Ứng dụng cảm biến điện dung ngày nay, đang được sử dụng phổ biến ở các ngành công nghiệp chế tạo dược liệu, thưc ăn, xăng dầu…Như thế, chúng ta đã hình dung ra được mục đích chính của loại này dùng để đo trong các môi trường chất lỏng, các loại chất rắn loại hạt. Chúng sẽ thường được bắt gặp ở bình chứa, ống bơm, phễu, silo…Vì vậy, sẽ có rất nhiều loại cảm biến điện dung dùng với nhiều mục đích khác nhau nhưng môi trường đo thì đều tương tự nhau. Bài viết hôm nay, tôi xin giới thiệu tới con DLS-27N-30, một trong những con cảm biến dùng để đo mức (ngoài ra còn có con DLS-35, bạn có thể tham khảo link bài viết kèm theo).

CẢM BIẾN ĐIỆN DUNG DLS-27

Cảm biến điện dung DLS-27 là gì?

Cảm biến điện dung là dạng cảm biến được hoạt động dựa trên sự thay đổi giữa dung kháng của cảm biến và thành bồn chứa. Mặc khác, mỗi môi trường vật chất tiếp xúc đều sẽ có một hằng số dung môi riêng. Dẫn đến bạn phải hiểu cách chọn loại cảm biến cho phù hợp với môi trường bạn cần đo.

Cảm biến điện dung DLS-27N
Cảm biến điện dung DLS-27N

Vậy nguyên lý hoạt động sẽ tương tự đối với con cảm biến điện dung DLS-27. Như phần mở đầu tôi đã đề cập, đây là loại cảm thường được dùng đa dạng ở các môi trường chất lỏng, các hạt rắn lớn như sỏi, đá, hạt cát, hạt cà phê…

Ứng dụng cảm biến điện dung DLS-27 để đo những môi trường vật chất
Ứng dụng cảm biến điện dung DLS-27 để đo những môi trường vật chất

Với thanh đầu dò được phủ một lớp cách ly, một đặc điểm hữu ích để truyền dữ liệu cảm nhận trong trường hợp chất kết dính, dẫn diện, chất xúc tác.

Thế nên để phù hợp từng với những môi trường khác nhau, thì dòng cảm biến này sẽ có tiêu chuẩn an toàn như sau:

  • N – khu vực không sảy ra cháy nổ.
  • Xd – Sử dụng cho bầu không khí có bụi bẩn dễ cháy
  • Xi – Chống cháy nổ – Về bản chất là sử dụng trong khu vực nguy hiểm (khu vực cháy nổ)
  • XiM – Chống cháy nổ – Về bản chất là sử dụng trong mỏ (chứa khi Metan CH4 và khu vực nguy hiểm bụi bẩn dễ cháy .
  • NT, XiT, XiMT– Sử dụng với môi trường có nhiệt độ cao hơn.

Cấu tạo của cảm biến điện dung DLS-27

Cấu tạo từng bộ phận của cảm biến điện dung DLS-27
Cấu tạo từng bộ phận của cảm biến điện dung DLS-27

 

1 – Đầu kết nối tín hiệu ngõ ra

2 – Thanh đầu dò điện cực

3- Bộ phận xử lý tín hiệu

4 – Thanh đầu dò điện cực được bao phủ

5 – Thanh đầu dò dạng ống

Đặc điểm của cảm biến điện dung DLS-27N-30

Với điện cực que không được bao phủ và có thể tháo lắp. Dùng để cảm nhận các hạt rắn và các chất lỏng dẫn diện, không dẫn điện. Loại này có thể gắp nằm ngang, dọc, nghiêng. Thanh đầu do dài từ 0,1 … 3 m.

Nguồn điện cung cấp
– DLS-27N
– DLS-27Xd
7 … 36 VDC
Dòng cung cấp 3/10 mA
Switching current (NPN, PNP) 200 mA
Residual voltage Max 1.5V
Protection class IP 67
Cable PVC 3×0,5 mm2 hoặc 2×0,75 mm2
Trọng lượng
-DLS-27- DLS-27_T
 

Cca 0,4 kg

Cca 0,7 kg

Với đầu ra dạng PNP (digital output), có 3 đầu giây ngõ ra là dây nâu (BN), dây xanh (BU) và dây đên (BK).

Vị trí lắp đặt

 

Vị trí lắp đặt của một số con cam biển điện dung trong loại DLS-27
Vị trí lắp đặt của một số con cam biển điện dung trong loại DLS-27
Vị trí lắp đặt của một số con cam biển điện dung trong loại DLS-27
Vị trí lắp đặt của một số con cam biển điện dung trong loại DLS-27
Vị trí lắp đặt của một số con cam biển điện dung trong loại DLS-27
Vị trí lắp đặt của một số con cam biển điện dung trong loại DLS-27

Cách cài đặt cho cảm biến

Nút điều chỉnh của cảm biến điện dung DLS-27
Nút điều chỉnh của cảm biến điện dung DLS-27

1 – Sensitivity (S)

2 – Hysteresis (H)

3 – LED

Để điều chỉnh độ nhạy (sensitivity) và độ trễ (hysteresis) thì chúng ta sẽ vặn ốc, lúc này sẽ hiện ra vị trí để điều chỉnh 2 chế độ trên.

