Van điện từ là gì? Van điện từ được định nghĩa là một van cơ điện. Chúng thường được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí.

Vậy bạn có biết cách chọn van điện từ như thế nào là đúng?

Cùng xem bài viết nhé!

Van điện từ là gì

Van điện từ được định nghĩa là một van cơ điện. Chúng thường được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí.

Van điện từ là gì?
Van điện từ là gì?

Có nhiều loại van điện từ khác nhau, ví dụ như: van điện từ nước, van điện từ khí nén…có thể là dạng điều khiển hoặc dạng tác động trực tiếp. Van điều khiển, được sử dụng rộng rãi nhất, sử dụng áp lực dòng hệ thống để mở và đóng cửa van. Còn các van điện từ dạng tác động trực tiếp, mở hoặc đóng trực tiếp lỗ van chính, đó là đường dẫn dòng chảy duy nhất trong van. Chúng được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu lưu lượng dòng chảy thấp hoặc các ứng dụng có chênh lệch áp suất thấp trên cửa van.

Van điện từ tiếng Anh là gì

Van điện từ là cái tên được chúng ta dịch ra từ tên quốc tế của loại van này. Trong tiếng Anh, van điện từ được gọi là “Solenoid Valve”. Chúng rất phổ biến cả trong các thiết bị dân dụng và cả trong công nghiệp.

Ký hiệu van điện từ

Van điện từ là thiết bị phổ biến trong công nghiệp, chúng có nhiều loại, nhiều tính năng. Vì thế mà ký hiệu cũng khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu một vài ký hiệu van điện từ tường thấy trên các bản vẽ, có một số loại ký hiệu đơn giản, nhưng có một số loại ký hiệu khá phức tạp.

Ví dụ như:

  • 2/2 Valve: 2 Cổng 2 vị trí
Van điện từ 2 cửa
Van điện từ 2 cửa
  • 3/2 Valve: 3 Cổng 2 vị trí
Van điện từ 3 cổng
Van điện từ 3 cổng
  • 5/2 Valve: 5 Cổng 2 vị trí
Van điện từ 5 cổng
Van điện từ 5 cổng
  • 5/3 Valve: 5 Cổng 3 vị trí
Van điện từ 5 cổng 3 vị trí
Van điện từ 5 cổng 3 vị trí

Cuộn coil van điện từ là gì

Cuộn coil van điện từ hay còn gọi là cuộn hút van điện từ, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống điều khiển đóng mở van điện từ. Có thể nói, không có bộ phận này thì coi như van đó không phải là van điện từ vậy.

Cuộn coil van điện từ
Cuộn coil van điện từ

Cấu tạo của cuộn coil van điện từ có phần vỏ bằng nhựa cách điện, phần lõi là cuộn dây đồng (một số loại là bằng nhôm, hoặc dây si…chất lượng sẽ không tốt bằng dây đồng nhưng giá thành rẻ). Chúng được kết nối với nguồn điện ngoài để hoạt động. Tùy thuộc loại van mà có thể có 1 hoặc 2 cuộn hút trong một thân van.

Hiện nay, chúng ta thường thấy có một số loại cuộn hút phổ biến trên thị trường như: 12V, 24V, 110V, 220V…

Cấu tạo van điện từ

Van điện từ là bộ phận điều khiển, khi được cấp hoặc ngắt điện, sẽ cho phép hoặc ngắt dòng chảy chất lỏng.

Chúng ta cùng tìm hiểu xem, cấu tạo của van điện từ như thế nào mà chúng có thể kiểm soát được dòng chảy đi qua.

Trên thị trường, hiện nay có nhiều loại van điện từ có hình dáng, kích thước rất khác nhau. Đó là nhằm mục đích cho phù hợp với từng ứng dụng, từng vị trí hay môi trường lắp đặt. Nhưng nhìn chung, phổ biến hơn cả là loại van điện từ có 2 cửa và van điện từ 3 cửa. Ngoài ra còn có các loại van điện từ 5/2, van điện từ 5/3, van điện từ 4/2…chúng rất ít được sử dụng. Chúng ta cùng xét cấu tạo của một loại cơ bản nhé!

Cấu tạo van điện từ
Cấu tạo van điện từ

Với một van điện từ, thực tế chúng có cấu tạo bao gồm nhiều bộ phận, nhưng được chia làm 2 phần chính:

– Thân van: Có nhiều vật liệu được sử dụng như: thép, inox, đồng thau, teflon, nhựa,…

– Đường ống vào: Dẫn lưu chất đi vào van

– Đường ống ra: Dẫn lưu chất đi ra khỏi van

– Cửa van: Đóng hoặc mở kiểm soát lưu chất

– Pitông: Nhiệm vụ trượt đóng mở cửa van

– Lò xo: Kéo pitông về trạng thái ban đầu khi ngắt nguồn

– Phần điều khiển: Là phần kết nối điện để đóng mở van. Chúng được gói gọn trong một hộp bằng nhựa cách điện

– Cuộn dây solenoid: Sinh ra từ tính khi được cấp nguồn

– Dây dẫn kết nối nguồn cho van

Nguyên lý làm việc của van điện từ

Van điện từ dùng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí ở chế độ tích cực, chúng sẽ đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Chúng thường được sử dụng để thay thế van thủ công hoặc điều khiển từ xa. Chức năng van điện từ liên quan đến việc mở hoặc đóng một cửa trong thân van, cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy qua van. Khi cuộn dây được cấp nguồn, pít tông sẽ hoạt động, chúng đẩy ra hoặc rút về để mở hoặc đóng cửa van.

