Trí tuệ nhân tạo – nếu bàn tán về chủ đề này ở quán trà đá vỉa hè ở 20 năm trước. Chắc như đinh đóng cột rằng mọi người xung quanh sẽ nhìn bạn với ánh mắt xa lạ. Thật vậy, đây là khái niệm mà chúng ta mới thật sự có thể tiếp cận trong những năm gần đây. Không những thế, mà nó đang có sự phát triển “nhảy bậc” đến mức không tưởng.

Trí tuệ nhân tạo - tiềm năng vô hạn đi kèm nguy hiểm vô biên?
Trí tuệ nhân tạo – tiềm năng vô hạn đi kèm nguy hiểm vô biên?

ChatGPT, AI art, AI thay thế lao động, AI xâm chiếm con người,… hẳn chúng là những mối quan ngại đầu tiên khi bạn nghĩ về vấn đề này. Cũng không xa lạ gì nếu như bạn đang có một nỗi sợ vô hình về vấn đề này. Thật vậy, chúng ta đã được cảnh báo rất lâu từ những cuốn sách, tiểu thuyết viễn tưởng hay phim ảnh. Nhưng sự thật là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn nhé.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence. Cái tên gần như đã nói lên tất cả, đó là dạng trí tuệ do con người tạo ra. Nhưng nó hoạt động như thế nào? Định nghĩa cụ thể ra làm sao?

Khái niệm về trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo – trí thông minh nhân tạo là một phương thức mô phỏng trí tuệ con người được thực hiện qua máy móc, đặc biệt là qua hệ thống máy tính. Chúng ta đang hướng đến sự mô phỏng ở mức nào? Đương nhiên là ở cấp độ “cá thể con người” rồi. Trí tuệ nhân tạo phải có khả năng học hỏi, tự đưa ra lựa chọn và hành động, kể cả khi gặp phải những tình huống chưa từng xảy ra, chưa được lập trình.

Và với khả năng tính toán siêu việt của “một cái máy” bạn đoán ra điều gì rồi chứ? Phải, đó là một quyền năng mà có hình dung thì ta cũng không thể nào nắm trọn bối cảnh.

Nền tảng và lịch sử của nghành trí tuệ nhân tạo.

Bạn nghĩ rằng chỉ khi máy tính được phát minh, con người mới bắt đầu nghĩ về trí tuệ nhân tạo? Ta đã thấy được những mầm mống cho khái niệm trí tuệ nhân tạo ở các giai thoại, huyền thoại, thần thoại. Tuy nó không tồn tại hoàn chỉnh như khái niệm hiện tại, nhưng ta đã có thể khẳng định rằng, từ lâu loài người đã có một cái nhìn mơ hồ về việc chủ động “tạo dựng” nên trí tuệ.

Với tiền đề là cuốn sách “Giant Brains, or Machines that Think” tạm dịch là “Bộ não khổng lồ, hoặc những máy móc có thể suy nghĩ được”. Trong giai đoạn 1950 – 1956, trí tuệ nhân tạo đã được khai sinh. Vốn những kết quả từ các thí nghiệm, nghiên cứu đều rất thô sơ và chưa đem lại tính khả quan cao như hiện nay nhưng nó đã mời gọi đến bình minh cho triều đại này.

Đến hiện nay, những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã được thấy rõ và áp dụng trực tiếp vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Có thể kể qua một số dịch vụ nổi tiếng như ChatGPT, AI art, AI designing,….

Cách trí tuệ nhân tạo hoạt động.

Chung quy mà nói, AI hoạt động dựa trên việc hấp thụ một lượng lớn dữ liệu. Chúng sẽ phân tích các dữ liệu để tạo nên sự tương quan và mẫu, dựa trên những mẫu đấy AI sẽ có thể dự đoán cho những trường hợp chúng phải gặp trong tương lai.

Luyện tập cho AI bằng dữ liệu
Luyện tập cho AI bằng dữ liệu

Các chương trình trí tuệ nhân tạo tập trung vào những kỹ năng nhận thức sau:

Học hỏi: Ở mặt này, trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc thu thập dữ liệu. Ngoài ra chúng sẽ tạo nên những hệ thống luật mới. Từ đó mà lập nên những thuật toán, mang cho thiết bị một hướng dẫn từng bước để hoàn thành một việc cụ thể.

Lý luận: Chương trình trí tuệ nhân tạo sẽ chọn ra thuật toán đúng để đạt được mục đích.

Tự điều chỉnh: Không chỉ dừng lại ở 2 kỹ năng trước. Trí tuệ nhân tạo còn cần phải tự điều chỉnh thuật toán để có thể mang đến kết quả chính xác nhất có thể.

Sáng tạo: Cuối cùng bằng cách sử dụng neural networks (mạng nơ ron), rules-based systems (hệ thống dựa trên quy tắc), statistical methods (phương pháp thống kê) và những công nghệ Ai khác để tạo nên những hình ảnh mới, văn bản mới, âm nhạc mới và ý tưởng mới.

Phân loại trí tuệ nhân tạo.

Đúng vậy, tùy theo hướng phát triển mà AI có thể chia thành nhiều phân lớp khác nhau. Kiểu chia đầu tiên đó chính là mạnh yếu.

Strong AI và weak AI.

Trí tuệ nhân tạo có thể được phân loại thành hai kiểu yếumạnh.

  • Weak AI: Hay còn được biết là narrow AI (trí tuệ nhân tạo hẹp). Kiểu trí tuệ nhân tạo này được thiết kế vào đào tạo để hoàn thành một việc cụ thể. Những robot công nghiệp và trợ lý cá nhân ảo như Siri, chúng sử dụng weak AI.
  • Strong AI: Còn được biết đến là Artificial General Intelligence (AGI). Mô tả chương trình có thể tái tạo lại những khả năng nhận thức của con người. Khi gặp những công việc mới, loại trí tuệ nhân tạo này sẽ có thể dùng logic mờ. Sử dụng những kiến thức từ một lĩnh vực này đến lĩnh vực khác để tìm ra phương pháp giải quyết. Trên lý thuyết, loại hình trí thông minh nhân tạo này sẽ vượt qua được cả Turing test Chinese Room argument.

Phân loại theo kiểu 4 loại trí tuệ nhân tạo:

Ta có thể phân loại trí tuệ nhân tạo thành 4 loại như sau:

Phân loại trí tuệ nhân tạo
Phân loại trí tuệ nhân tạo

Loại 1: Reactive machines (máy phản ứng):

những hệ thống trí tuệ nhân tạo này không có bộ nhớ và chỉ hoạt động một công việc cụ thể. Ví dụ ở chương trình “chơi cờ vua” Deep Blue đã đánh bại Garry Kasparov vào năm 1990. Nó có thể phân tích bàn cờ và dự báo trước các nước đi. Nhưng vì không có bộ nhớ, chương trình này chẳng thể nào sử dụng những kinh nghiệm cũ để áp dụng cho tương lai.

Loại 2: Limited memory (bộ nhớ giới hạn):

Đối với loại này thì chúng có bộ nhớ và có thể khắc phục được khuyết điểm ở loại 1. Trên thực tế, một số chức năng đưa ra quyết định (decision-making function) trong các xe tự hành được thiết kế theo kiểu này.

Loại 3: Theory of mind (lý thuyết của lý trí):

Đây là một khái niệm tâm lý. Khi áp dụng vào lĩnh vực này chúng có nghĩ rằng hệ thống có thể có trí tuệ xã hội (social intelligence) để hiểu được những cảm xúc. Đây là loại có thể suy luận ý định con người từ đó đoán trước hành vi. Đó là kỹ năng cần thiết để có thể khiến chúng trở thành một phần của đội ngũ nhân lực.

Loại 4: Self-awareness (tự nhận thức):

Cuối cùng ở loại này, hệ thống trí tuệ nhân tạo có được ý thức độc lập, mang đến cho chúng nhận thức. Các máy móc ở mức độ này có thể nhận biết trạng thái của chính bản thân chúng. Loại hình trí tuệ nhân tạo này đến nay vẫn chưa tồn tại.

Thực trạng hiện nay trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Ta hẳn không xa lạ vào những ứng dụng của trí thông minh nhân tạo hiện nay. Chúng đa dạng và thực sự mang đến kết quả công việc khá tốt. Để nhìn nhận chuyên sâu hơn, chúng ta phải xem qua thực trạng cũng như phân tích ưu nhược điểm.

Thực trạng/ ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

ChatGPT vốn là một từ khóa hot nổi lên gần đây bởi khả năng vượt trội của mình. Bên cạnh đó ta còn phải nói đến các trang web, phần mềm khác với mục đích tương tự. Tạo văn bản với nguồn thông tin lớn, giao tiếp với chúng ta như thể có một nhân cách, thiết kế nghệ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế mạch điện,….

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống
Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống

Không những thế, ở các lĩnh vực như tự động hóa, học máy (machine learning), thị giác máy (machine vision), Natural language processing (NLP), robot, xe tự hành,…. AI còn thể hiện rõ hơn thế mạnh của mình.

Thậm chí ở cả những ứng dụng như y tế, giáo dục, kinh doanh, tài chính, luật pháp, giải trí, truyền thông, ngân hàng,…. Có lẽ dành cả ngày cũng không thể liệt kê hết được những ứng dụng mà trí tuệ nhân tạo có thể nhúng chân vào.

Tiềm năng vô hạn đấy vẫn còn đang tiếp tục phát triển và nở rộ bởi chính những ưu điểm sau mà trí tuệ nhân tạo mang lại.

Ưu điểm của trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích:

  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Vì thế, bạn có thể tập trung vào những công việc khác yêu cầu đến việc suy tính.
  • Có thể tăng sự thỏa mãn của người dùng. Bằng cách tiết kiệm thời gian, ta có thể mang đến nhiều tính năng, tạo thêm nhiều nội dung và tăng tốc độ phản hồi.
  • Thúc đẩy khả năng sáng tạo của hệ thống. Ý tôi không phải là chính bản thân nó chủ động sáng tạo. Mà ở đây, bạn sẽ có thời gian để tập trung vào những công việc đòi hỏi sự sáng tạo.
  • Tiềm năng vô hạn vốn là đặc điểm của loại hình này. Với nó, ta có thể làm được gì? Đi đến đâu? Tạo ra gì? Khám phá được gì? Không ai có thể nói trước hay dự đoán chính xác được khả năng của trí tuệ nhân tạo cả.

Nhược điểm của trí tuệ nhân tạo.

Điều đầu tiên, tuy có thể sẽ phải xét đến những mối lo ngại đạo đức: thiên kiến, sai lệch thông tin, vi phạm bản quyền,…. Nhưng ta có thể xét đến những lý do sau đây:

  • Chúng có thể sẽ không tích hợp hoàn hảo với quy trình công việc hiện tại của bạn.
  • Không phải ai cũng sẵn sàng để chào đón AI. Thật vậy, đây là một khái niệm khá mới để ta có thể chấp thuận.
  • Yêu cầu một nguồn dữ liệu chất lượng.

Những thử thách trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo.

Như một đứa trẻ sơ sinh đang được dìu dắt. Việc phát triển trí tuệ nhân tạo được nhiên đã, đang và gặp nhiều khó khăn. Các thử thách hiện tại mà ta đang phải đối mặt đó chính là:

  • Thiếu hiểu biết:

Đây là một lĩnh vực mới và chúng ta vẫn còn nhiều điều để  tìm hiểu về chúng.

