Bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 về bề ngoài thì mình không thấy sự khác biệt so với Z-SG. Điều duy nhất có thể nhận ra đó chính là sự bố trí các Terminal khác biệt so với Z-SG.
Phía và dưới của mặt trước trên Z-SG3 có 2 hàng terminal, mỗi hàng có 4 terminal. Còn Z-SG chỉ cũng có 2 hàng terminal nhưng mỗi hàng chỉ có 3 terminal.
Sau khi tìm hiểu kỹ thì mình thấy rằng Z-SG3 đã cập nhật 2 chân modbus RTU RS 485 lên phía trên thay vì nằm bên dưới Rail bus như Z-SG. Và có lẽ sự khác nằm bên trong thiết bị.
Tóm Tắt Nội Dung
Bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 bản nâng cấp của Z-SG
Seneca cho ra đời hàng loạt các bản nâng cấp tập trung vào bộ khuếch đại loadcell với các version mới: Z-SG2, Z-SG3, ZE-SG3, ZE-SG3-P.
Bản Z-SG3 nằm trong phân khúc tầm trung với hai loại ngõ ra phổ biến là Analog 4-20mA, 0-10V và modbus RTU. Đang chú ý là Z-SG3 tập trung nâng cấp chủ yếu vào truyền thông modbus RTU từ phần cứng lẫn phần mềm.
Nâng cấp phần cứng – tối ưu về kết nối
Một trong nhũng nâng cấp phần cứng khác biệt nhất của Z-SG3 đó chính là mang chân Modbus RTU phía trước để tiện đấu dây.
Đối với Z-SG chúng ta cần phải thêm một phụ kiện Z-PC-DINAL2-17.5. Nói dễ hiểu hơn Z-PC-DINAL2-17.5 chính là một cái đế.
Phần mềm cài đặt được đơn giản hóa
Z-SG3 được cài đặt thông qua phần mềm Easy Setup 2 trực quan và đơn giản trong cài đặt. Phần mềm cho phép cài đặt full tải trọng của loadcell hoặc một phần của tải trọng theo thực tế.
Nói cách khác, khi chúng ta muốn cài đặt 100kg cho loadcell 1000kg thì chúng ta chỉ cần cho cân chịu tại trọng 100kg.
Z-SG3 sẽ tự động sales giá trị 100kg là max của đầu cân làm tăng độ phân giải của đầu cân điện tử.
Phần mềm cho anh em lựa chọn filter với level từ 1 đến 6 tương ứng thời gian đáp ứng 2ms … 850ms. Mức filler càng cao thì phép đo càng chính xác và ổn định nhưng chậm.
Nếu chọn thời gian thu thập dữ liệu nhanh ADC sẽ thay đổi từ 4,7 … 960 Hz.
Tóm lại chúng ta có thể cấu hình Z-SG3 cho thời gian đáp ứng nhanh nhất là 2ms nhưng độ chính xác cần phải xem lại có phù hợp với sai số yêu cầu hay không.
Sai số 0,01% trên toàn trọng lượng của loadcell
Để có một đầu cân điện tử chính xác anh em cần phải có loadcell tốt với độ phân giải cao. Ngoài ra, bộ khuếch đại loadcell phải có sai số nhỏ.
Z-SG3 có sai số 0,01% trên toàn trọng lượng đo. Điều đó có nghĩa rằng, nếu loadcell của anh em 1000kg. Mà chỉ đo 50kg thì loadcell cần có độ phân giải phù hợp.
Bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 sales giá trị đầu vào 0-50 kg với sai số 0,01% trên 50kg. Tức là anh em cân 10kg thì sai số sẽ là 10 x 0,01% = 0,001kg = 1gram. Độ chính xác đến đáng sợ của bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell Z-SG3.
Bộ khuếch đại loadcell ra modbus tối ưu nhất
Bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 được nâng cấp Modbus RTU mở rộng với nhiều tính năng hơn. Anh em có thể READ và WRITE giá trị cài đặt từ PLC mà không cần cài đặt trên phần mềm Easy Setup2 của Seneca. Mình thích nhất là chức năng này của Z-SG3 cái mà rất ít bộ khuếch đại loadcell khác có thể làm được.
Tùy biến nhiều đơn vị cân từ bên trong tại thanh ghi 4003 kiểu UNSIGNED 16
0 = Kg
1=g
2=t
4=l
5=N
6=bar
7=atm
8=other
Z-SG cho anh em sales giá trị mV/v sang giá trị trọng lượng thực với đơn vị tùy biến g, kg, l, t… khi đọc từ PLC chúng ta có thể đọc trực tiếp số thực mà không cần quy đổi trong ADC.
Chức năng cấu hình từ xa thông qua Modbus RTU RS485 giúp anh em cấu hình trực tiếp thông qua màn hình HMI của PLC mà không cần phải vào phần lập trình trong PLC.
Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell Z-SG3 còn cho phép RESET giá trị Zero thông qua chức năng TARE trong thanh ghi 40035 kiểu UNSIGNED 32 hoặc thông qua Digital Input cấu hình vào chức năng TARE.
Output sales đa năng
- Output sales mv/v tại thanh ghi 40014 – 40015
- OUTPUT WEIGHT SCALE tại thanh ghi 40022 – 40023 – 40024 – 40025
- Output Sales V/mA tại thanh ghi 40026 – 40027 – 40028 – 40029
Chức năng tính tổng số lượng vật thể
Trong một trọng lượng cố định tại thanh ghi 40048 cho MSW và 40049 cho LSW. Tức là, nếu anh em cân được 10kg cho 100 sản phẩm tương ứng 1 sản phẩm là 0,1 kg. Anh em có thể cài đặt trọng lượng cho 1 sản phẩm một cách tự động. Khi cân một gói hàng Z-SG3 sẽ tự quy đổi ra số lượng vật thể tương ứng bên trong.
