Đồng hồ đo áp suất khí nén được dùng để đo áp suất của khí gas, chất lỏng (dầu, nước,…). Những thiết bị này thường được xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày chúng ta như là: bình gas để nấu ăn, đồng hồ hiển thị áp suất của lốp xe hiện đại. Bên cạnh đó, thì những dạng đồng hô đo áp suất còn cho chúng ta biết hiện tại đang có áp suất là bao nhiêu. Việc hiển thị từ những con số này sẽ cho chúng ta biết mức độ an toàn khi dùng những thiết bị liên quan tới. Vậy hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho bạn về thiết bị đo áp suất M5000 của GEORGIN mà bên công ty tôi cung cấp.

Đồng hồ đo áp suất khí nén M5000

Đặc điểm của đồng hồ đo áp suất khí nén

Đồng hồ đo áp suất khí nén M5000
Đồng hồ đo áp suất khí nén M5000

Với khung vỏ được làm từ thép không rỉ 304 và mặc kính dày 4mm (IP 67 theo tiêu chuẩn an toàn IEC605 59). Phần ren kết nối là dạng ¼ “BSPM/NPTM hoặc ½ “BSPM/NPTM được làm bằng loại thép không rỉ 316L.

Sau lớp kính của đồng hồ, thì sẽ có vòng đệm cao su bằng Neoprene. Vòng đệm này có nhiệm vụ làm kín – chống rò rỉ dầu đối với loại đồng hồ dầu chống rung.

Nhiệt độ môi trường làm việc bình thường từ (-40 °C  … + 65°C) . Khi bạn đặt đồng hồ đo trong môi trường không đúng yêu cầu của đồng hồ đo, thì sẽ dẫn đến việc thiết bị bị giảm tuổi thọ đi.

Bên trong đồng hồ này sẽ tồn tại một dạng lỏng đó là dầu glycerine hoặc là silicon. Loại đồng hồ chứa dầu này mục đích chúng dùng để làm giảm độ rung của kim vì khi lưu chất đi qua đường ống bourdon sẽ làm kim dịch chuyển, nếu không có loại dầu này thì sẽ làm kim dịch chuyển dẫn tới việc đọc sẽ khó khăn hơn.

Dầu Glycerine này làm việc tại khoảng nhiệt độ là (+15°C…100°C) Còn loại dầu silicon thì làm việc tại khoảng từ (-45°C … 100°C).

Nguyên lý làm của đồng hồ đo áp suất

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất M5000
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất M5000

Khi lưu chất đi vào thông qua ống ở vị trí số (1) sẽ chạy dọc theo ống bourdon. Bộ phận ống bourdon này là bộ phận chính hay quan trọng nhất của đồng hồ đo áp suất.

Sau khi lưu chất đi vào ống bourdon sẽ làm ống bourdon này giãn nở và kéo thanh ốc (2) dịch chuyển hướng lên. Do đó, dẫn tới thanh số (3) bị dịch chuyển theo hướng mũi tên và làm cho bánh răng số (4) quay ngược chiều kim đồng hồ.

Khi bánh răng di chuyển thì nó đã tác động lên lò xo. Chính lò xo này là nguyên nhân dẫn tới kim đồng hồ quay theo chiều kim đồng hồ. Từ đó nó giúp chúng ta có thể đọc được kết quả đo.

Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn ATEX 

Tiêu chuẩn an toàn của ATEX đối với đồng hồ M5000
Tiêu chuẩn an toàn của ATEX đối với đồng hồ M5000

Sự đảm bảo an toàn trong môi trường khí

II2G cho ta biết, thiết bị dùng để đảm bảo trong phạm vi Zone 1. Zone 1 này được hiểu là một nơi mà nơi đó có bầu không khí dễ cháy nổ. Môi trường này nó bao gồm sự hỗn hợp của không khí và những vật chất nguy hiểm được tạo nên từ Gas, hơi nước hoặc bụi.

Ex là tiêu chuẩn đảm bảo an toàn theo ATEX.

Bảng phân loại mội trường làm việc ở môi trường nhiệt độ, khí gas và hơi sương
Bảng phân loại mội trường làm việc ở môi trường nhiệt độ, khí gas và hơi sương

Đây là bảng sự phân loại của các khí gas và hơi nước – nhiệt độ. Như chúng ta thấy IIC để ám chỉ nếu môi trường là chất khí ví dụ Carbon disulphide (CS2), thì thiết bị có thể chịu được trong môi trường nhiệt độ tối đa T6 là 85°C

X, ký hiệu này sẽ cho chúng ta biết rằng là thiết bị để sử dụng ở những môi trường đặc biệt.  

Sử đảm bảo an toàn trong môi trường có bụi bẩn

II2D cho ta biết, thiết bị dùng để đảm bảo trong phạm vi Zone 21. Zone 21 là khu vực nơi mà có bầu không khí dễ cháy nổ mà được cấu tạo dưới dạng đám mây của bụi cháy được trong không khí có thể xảy ra trong các hoạt động bình thường.

Bảng phân loại môi trường nhóm bụi theo ATEX
Bảng phân loại môi trường nhóm bụi theo ATEX

 

Ex là tiêu chuẩn an toàn theo ATEX.
IIC là nhóm bụi bẩn dẫn điện dễ cháy. T85°C … T200°C  thì khi chúng ta đọc sẽ hiểu là thiết bị này khi làm việc ở môi trường bụi bẩn, thì nó có thể chịu được nhiệt  độ từ 85°C  … 200°C.
X, ký hiệu này sẽ cho chúng ta biết rằng là thiết bị để sử dụng ở những môi trường đặc biệt.  

CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ KHI ĐO ÁP SUẤT

Bảng đổi đơn vị đo
Bảng đổi đơn vị đo


PSI
là đơn vị được viết tắt từ Pounder Square inch.

Đây là quy đổi đơn vị sang các đơn vị tương ứng. Ví dụ như là

  • 1 bar = 105 Pa = 105 N/m2.
  • 20 psi = 20×6895 (Pa) = 137900 (Pa) = 137900 (N/m2).
  • 1 bar = 0,0689 PSI.

Tóm lại, đồng hồ đo áp suất M5000 là một thiết bị không thế thiếu trong các công ty thực phẩm, công ty dầu khí… vì chúng đảm nhận vai trò hiển thị thông tin áp suất lưu chất chạy qua đó là bao nhiêu, giúp chúng ta căn chỉnh lại cho phù hợp và tránh những sự cố rủi ro trong quá trình vận hành.

Các bạn có nhu cầu tư vấn về thiết bị này hoặc muốn đặt hàng những mặt hàng trên trang web của chúng tôi thì các bạn liên hệ qua số điện thoại bên dưới.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài của tôi về đồng hồ đo áp suất. Tôi sẽ trích dẫn thêm đường link là Cách đọc các chỉ số đảm bảo an toàn của ATEX.


SALESMAN: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936

“Nếu bạn có vấn đề thắc gì về những thiết bị bên chúng tôi, các bạn gọi số điện thoại hoặc nhắn tin trên ZALO để được giải đáp miễn phí”

DMCA.com Protection Status