  • Lo ngại về tính riêng tư:

Dữ liệu cần dung nạp để huấn luyện cho trí thông minh nhân tạo là rất lớn. Vì thế sẽ có thể tồn tại dữ liệu cá nhân trong đó, ảnh hưởng đến tính riêng tư.

  • Năng lượng vận hành:

Trí tuệ nhân tạo đòi hỏi một nguồn năng lượng ổn định để thực hiện các tác vụ phức tạp. Điều đó sẽ tăng giá thành cơ sở hạ tầng.

  • Thiếu dữ liệu:

Hệ thống AI đòi hòi một khối dữ liệu lớn và đa dạng để huấn luyện. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có thể thỏa mãn được điều này.

  • Kết quả không đáng tin:

Kết quả của một hệ thống AI đưa ra dựa trên nhiều yếu tố đa dạng nhưng chủ yếu dựa vào nguồn thông tin người huấn luyện cấp cho nó. Vì vậy có thể mang đến những kết quả thiếu sự khách quan.

  • Kỹ thuật phức tạp:

Đây vốn là đặc tính của nghành này. Vì vậy để phát triển theo đúng hướng và lâu dài, cần có nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Kết luận về cái nhìn tương lai gần trong lĩnh vực này.

Trước hết, tôi mong rằng qua bài viết, bạn đã có được một cái nhìn rõ hơn về AI. Sau đó hãy cùng thảo luận và cùng nhau giải đáp một số câu hỏi nào.

Liệu công nghệ trí tuệ nhân tạo có phát triển mạnh mẽ?

Không những phát triển mạnh mẽ mà rất – cực kỳ – siêu mạnh mẽ là đằng khác. Với tiềm năng của mình việc công nghệ này sẽ phát triển như một điều hiển nhiên.

Công nghệ này sẽ mang tới những gì?

Tôi không thể tra lời cụ thể, nhưng chắc chắn sẽ với mục đích cải thiện đời sống của ta. Hãy nhìn vào những công nghệ đã đi trước như “máy tính”, “thiết bị liên lạc/ truyền thông”, “mạng internet”. Với tính đa dạng và tiềm năng cao, chúng đã trở thành một phần không thiếu trong cuộc sống. Có lẽ trong tương lai cũng thế, AI không chỉ là một mặt giúp cuộc sống chúng ta tốt hơn mà còn mở ra những cánh cửa mới cho sự phát triển của loài người.

Chúng ta sẽ không bị đe dọa chứ?

Nếu bạn đang nói đến viễn cảnh robot lật đổ con người như trên các phim khoa học viễn tưởng. Tôi nghĩ rằng ta phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới có thể dựa đoán điều đó.

Nhưng hãy nhìn ở hiện tại. Các sản phẩm không “thông minh” mấy, không “trí tuệ” mấy đã dẫn đến một số trường hợp như tai nạn giao thông ở các thiết bị tự hành.

Còn về vấn đề cạnh tranh công việc. Việc các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo để thay thế nghệ sĩ đã xuất hiện. Phải kể đến việc tác phẩm AI đã qua mặt các họa sĩ trong năm 2022 để giành giải nhất. Hay kế đó là việc ở Trung Quốc lượng yêu cầu sáng tác của các họa sĩ đã bị giảm xuống đáng kế, thay vào đó là các yêu cầu sửa lại các tác phẩm đã được tạo nên bởi trí tuệ nhân tạo.

Như các bạn có thể thấy, đối với một vấn đề hết sức mới này, chúng ta cần một khoảng thời gian, một sự nghiên cứu bài bản mới có thể nói hết tất cả các vấn đề. Còn đối với tôi, mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết tới ♥♥♥♥♥♥♥♥.

Máy tính lượng tử liệu - cách mạng công nghệ (nguồn ảnh: vestock - freepik.com)
Máy tính lượng tử liệu chìa khóa cho kỷ nguyên cách mạng công nghệ?

Có thể bạn muốn đọc thêm: Máy tính lượng tử – chìa khóa của kỷ nguyên cách mạng mới?

DMCA.com Protection Status