Chức năng tự ghi nhớ Min – Max: quá trình đo của loadcell. Khi cân Z-SG3 sẽ tự động ghi nhớ giá trị Min và Max trong thời gian cân của loadcell trước khi chúng ta nhấn Reset.
Bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 có độ phân giải AD 24 bit. Với tốc độ lấy mẫu ADC 16 bit cho 7 mức độ tần số lấy mẫu tại thanh ghi 40034 kiểu UNSIGNED 16 BIT:
0 = 960 Hz
1 = 300 Hz
2 = 150 Hz
3 = 100 Hz
4 = 60 Hz
5 = 12 Hz
6 = 4.7 Hz
Ngoài ra Z-SG còn có nhiều ô nhớ khác như NET WEIGHT, GROSS WEIGHT, PASSWORD, ALARM…
Kết nối và cấu hình bộ khuếch đại loadcell Z-SG3
Điều quan trọng nhất khi kết nối loadcell với bộ khuếch loadcell Z-SG3 đó chính hiểu quy ước màu dây và sơ đồ chân laodcell.
Anh em xem sơ đồ chân loadcell: tại đây
Tại sao phải dùng bộ khuếch đại loadcell mà không dùng modul mở rộng của PLC
Anh em đều biết rằng PLC không thể đọc trực tiếp tín hiệu mV/v từ loadcell mà cần phải có card mở rộng hoặc bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell.
Cách đơn giản nhất mà anh em hay lựa chọn là dùng modul mở rộng tích hợp của PLC, nếu chưa biết tới bộ khuếch đại loadcell có tồn tại trên thế giới này.
Bộ khuếch đại loadcell không chỉ làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu nhỏ mV/v của loadcell mà còn có nhiều chức năng khác giúp chúng ta đơn giản hóa quá trình xử lý tín hiệu trong PLC.
Tất nhiên rằng các modul mở rộng của PLC không bao giờ làm được điều này bởi PLC sẽ đọc full giá trị mV/v mà loadcell truyền về. anh em không thể scales hay TARE tự động như các bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell đang tích hợp.
Đó là lý do tại sao các bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell luôn luôn chiếm ưu thế khi cần truyền tín hiệu mV/v của loadcell về PLC các loại.
Cuối cùng là giá thành các modul mở rộng có thể bằng hoặc cao hơn khá nhiều so với các bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell chuyên dụng như Z-SG, Z-SG3, ZE-SG3, ZE-SP3-P.
Kết nối loadcell với ZE-SG3
Để kết nối loadcell với PLC anh em cần xác định đầu cân điện tử có mấy loadcell. Nếu chỉ có một loadcell thì anh em có thể kết nối trực tiếp loadcell vào Z-SG3. Sau đó kết nối Z-SG3 tới PLC thông qua Modbus RTU.
Trường hợp có nhiều hơn một loadcell, anh em có thể kết nối với bộ cộng loadcell hoặc cũng có thể kết nối trực tiếp với bộ khuếch đại loadcell Z-SG3. Việc dùng bộ cộng sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn và ít dây kết nối hơn nhưng tốn chi phí hơn. Anh em dùng cách nào cũng được nhé.
Phần hướng dẫn kết nối bộ khuếch đại loadcell với Z-SG3 được in ngay trên vỏ của thiết bị. Loadcell kết nối lần lượt như sau:
Đối với loadcell 4 dây:
- Ex+ với chân 13 và chân 11 jump lại với nhau
- Ex- với chân 14 và chân 12 jump lại với nhau
- Sig+ với chân 9
- Sig- với chân 10
Đối với loadcell 6 dây:
- Ex+ với chân 13 và
- Se+ với chân 11
- Ex- với chân 14
- Se- với chân 12
- Sig+ với chân 9
- Sig- với chân 10
Kết nối Z-SG3 với PLC
Bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 có 3 tùy chọn cho anh em khi kết nối với PLC. Tùy vào tìn hiệu đầu vào của PLC mà anh em kết nối sao cho phù hợp.
PLC nhận analog 4-20mA hoặc 0-10V
PLC của Siemens thường có sẵn 2 ngõ vào input 0-10V. Anh em chỉ cần kết nối chân 15 ( + ) và 16 ( – ) với AI+ và AI- của PLC Siemens.
PLC nhận modbus RTU RS485
Bất kỳ PLC nào có truyền thông modbus RTU RS485 đều có thể kết nối với Z-SG3 thông qua chân 1 ( A ), 2 ( B ) và 8 ( GND ).
Cấu hình bộ khuếch đại loadcell Z-SG3
Việc cấu hình bộ khuếch đại loadcell Z-SG3 khá đơn giản với phần mềm Easy Setup 2. Anh em có thể xem thêm tại: https://huphaco.vn/huong-dan-cai-dat-z-sg3/
Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell Z-SG3 là một phiên bản nâng cấp đáng giá của Seneca khi mà vừa có ngõ ra 4-20mA / 0-10V vừa có truyền thông modbus RTU mà không cần phải lắp thêm phụ kiện.
Ngoài ra việc cấu hình đơn giản trên phần mềm easy setup2 hoặc thông qua Modbus RTU RS485 là một lợi thế vô cùng lớn cho anh em chuyên về truyền thông.
Nếu có thắc mắc về bộ khuếch đại loadcell Z-SG3. Anh em cứ liên hệ mình để hiểu rõ hơn nhé.
Chúc anh em thành công!
Kỹ Sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa