽ sáng lên. Các bạn lặp lại bước 1 đến mức đèn mà bạn mong muốn. Ví dụ mình muốn dòng chảy ơ mức 50cm/s thì xuất tín hiệu thì mình cài đặt sao cho đèn led xanh thứ 2 sáng lên. Các đèn còn lại đều tắt. Khi đèn thứ 5 sáng lên các bạn tiếp tục lặp lại bước 1 thì đèn 5 tắt và đèn số 1 sẽ sáng lại trên công tắc công tắc dòng chảy.

Cài đặt dòng chảy
Cài đặt dòng chảy

Lưu ý: khi công tắc hoạt động dòng chảy ở mức nào sẽ sáng mức đó. Ví dụ dòng chảy có vận tốc là 25cm/s đèn led 1 sáng. Tốc độ dòng chảy ở 50cm/s đèn led 1 và 2 sáng.

Cài đặt xuất mức nhiệt độ

Công tắc dòng chảy TFS-35 còn cho phép bạn đo nhiệt độ chất lỏng. Công tắc sẽ xuất tín hiệu nếu dòng chảy đạt một nhiệt độ nào đó do bạn cài đặt. Các mức nhiệt độ mà công tắc xuất tín hiệu ra đó là 15°C, 30°C, 45°C, 60°C, 75°C. Để cài đặt mức nhiệt độ xuất tín hiệu các bạn làm các bước sau:

Bước 1: Đặt bút từ vào vị trí T khoảng dưới 1s. Khi này trên công tắc đèn cam sáng và đèn led xanh sáng. Các bạn bỏ bút từ ra

Bước 2: lặp bước 1. Lúc này đèn led bắt đèn xanh ở bước 1 sẽ tắt và đen led kế nó bên phải sẽ sáng lên. Các bạn lặp lại bước 1 đến mức đèn mà bạn mong muốn. Ví dụ mình muốn nhiệt độ báo là 45 °C. Mình lăp lại bước 1 ba lần đen xanh thứ 3 sáng lên.

Bước 3: Khi đã cài đặt đến vị trí mong muốn các bạn chờ đến khi đèn cam chớp 3 lần là cài đặt thành công.

Cài đặt nhiệt đô
Cài đặt nhiệt đô

Lưu ý: mỗi đèn led xanh tương ứng với một nhiệt độ khác nhau: đèn led xanh tính từ trái sang phải số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 ứng với nhiệt độ 15 °C; 30 °C; 45 °C; 60 °C; 75 °C.

Bài hướng dẫn của mình tới đây là kết thúc cám ơn các bạn đã đọc bài viết. Mong bài viết sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề của các bạn.

Kĩ sư cơ – điện tử

Phạm Đức Thắng

Mobi:0368216443

DMCA.com Protection Status