Nguyên lý làm việc van điện từ
Nguyên lý làm việc van điện từ

Van điện từ bao gồm một cuộn dây, pít tông và bộ ống. Trong các van thường đóng, lò xo hồi lưu giữ pít-tông đóng cửa van và ngăn dòng chảy. Khi cuộn dây điện từ được cấp năng lượng, từ trường sinh ra sẽ đẩy pít tông, mở cửa van cho phép dòng chảy đi qua.

Ngược lại, trong các van thường mở, khi cuộn dây điện từ được cấp năng lượng, pít tông sẽ bịt kín cửa van, từ đó ngăn chặn dòng chảy.

Van điện từ dùng để làm gì?

Trong hầu hết các ứng dụng kiểm soát dòng chảy, việc cho phép dòng chảy hoặc dừng dòng chảy trong mạch là yêu cầu tối thiểu. Van điện từ thường được sử dụng cho mục đích này. Bằng cách kích hoạt cuộn dây solenoid điện từ, van điện từ có thể đặt ở các vị trí xa và có thể được điều khiển thuận tiện bằng các công tắc điện đơn giản.

Các hệ thống sử dụng van điện từ
Các hệ thống sử dụng van điện từ

Van điện từ là thiết bị kiểm soát được sử dụng thường xuyên nhất trong chất lỏng. Chúng thường được sử dụng để tắt, thông dòng, phân phối lưu lượng hoặc trộn chất lỏng. Vì lý do đó, chúng được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực ứng dụng. Solenoid van thường có khả năng chuyển đổi nhanh và an toàn, tuổi thọ dài, độ tin cậy cao, công suất điều khiển thấp và thiết kế nhỏ gọn.

Cách chọn van điện từ dễ nhất

Có 2 yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn một van điện từ trong thời điểm hiện tại đó là:

– Giá trị Kv ( lưu lượng m³ khí hoặc chất lỏng/ giờ)

– Khoảng áp suất làm việc, áp suất tại miệng van càng thấp thì áp suất để có thể đóng van càng cao

Tuy nhiên, để chọn được 1 loại van phù hợp với yêu cầu của hệ thống. Chúng ta cần phải xét đến nhiều yếu tố nữa. Ví dụ như:
– Đường kính cửa van
– Lưu chất sử dụng
– Loại lắp đặt dạng ren hay mặt bích
– Thời gian đáp ứng
– Loại nguồn cấp
– Và cuối cùng là chi phí đầu tư.

Hướng dẫn lắp đặt van điện từ

Sau khi đã lựa chọn được loại van như yêu cầu hệ thống, thì việc lắp đặt van lên các đường ống cũng quan trọng không kém.

Lắp đặt van điện từ
Lắp đặt van điện từ

Mình chia sẻ vài bước lắp đặt để tránh sai sót mà làm hỏng thiết bị, thực hiện như sau:

  • Xem hướng dẫn từ nhà sản xuất để xác định chiều vào và ra của van
  • Gá van điện từ vào phần ren hoặc mặt bích đã xác định trước. Sau đó vặn ren, hoặc đai ốc cho mặt bích. Lực siết vừa tay.
  • Cấp nguồn cho van, cho lưu chất đi qua để test
  • Kiểm tra nghiệm thu hệ thống

Các loại van điện từ phổ biến trong công nghiệp

Van điện từ, vì tính năng và tầm quan trọng của chúng trong các hệ thống điều khiển sản xuất. Cho nên, chúng có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, ứng dụng khác nhau. Việc phân loại van sẽ khá khó khăn. Nhưng để nắm được các loại van cho mục đích công việc, thì chúng ta có thể xếp chúng theo những cách thức như sau:

Dựa vào chức năng của van điện từ

Chúng có 2 loại:

  • Van điện từ thường đóng

Loại này, khi ở trạng thái chưa có nguồn thì van sẽ luôn đóng. Để chuyển trạng thái từ đóng sang mở, chúng ta phải cấp nguồn cho van.Lúc này, cuộn hút sẽ sinh ra từ trường hút pitông, làm cho van trở về trạng thái mở. Để duy trì trạng thái mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Muốn đóng van thì chúng ta ngưng cấp điện. Lò xo sẽ đẩy cửa van đóng lại như trạn thái ban đầu.

Đây là loại van rất phổ biến trên thị trường, đa số các ứng dụng đều thiết kế để sử dụng loại van này, hay nói cách khác loại van điện từ thường đóng phù hợp với yêu cầu điều khiển của nhiều ứng dụng.

  • Van điện từ thường mở

Ngược lại với loại van trên, đây là loại mà ở trạng thái chưa cấp điện thì van luôn mở. Khi cấp nguồn thì van sẽ chuyển trạng thái, đóng cửa van lại.

Các loại van điện từ
Các loại van điện từ

Vì tính năng của chúng, nên loại này không được phổ biến trên thị trường. Chúng ít phù hợp với đa số các ứng dụng điều khiển trong nhà máy sản xuất. Nhưng vẫn có một số trường hợp yêu cầu bắt buộc phải sử dụng van thường mở này!

Dựa vào vật liệu chế tạo van

  • Van điện từ vỏ đồng

Có thể nói, đây là loại van phổ biến nhất, thông dụng nhất,… đa số các thương hiệu đều có dòng sản phẩm này.

Chúng có ưu điểm là dùng được cho nhiều môi trường khác nhau, phổ biến là môi trường nước, khí nén, hơi…

  • Van điện từ vỏ inox

Loại van điện từ vỏ inox thường được sản xuất cho những ứng dụng chuyên biệt trong các môi trường như: thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, nước thải, hoá chất…

  • Van điện từ nhựa

Van điện từ nhựa thường dùng cho dân dụng, lắp môi trường ngoài, các lưu chất có tính ăn mòn…

Phân loại theo điện áp

Việc phân theo điện áp sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta trong việc lựa chọn một van điện từ phù hợp nhu cầu sử dụng. Hiện tại, chúng ta có thể tìm thấy những loại van điện từ có nguồn cấp như:

– Van điện từ 12V

– Van điện từ 24V

– Van điện từ 110V

– Van điện từ 220V hay cuộn hút van điện từ 220V

Dựa vào kiểu lắp đặt

Dựa vào kiểu lắp đặt thì chúng ta có 2 loại lắp đặt phổ biến nhất đó chính là:

Van điện từ mặt bích
Van điện từ mặt bích
  • Kiểu vặn ren: Chỉ dùng cho các size ống nhỏ và trung bình. Ví dụ như các size đường kính từ DN10 đến DN50 (60mm)
  • Kiểu lắp bích: Dùng cho các hệ thống trong công nghiệp, với các đường ống lớn. Với các đường kính có size từ DN50 đến DN150.

Ưu nhược điểm của loại van điện từ

Cùng xem xét về ưu nhược điểm của dòng van điện từ nói chung các bạn nhé!

Ưu điểm của van điện từ là gì

Chúng ta cùng điểm qua một vài ưu điểm nổi bậc của dòng van điện từ solenoid van như:

  • Thời gian đóng mở nhanh, đáp ứng tức thời.
  • Kích thước gọn gàng
  • Dễ lắp đặt, vận hành, sửa chữa
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Có nhiều lựa chọn vật liệu cấu tạo
  • Đa dạng nguồn cấp

Nhược điểm của van điện từ

Tuy rằng các dòng van điện từ có khá nhiều ưu điểm. Nhưng bên cạnh đó chúng cũng tồn tại không ít những nhược điểm như:

  • Về độ bền, các van điện từ không được đánh giá cao như các dòng van điều khiển bằng motơ
  • Hạn chế về kích thước đường ống
  • Cơ cấu hoạt động dễ sinh nhiệt, mau hỏng
  • Cần phải vệ sinh thường xuyên và kiểm tra cơ cấu pitông

Ứng dụng van điện từ là gì

Chúng ta, ai cũng biết được mức độ phổ biến của van điện từ. Chúng xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực và ứng dụng. Có thể kể tên một vài hệ thống như:

  • Trong lĩnh vực khai thác và cung cấp nước: Dùng trong hệ thống xử lý nước sạch, nước thải, nước sinh hoạt, thoát nước công cộng…
  • Trong các hệ thống máy móc và nhà máy: Dùng để cấp môi chất làm mát, bôi trơn và định lượng, trong các máy nén khí, các hệ thống cấp liệu sản xuất, …
Các ứng dụng của van điện từ
Các ứng dụng của van điện từ
  • Hệ thống sưởi ấm lớn, kiểm soát khí hậu: nhận tín hiệu từ các cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất để điều khiển…
  • Hệ thống chữa cháy
  • Phương tiện vận chuyển
  • Trong quân sự
  • Kiểm soát đầu đốt dầu khí
  • Xuất hiện trong các hệ thống điều tiết hỗn hợp khí, thiết bị y tế, hệ thống phòng sạch…

Bài viết đã đem đến cho các bạn một chủ đề khá thú vị. “Van điện từ là gì?”

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được những kiến thức cụ thể nhất, cơ bản nhất của dòng van điện từ.

Các bạn hãy giúp mình chia sẻ bài viết này nhé! Cảm ơn!

DMCA.com Protection Status