Sét là một hiện tượng thiên nhiên thường xuyên xuất hiện khi vào ngày mưa bão. Hậu quả nếu bị sét đánh rất nghiêm trọng. Nếu bị sét đánh có thể khiến mất mạng, ảnh hưởng đến tài sản. Chính vì vậy, thiết bị chống sét là một thiết bị vô cùng quan trọng trong các tòa nhà cao tầng, công ty, nhà xưởng… Bài viết hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi thiết bị chống sét là gì? Cũng như những lưu ý khi lựa chọn thiết bị này. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Thiết bị chống sét là gì?

Khái niệm thiết bị chống sét
Khái niệm thiết bị chống sét

Thiết bị chống sét là một thiết bị được thiết kế từ những vật liệu đặc trưng chuyên dụng. Thiết bị này có chức năng phòng chống lại những hậu quả do sét gây ra. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc tính cũng như cách thức chống sét mà chia thành hai loại. Thiết bị chống sét trực tiếp và thiết bị chống sét lan truyền.

Tìm hiểu về hai loại thiết bị chống sét

Thiết bị chống sét đánh trực tiếp

Thiết bị chống sét trực tiếp được thiết kế phức tạp với nhiều nguyên liệu và thiết bị được bố trí quanh tòa nhà để có thể tạo thành khung sườn bên ngoài bao phủ xung quanh. Điển hình như cột thu lôi, cột thu sét, kim thu sét…Những thiết bị này có khả năng trung hòa ion. Từ đó có thể tự phóng tia tiên đạo trong không khí với bán kính vừa đủ để có thể đảm bảo được sự an toàn của địa điểm lắp thiết bị chống sét. Với thiết kế từ thép không gỉ nên có thể sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Thiết bị chống sét lan truyền

Khái niệm sét đánh lan truyền

Sét đánh lan truyền là loại sét khi đánh trực tiếp vào vật sẽ khiến lan truyền ra các thiết bị điện hay dây điện khác trong một khoảng cách nhất định. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị xung quanh qua đường dây điện, đường dây tín hiệu…

Ngoài ra còn có thể gây ra những sự cố như chập điện, cháy nổ. Sự cố đó có thể đe doạ không chỉ tài sản mà còn cả tính mạng con người.

Những biện pháp để có thể thi công các thiết bị chống sét một cách hiệu quả

Để chất lượng thi công các thiết bị chống sét đạt đến mức cao nhất thì ta cần lưu ý đến nhiều yếu tố, Như cách lắp đặt các thiết bị chống sét. Liệu các thiết bị khi được thi công có hoạt động hết công suất chưa… Chúng ta cùng tìm hiểu hai cách thi công thiết bị chống sét sau nhé!

Cách thi công thiết bị chống sét trực tiếp

Để có thể thi công các thiết bị chống sét trực tiếp thì ta cần đến những nguyên liệu như: kim thu sét, thiết bị cắt sét, hệ thống nối đất. Hệ thống này thường được lắp đặt dựa theo quy tắc 3 tầng.

Tầng cắt sét sơ cấp

Ở tầng này, ta lắp đặt thiết bị chống sét ở vị trí đầu tiên của lối vào công trình cần bảo vệ Đây là vị trí chống sét vòng ngoài. Chính vì vậy ta cần trang bị những thiết bị chống sét có chất lượng tốt nhất. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả.

Tầng cắt sét thứ cấp

Đối tượng sử dụng ở đây là những thiết bị điện từ nhạy cảm. Nên được thi công với mục đích muốn giảm điện áp dư, điện áp thông qua tầng cắt sét sơ cấp. Thiết bị chống sét ở tầng này được thiết kế với cấu tạo được làm từ thiết bị cắt lọc sét mắc nối liền phía trước thiết bị cần bảo vệ. Cấu tạo gồm tầng cắt sơ cấp, bộ lọc thông thấp LC, tầng cắt sét thứ cấp.

Cách thi công thiết bị chống sét lan truyền

Tầng 1

Lắp thiết bị chống sét ở vị trí chống sét lan truyền cao nhất là ở cầu dao tổng.

Tầng 2

Với mục đích chống các tia sét dư, ta lắp đặt thêm các cầu dao nhánh bên trong. Thiết bị chống sét ở tầng này được cấu tạo từ thiết bị cắt lọc sét mắc nối liền phía trước thiết bị cần bảo vệ gồm tầng 1, bộ lọc thông thấp LC và tầng 2.

Tầng 3

Vị trí lắp thiết bị chống sét là ở các đầu phích cắm, ổ cắm các thiết bị điện. Các thiết bị chống sét cần được trang bị thêm bộ phận tiếp nối đất an toàn. Với mục đích dẫn dòng sét xuống đất.

Hướng dẫn lựa chọn bộ chống sét lan truyền

Hướng dẫn lựa chọn bộ chống sét lan truyền
Hướng dẫn lựa chọn bộ chống sét lan truyền

Tìm hiểu về thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm

Muốn lựa chọn được bộ chống sét phù hợp thì ta cần quan tâm đến thương hiệu hay nhà sản xuất. Xem xét những nhà sản xuất chuyên nghiệp, lâu năm và có độ tin cậy cao.

Tìm hiểu đơn vị cung cấp và người tư vấn uy tín

Chúng ta nên lựa chọn những nhà cung cấp hay nhà tư vấn có kinh nghiệm lâu năm, chuyên nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu để có thể đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất.
Đồng thời giảm thiểu được những rủi ro không nên có.

Chọn thiết bị chống sét cho nguồn điện AC

Cần chọn những thiết bị phù hợp với hệ thống. Đáp ứng được những nguyên tắc, tiêu chuẩn khắt khe. Chính vì vậy ta cần chọn thiết bị chống sét theo những tiêu chuẩn phù hợp.
Yêu cầu khi lắp đặt là phải đạt được tiêu chuẩn quốc tế như IEC 61643 hay tiêu chuẩn quốc gia như EN 61643-11/EU…

Chọn thiết bị chống sét theo đặc điểm của hệ thống điện

  • Xem xét những đặc điểm của hệ thống điện và thiết bị chống sét để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
  • Xác định rõ loại mạng điện mà từng loại thiết bị chống sét áp dụng: TT, TN, IT…
  • Số pha và số dây cần được bảo vệ cho phù hợp.
  • Xác định điện áp định mức của hệ thống để có thể lựa chọn loại thiết bị chống sét tương ứng. Điện áp thiết bị chống sét lớn hơn hoặc bằng điện áp định mức.
  • Cần xác định rõ cường độ dòng điện lớn nhất có thể đạt được theo tải tiêu thụ.
  • Đặc biệt lưu ý đến những thông số cũng như điều kiện trên để thiết bị chống sét hoạt động hiệu quả và hạn chế được những sự cố hư hỏng.

Chọn thiết bị chống sét theo vùng bảo vệ

Dưới sự tác động của sét, ta có thể chia thành những khu vực chống sét khác nhau.

  • LPZ 0: Đây là vùng nằm bên ngoài công trình. Nơi đây sẽ chịu tất cả những tác động trực tiếp từ sét cũng như trường điện từ.
  • LPZ 1: Đây là vùng nằm ngay bên cạnh vùng ngoài. Nhưng ở đây có 1 lớp che chắn nên chỉ bị chịu tác động 1 phần nhỏ từ sét và trường điện từ.
  • LPZ 2-n: Đây là vùng được bao bọc nhiều nhất. Nên hầu như ít bị chịu tác động từ sét và trường điện từ.

Bài viết trên là những thông tin vô cùng quan trọng về thiết bị chống sét. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Mong các bạn hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm những kiến thức được cập nhật một cách nhanh nhất nhé!

DMCA.com Protection Status