Ở vị trí độ nhạy, khi quay theo chiều kim đồng hồ (-) thì độ nhạy sẽ giảm xuống. Còn vặn ngược lại (+) độ nhạy sẽ tăng lên.

Tiếp điến điều chỉnh độ trễ, khi vặn theo chiều kim đồng hồ (+) thì độ trễ tăng lên. Còn khi vặn theo ngược chiều kim đồng hồ (-) thì độ trễ giảm xuống.

Các trạng thái hoạt động của cảm biến điện dung

Các trạng thái hoạt động của cảm biến điện dung DLS-27
Các trạng thái hoạt động của cảm biến điện dung DLS-27

Những dạng cảm biến này thường có 2 trạng thái đó là thương đóng và mở.

Như trên hình, thì tôi sẽ giải thích cho bạn như sau:

Chế độ thường đóng (O)

  • Khi thanh đầu dò tiếp xúc với môi trường vật chất, thì đèn sẽ sáng lên, cảm biến ở trạng thái tắt. Còn khi thanh đầu dò không tiếp xúc nữa thì đèn sẽ không sáng, và lúc đó cảm biến ở trạng thái bật

Chế độ thường mở (C)

  • Khi thanh đầu dò chưa tiếp xúc với môi trường vật chất thì đèn sáng, trạng thái đang tắt. Còn thanh đầu dò tiếp xúc với môi trường vật chất thì đèn tắt, trạng thái đang được bật.

Ứng dụng cảm biến điện dung DLS-27

Những loại cảm biến được bao phủ bởi lớp cách dung môi

DLS-27_-11

Dùng để cảm nhận chất lỏng dẫn điện (nước và dung dịch nước). Nó được dùng để xác định ranh giới giữa chất lỏng có độ cho phép khác nhau (nước – dầu). Thường được lắp nằm ngang.

DLS-27_-20

– Được bao phủ một nữa ở thanh điện cực. Dùng để cảm nhận các loại bột (xi măng, bột) và chất lỏng không dẫn điện hoặc các tạp chất khác (dầu thực vật, chất lỏng propane, etc.), đối với có đặc tính thay đổi (tro bay, mùn cưa, thức ăn chăn nuôi…). Có thể lắp đặt thẳng đứng, nghiêng, nằm ngang

DLS-27_-21

Thanh đầu dò điện cực được bao phủ hoàn toàn (cách biệt với dung môi FEP). Dùng để cảm nhận các chất lỏng dẫn điễn (nước, dung dịch nước), vật liệu kết dính. Vị trí lắp đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng.

DLS-27_-22

Được bao phủ toàn bộ ở thanh đầu dò (cách ly dung môi PFA) và điện trở được nâng cao. Dùng để cảm nhận vật liệu hoặc chất lỏng dẫn điện mạnh. Thường được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang.

DLS-27_-31

Được bao phủ toàn bộ ở thanh điện cực. Dùng để cảm nhận chất lỏng dẫn điện mạnh (nước, các chất hóa học). Được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng.

Những loại cảm biến được không bao phủ bởi lớp cách dung môi

DLS-27_-10

Thanh điện cực không được bao phủ, được dùng để cảm nhận các hạt vật rắn không kết dính (cát, đường) và chất lỏng không dẫn điện (sản phẩm của xăng, dầu). Thường được lắp đặt nằm ngang.

DLS-27_-30

Thanh điện cực không được bao phủ và đồng thời có thể tháo lắp được. Dùng để cảm nhận các hạt rắn và chất lỏng dẫn điện hoặc không dẫn điện. Lắp đặt ở vị trí nằm thẳng đứng hoặc nằm ngang.

DLS-27_-40

Dây điện cực không được bao phủ và có khối lượng.  Dùng cho mục đích chung trong Silo có độ sâu (cảm nhận các hạt vật rắn – cát, xi măng) hoặc bể chứa. Được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng

Cách đọc mã của từng loại thiết bị

Bảng mã ký hiệu của cảm biến điện dung DLS-27
Bảng mã ký hiệu của cảm biến điện dung DLS-27

Để muốn biết nhiều thêm thông tin mà loại cảm biến bạn cần. Thì điều không thể thiết là bạn phải hiểu mình cần con cảm biến như thế nào. Thế nên để hiểu rõ thì bạn phải biết đọc mã của nó để biết con đấy có phù hợp hay không.

Ví dụ với con: DLS-27N-30-B-PO-G-SHV

  • N – khu vực không cháy nổ
  • 30 – thanh điện cực không được bao phủ, chiều dài từ 0,1 … 3m
  • B – Cable outlet
  • P – PNP
  • Open (trạng thái thường đóng)
  • G – ống ren G¾

Chế độ bảo hành

Mọi thiết bị bên công ty chúng tôi cung cấp bảo hành 12 tháng. Nếu thiết bị chính hãng bị gặp sự cố hay lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất thì chúng tôi sẽ tiến hành đổi trả.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Nếu bạn có thắc gì về sản phẩm trên thì bạn có thể liên lạc mình qua số điện thoại


SALESMAN: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936

“Nếu bạn có vấn đề thắc gì về những thiết bị bên chúng tôi, các bạn gọi số điện thoại hoặc nhắn tin trên ZALO để được giải đáp miễn phí”

DMCA.com Protection Status