Trên thị trường hiện nay phổ biến với 2 loại động cơ điện. Đó là động cơ điện 1 pha và động cơ điện 3 pha. Vậy cấu tạo của động cơ 1 pha như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phần cố định của động cơ điện 1 pha

Vỏ máy

Vỏ máy được làm bằng chất liệu thép, nhôm đúc hoặc gang. Cấu tạo dưới dạng tấm. Tác dụng của vỏ máy dùng để giữ lõi sắt của stato. Hay chụp đầu và mômen ngược chịu phụ tải. Vỏ máy được thiết kế dạng hình đậy kín, mở ra và phòng hộ. Các tấm thép của vỏ máy thường có độ dày từ 1.2 đến 2mm.

Động cơ điện 1 pha là gì?
Động cơ điện 1 pha là gì?

Vỏ máy được làm bằng nhôm có trọng lượng rất nhẹ. Còn các vỏ máy kích thước lớn thường được làm bằng gang. Ưu điểm là tiện lợi khi gia công, giảm chấn động, tăng tính ổn định.

Lõi thép stato

Lõi thép stato được cấu tạo bởi những lá tôn silic. Có độ dày khoảng 0,35÷0,5mm xếp chồng lên nhau. Lá tôn được xử lý bằng cách dập nguội. Sau đó, xếp các tấm tôn lại với nhau rồi dùng đinh rive tán ép chặt lại. bạn cũng có thể dùng biện pháp hàn hồ quang để cố định các lá tôn silic. Hoặc áp dụng biện pháp ép dập trực tiếp các lá tôn silic chặt trong vỏ hợp kim nhôm.

Cuộn dây stato

Được cấu tạo 2 phần. Phần dây chính gọi là cuộn dây làm việc. Phần dây phụ gọi là cuộn dây khởi động. 2 cuộn dây được đặt lệch nhau trong không gian một góc 90º. Khi quay thuận thì cuộn dây chính làm việc, cuộn dây phụ khởi động. Ngược lại, khi quay ngược, cuộn dây chính biến thành cuộn dây phụ. Lúc này cuộn dây phụ biến thành cuộn dây chính.

Nắp máy

Vật liệu dùng làm nắp máy là thép, nhôm đúc hoặc gang. Yêu cầu độ chính xác khi lắp nắp máy rất cao. Độ đồng tâm phải phù hợp với yêu cầu. Độ chắc chắn để roto có thể hoạt động dễ dàng.

Khe hở giữa roto và stato của động cơ điện 1 pha không đồng bộ. Khoảng cách là 0,2 đến 0,3mm. Khi lắp ráp và sửa chữa nếu không chính xác hoặc khi tháo lắp bị va đập vào nắp máy làm cho biến dạng. Tất cả đều ảnh hưởng đến mức độ của khe hở. Từ đó, dẫn tới làm cho roto và stato khi làm việc sẽ cọ sát vào nhau.

Bộ phận quay của động cơ điện 1 pha

Lõi thép roto

Lõi thép roto được chế tạo bằng cách ép chồng những lá tôn silic với nhau. Các rãnh của lõi thép sẽ được dập nghiêng để giảm sự chấn động và tiếng ồn. Yêu cầu cách điện của các lá tôn không cao đối với rãnh kín. Bạn cũng không cần phải quét lớp sơn cách điện.

Cuộn dây roto

Cuộn dây roto thường được đúc bằng nhôm, loại nhôm nguyên chất L1÷L5. Khi sửa chữa, tuyệt đối không được cắt bỏ đầu của roto. Khi gọt nhỏ đai đầu, điện trở của roto sẽ tăng lên. Việc thất thoát công suất lớn sẽ làm tính năng làm việc của động cơ điện 1 pha không tốt.

Cấu tạo động cơ điện 1 pha
Cấu tạo động cơ điện 1 pha

Sử dụng thanh đồng thay cho thanh nhôm sẽ làm cho điện trở của roto giảm. Ưu điểm là tổn hao công suất thấp, tổn hao đồng giảm đi. Nâng cao được hiệu suất của động cơ điện. Nhược điểm là momen khởi động bị hạ thấp.

Trục quay

Trục quay phải đảm bảo các kích thước, hình dạng nhất định, độ cứng bề mặt. Nếu không đảm bảo sẽ sinh ra độ cong quá lớn làm cho khe hở không đều. Nguy hiểm hơn là sự cố cọ sát. Thông thường trục quay được chế tạo bằng thép cacbon số 45, số 65 hoặc các loại thép đặc biệt khác.

Công tắc ly tâm

Do cuộn dây phụ chỉ hoạt động khi động cơ bắt đầu làm việc. Khi tốc độ đạt tới 72% đến 83% thì tốc độ định mức của cuộn dây phụ sẽ rời khỏi trạng thái làm việc. Chính vì vậy, công tắc ly tâm đóng vai trò quan trọng. Sau khi tốc độ quay tăng cao, nhờ tác dụng của lực ly tâm, tiếp điểm của công tắc ly tâm được nhả ra. Từ đó giúp cuộn dây phụ tách khỏi nguồn điện.

Trên thực tế, cuộn dây phụ chỉ có tác dụng khi khởi động. Chính vì vậy, số vòng dây tương đối vẫn nhiều, kích thước tương đối mảnh. Nếu công tắc ly tâm không hoạt động thì cuộn dây phụ sẽ phải làm việc liên tục. Dẫn đến quá tải và cháy.

Động cơ điện 1 pha có cấu tạo tương đối quen thuộc với mọi người. Cấu tạo đơn giản giúp việc sửa chữa hay lắp đặt dễ dàng hơn. Hy vọng những kiến thức vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm thông tin về thiết bị.

DMCA.com Protection Status