Năng lượng tái tạo có tầm quan trọng như thế nào ư? Trước tiên hãy nói về năng lượng trước, chúng có quan trọng không? Hãy quan sát cuộc sống thường nhật của bạn, có khía cạnh nào mà không sử dụng điện năng không? Tôi nghĩ bạn đã có câu trả lời của bản thân về năng lượng.
Khi dân số tăng lên, đặc biệt với tốc độ “không phanh” hiện tại, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao là điều hiển nhiên. Vậy ta sẽ gặp rắc rối gì? Xin hãy nhớ, nếu khai thác năng lượng một cách thiếu chủ quản và không có sự phát triển thì nguồn năng lượng sẽ bị thiếu hụt. Cho nên việc sử dụng khôn ngoan nguồn tài nguyên luôn phải được đánh giá cao. Năng lượng tái tạo là một khái niệm được đưa ra như thể một “đấng cứu thế” trong tình hình hiện tại. Vậy nó là gì? Ý nghĩa và hiện trạng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé.
Tóm Tắt Nội Dung
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo hay còn được biết đến là năng lượng tái sinh. Các loại hình năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
Nguồn khai thác của năng lượng tái tạo liên tục tuân theo một chu kỳ mà tái tạo, lặp đi lặp lại vĩnh viễn. Có thể kể đến một số như: năng lượng gió, nước (mưa/ thác), thủy triều, mặt trời, địa nhiệt. Nhìn chung, khi khai thác năng lượng tái tạo đều có một nguyên tắc cơ bản. Đó chính là tách một phần năng lượng từ các quá trình tự nhiên đang diễn biến không ngừng trong môi trường bằng cách áp dụng công nghệ, kỹ thuật.
Khái niệm năng lượng tái tạo là gì.
“Tái tạo” đúng như tên gọi, loại năng lượng này có thể tái tạo mãi. Hay nói đúng hơn rằng, cho đến buổi hoàng hôn của lịch sử loài người, nó vẫn sẽ dữ đặc tính “tái tạo” ấy. Sự vĩnh hằng này có thể hiểu theo hai hướng: Thứ nhất là chúng tồn tại nhiều đến mức mà loài người không thể vắt kiệt được hoặc là những năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian ngắn và liên tục.
Theo vật lý học hầu hết tất cả năng lượng ta đã, đang và sẽ có đều đến từ mặt trời. Thông qua các vòng tuần hoàn của tự nhiên, năng lượng ấy đã được chuyển đổi thành các dạng khác nhau (gió, sóng biển, phản ứng hóa học,…) hoặc được trữ ở dạng vật chất.
Năng lượng tái tạo tiếng anh là gì?
Renewable energy: Là tên tiếng anh của năng lượng tái tạo. Từ “new” đi cùng với tiền tố “re” mang nghĩa “lặp lại” và hậu tố “able” tức “có thể”. “renewable” mang nghĩa là có thể làm mới lại. Còn từ “energy” đây là một danh từ chỉ “năng lượng” vì vậy, “renewable energy” được dịch sát nghĩa nhất chính là “năng lượng có thể tái tạo được”. Kế đó, nếu ta thêm một tiền tố “non” với nghĩa là không thể ta được một cụm từ mới – “nonrenewable energy” nghĩa là năng lượng không tái tạo.
Lợi ích của năng lượng tái tạo mang lại.
Khi nói đến những lợi ích của năng lượng tái tạo mang đến cho con người. Chúng ta có thể liệt kê một số điểm chính như sau:
Khả năng tái tạo với trữ lượng vô hạn:
Hiển nhiên rồi! Con người có thể biến mất khỏi thế giới này trong vài thế kỷ nữa. Nhưng cho dù sau vài tỷ năm thì mặt trời vẫn ló dạng, làn gió vẫn thổi đều, con sóng vẫn ồ ạt. Dù mất toàn bộ hệ sinh thái trong khí quyển, thì chúng vẫn cứ rộn ràng như thế.
Tiềm năng khai thác rộng rãi:
Năng lượng tái tạo có thể được ứng dụng trong nhiều môi trường. Điều đó mang lại sự đa dạng, phổ biến cùng tiềm năng khai thác cao.
Khả năng tích hợp cao‼!:
Hệ thống sử dụng điện có thể được tích hợp bộ khai thác năng lượng tái tạo tại chỗ. Hoặc có thể để các hệ thống khai thác năng lượng tái tạo đó hòa vào lưới điện. Từ đó giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch.
Giảm chi phí chi trả cho năng lượng:
Với các loại năng lượng có nguồn gốc từ khoáng vật như than, dầu, chất đốt. Chi phí khai thác nhiên liệu + chi phí vận chuyển (nếu có) + chi phí khai thác năng lượng + chi phí phát sinh…. Chỉ nhìn vào thôi là đã thấy khối tiền cần chi rồi. Nhưng đối với năng lượng tái tạo không cần khai thác nhiên liệu cũng như vận chuyển! Nên ta sẽ giảm được chi phí.
Ngoài ra còn những lợi ích khác mà ta có thể kể cả ngày cũng chẳng thể hết.
Những nhược điểm của năng lượng tái tạo.
Sự tuyệt đối, sự hoàn hảo là giới hạn mà con người không thể chạm tới. Do đó với nghành năng lượng tái tạo cũng có nhược điểm của riêng nó.
Tính ổn định kém:
Các sự khai thác năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ tự nhiên. Chính vì thế nên ảnh hưởng của tự nhiên như các điều kiện thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên sẽ ảnh hưởng đến năng xuất khai thác năng lượng. Khiến tính ổn định trong quá trình này không được cao.
Chi phí ban đầu của quá trình khai thác cao:
Tại sao ư? Không như các loại năng lượng không tái tạo. Việc khai thác năng lượng tái tạo cần một sự nghiên cứu, thiết kế kỹ lưỡng. Điều đó kéo theo một khoản đầu tư lớn. Kế đó là một thời gian để có thể áp dụng sự khai thác này và sử dụng. Tuy chi phí này đã được giảm dần vào các năm gần đây. Nhưng sự đầu tư vẫn ngốn một nguồn tài chính đáng kể.
Khó khăn trong việc lưu trữ năng lượng:
Ta không thể nào khai thác liên tục được các nguồn năng lượng tái tạo. Do đó, sự tồn tại của một hệ thống lưu trữ năng lượng là hoàn toàn cần thiết. Nó được áp dụng trong các giai đoạn mà ta không thể khai thác năng lượng tái tạo được. Công nghệ trong lĩnh vực này vẫn chưa hoàn thiện và cần được phát triển. Tuy vậy nhưng hiện tại nó vẫn đắt đo và tính ổn định chưa được cao.
Nhược điểm trong mặt vận chuyển:
Khi cần sử dụng năng lượng từ nơi xa trạm khai thác. Nhu cầu vận chuyển sẽ xuất hiện nhưng không phải lúc nào cũng được thỏa mãn. Với khoảng cách quá xa, sự hao hụt điện năng sẽ diễn ra. Do đặc tính phải bám sát môi trường khai thác nên sự vận chuyển năng lượng sẽ khó khăn.
Yêu cầu một không gian lớn:
Với một số hệ thống khai thác năng lượng tái tạo có một đặc thù. Đó là ta cần một không gian đáng kể để cài đặt hệ thống khai thác, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề hệ lụy phát sinh.
Nếu nghiên cứu sâu hơn ta sẽ phát hiện thấy nhiều vấn đề bất cập trong nhược điểm. Tuy nhiên loại hình khai thác này luôn là một phần quan trọng trong công cuộc sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững. Những nỗ lực giảm thiểu chi phí cũng như nâng cao hiệu suất đã được thực hện thông qua việc nghiên cứu công nghệ với một cái nhìn tích cực chờ đợi bước đột phá trong tương lai.
Tìm hiểu về các loại năng lượng tái tạo
Hiện nay ta có các loại năng lượng tái tạo sau đây là những loại hình khai thác năng lượng thiết yếu đáng đề cập:
Năng lượng mặt trời:
Hẳn là thế rồi, khi nói đến nguồn năng lượng tái tạo ta phải nghĩ nhanh, nhắc vội cái tên “mặt trời”. Dễ hiểu thì đó là năng lượng mà ta đón nắng, bắt nóng để lấy về.
- Quang điện mặt trời: Hệ thống này khai thác năng lượng bằng các tấm pin năng lượng mặt trời. Chúng chuyển đổi quang năng từ nắng trở thành điện năng.
- Nhiệt điện mặt trời: Khác với hệ thống khai thác năng lượng mặt trời dạng quang năng. Đây là phương pháp khai thác năng lượng mặt trời dạng nhiệt năng. Bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời để tăng nhiệt độ nước. Chúng sẽ sản sinh ra hơi nước, từ đó làm quay các cánh turbine. Thông qua một hệ thống chuyển cơ năng thành điện năng, bạn đã có điện!
- …. Để tham khảo thêm về năng lượng mặt trời, bạn có thể đọc tiếp ở bài viết chi tiết bằng cách nhấn vào đây.
Năng lượng gió:
Nhìn vào các tua bin gió từ những trang trại gió. Chúng trông thật nên thơ phải không nào? Không những tô điểm cho khoảng trời xanh trống trải. Những tua bin đấy còn mang nhiệm vụ khai thác năng lượng nữa đấy.
Hoạt động bằng phương pháp chuyển động năng thành điện năng. Khi gió thổi, các luồng khí sẽ tạo động lực khiến cánh quạt của tua bin quay. Động lực được hình thành và nó sẽ được chuyển đổi thành điện năng để sử dụng.
Năng lượng thủy điện:
Chúng ta đã chẳng còn xa lạ gì với những con đập thủy điện phải không nào? Hệ thống khai thác này lấy động năng từ những hạt nước. Khi chúng rơi từ đập nước xuống sẽ làm quay các tua bin. Từ đấy sẽ sinh ra điện năng để sử dụng.
Ưu điểm của loại hình khai thác năng lượng này chính là nó có tính ổn định cao. Bởi lẽ ta có thể dự đoán được lưu lượng, từ đó có thể quản lý tốt hơn.
Năng lượng thủy triều:
Được tạo ra từ sự chuyển đổi giữa mực nước biển. Các máy khai thác điện được đặt dưới biển và sẽ tạo ra điện khi có sự thay đổi mực nước này.
Giới hạn: Tuy có lợi thế là có thể sử dụng ở các khu vực có biển lớn và thủy triều mạnh. Nhưng đánh đổi là yêu cầu đầu tư lớn và tác động đến môi trường biển.
Năng lượng địa nhiệt:
Địa nhiệt là nguồn nhiệt bên dưới lớp vỏ trái đất. Ta có thể chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng bằng cách làm bốc hơi nước lên. Từ đó có thể chuyển từ cơ năng sang điện năng bằng cách lắp đặt thêm tua bin và cho nó đón hơi nước để quay.
Năng lượng sinh học:
Với nguồn gốc là từ sinh học. Chúng thuộc những loại vật liệu hữu cơ như cây trồng, rừng, thực vật,…. Bằng cách đốt cháy chúng để biến đổi thành nhiên liệu sinh học nhằm sử dụng trong xe o tô, công nghiệp hoặc chuyển sang nhiệt điện để khai thác.
Hiện trạng của năng lượng tái tạo.
Hiện nay có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu là từ các nguồn năng lượng tái tạo. Trong số đó có 10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống và 3,4% từ thủy điện. Ngoài ra các nguồn năng lượng tái tạo mới cũng chiếm thêm 3% cho thấy sự phát triển nhanh chóng của mình.
Vai trò của năng lượng tái tạo hiện nay trên toàn cầu.
Trên thế giới, chúng ta đã có ít nhất 30 quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo. Và chúng cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ. Thậm chí với những dự đoán được đưa ra, thị trường năng lượng tái tạo thuộc cấp quốc gia sẽ tiếp tục tăng trượng mạnh trông thập kỷ tới và kể cả sau đó nữa. Hãy nhìn về nhánh khai thác năng lượng gió, chúng đang phát triển với tốc độ khủng khiếp lên đến 30% trên năm.
Không như các nguồn năng lượng khác chỉ có thể khai thác ở một số quốc gia nhất định. Nguồn năng lượng tái tạo tồn tại trên nhiều vùng địa lý khác nhau và hầu như quốc gia nào cũng có thể khai thác được dạng năng lượng này. “Tốc độ” và “chính xác” chính là hai tiêu chí tiên quyết để tiếp cận với năng lượng tái tạo.
Với tình hình môi trường, khí hậu hiện nay mà nói, tầm quan trọng của năng lượng xanh và đặc biệt là năng lượng tái tạo là hết sức cần thiết. Trong các cuộc khảo sát ý kiến mở trên toàn cầu, kết quả cho thấy một sự nhất trí và mạnh mẽ trong việc phát triển và áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió.
Hiện nay, năng lượng tái tạo ở nước ta là loại hình nào?
Với Việt nam, các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến cũng như tiềm năng đó chính là: Thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, điện sinh khối. Nhưng nguồn được khai thác chính đó chính là thủy điện với mật độ gần như là hoàn toàn và tối đa.
Trải qua chuyến hành trình trên con đường tìm hiểu kiến thức của mình. Tôi mong rằng bạn đọc đã có những phút giây sản khoái, thú vị khi đã biết được điều mình muốn. Không những thế, đối với những bạn trẻ, tôi mong rằng các bạn đã có được sự hứng thú về năng lượng tái tạo và muốn góp phần phát triển nó trong tương lai. Từ đó hình thành nên một động lực học tập mạnh mẽ và bền vững. Tôi mong rằng bài viết này đã giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo ♥♥♥♥♥♥♥♥.
Website: huphaco.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN