Bạn có encoder dạng xung và cảm biến lưu lượng ra dạng xung tín hiêu mà bộ điều khiển của bạn chỉ có thể đọc analog. Bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog Z111 là một sự lựa chọn hoàn hảo. Tín hiệu xung sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V tùy vào thiết bị đầu vào của bạn.
Tóm Tắt Nội Dung
Thông số kỹ thuật của bộ chuyển đổi tần số Z111
- Nguồn nuôi: 10…40VDC
- Công suất: 2,5W
- Các ly chống nhiễu: 1500Vac (3 chiều)
- Độ chính xác: 0,3%
- Cài đặt: DIP-SWITCH
- Nhiệt độ hoạt động: 0…50°C
- Kích thước: 17.5x100x112mm
- Số kênh vào: 1
- Tín hiệu vào: công tắc, NPN 2/3 dây, PNP 3 dây với nguồn 24V, cảm biến Hall, xung vuông, Encoder…
- Tần số vào lớn nhất: 10kHz
- Số kênh ra: 1
- Tín hiệu đầu ra: điện áp: 0…10V, 0…5V/ dòng điện: 0-20mA/ 4-20mA
Ứng dụng của bộ chuyển đổi xung (tần số) Z111
Bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu Analog được sử dụng để biến đổi tín hiệu xung sang tín hiệu analog. Nó được ứng dụng với Encoder đưa tín hiệu xung về tín hiệu 4-20mA để sử dụng cho các bộ điều khiển không đọc được tín hiệu xung. Các bạn có Encoder xuất ra tín hiệu xung. Bộ điều khiển của các bạn không thể xử lý được tín hiệu xung. Bộ chuyển đổi tín hiệu xung sang tín hiệu analog là một lựa chọn hoàn hảo. Bộ chuyển đổi tín hiệu xung ra tín hiệu tần số ngoài đọc được tín hiệu xung nó còn đọc được tín hiệu PNP, NPN,… Đặc biệt bộ chuyển đổi còn đọc được cả cảm biến hall. Điều này giúp bạn dễ dàng xác định được tốc độ động cơ, điều khiển tốc độ động cơ.
Ngoài đọc được tín hiệu xung Encoder. Bộ chuyển đổi tín hiệu xung sang tín hiệu analog còn được ứng dụng vào các bộ đo lưu lượng nước. Cảm biến đo lưu lượng nước thường hay xuất ra tín hiệu xung vuông. Các bạn cần đọc tín hiệu này mà bộ hiển thị của các bạn chỉ đọc được analog. Bộ chuyển đổi xung ra tín hiệu analog giúp bạn giải quyết vấn đề đó.
Nói chung nếu các bạn cần chuyển đổi tín hiệu dạng xung ra tín hiệu analog để dễ dàng cho việc đọc và xử lý tín hiệu. Bộ chuyển đôi xung thành tín hiệu analog là một lựa chọn tối ưu cho bạn.
Cài đặt DIP-SWITCH trên bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog
Bộ chuyển đổi tín hiệu xung ra tín hiệu analog được cài đặt hoàn toàn bằng DIP-SWITCH. Trước khi các bạn cài đặt DIP-SWITCH cho bộ chuyển đổi, các bạn nên ngắt nguồn cho bộ chuyển đổi. Được rồi giờ thì chúng ta cài đặt DIP-SWITCH cho bộ chuyển đổi thôi nào.
Cài đặt đầu ra
Để dễ dang cài đặt hơn mình sẽ qui định rằng gạt lên là bật, gạt xuống là tắt nhé.
Cài đặt đầu ra cho bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog các bạn điều chỉnh trên SW1 và SW2. SW1 sẽ là kiểu ra dòng hoặc là điện áp. Nếu các bạn chọn dòng điện các không cần chỉnh SW2. Mình muốn là xuất ra dòng 4-20mA nên mình chỉnh SW1, Dip 1 mình gạt xuống DIP 2 mình gạt lên thế là xong.Còn nếu các bạn muốn đầu ra điện áp các bạn chỉnh cả SW1 và SW2 nhé.
Cài đặt tần số
Tất cả các xung điều có tần số hoạt động các bạn nên xem tần số hoạt động của cảm biến các bạn như thế nào để cài đặt cho đúng nhé. Để cài đặt tần số các bạn cài đặt trên SW3, SW4, SW5, SW6. Các DIP-SWITCH này là các SW kiểu xoay, SW6 dạng gạt. SW3, SW4, SW5 lần lượt là hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. SW6 là hệ số nhân.
Ví dụ: các bạn có cảm biến lưu lượng xuất ra dạng xung có công thức F=7,5xQ. Lựu lượng lớn nhất qua cảm biến là 1 lít nước ta có F=7,5x1x60 = 450 xung/giây. Các bạn cài đặt trên DIP-SWITCH của bộ chuyển đổi như sau: SW3 các bạn xoay đến vị trí số 4, SW4 xoay đến vị trí số 5 và SW5 xoay đến vị trí số 0. Hệ số nhân là 1 các bạn gạt SW6 như sau: DIP 1, DIP 2, DIP 3 gạt xuống, DIP 4 gạt lên lúc này ta có (400+50+0)x1=450Hz. Cứ như thế các bạn có được tần số mong muốn.
SW7 là giá trị xung trung bình. Nếu các bạn có đầu ra xung không ổn định hãy sử dụng SW7 để cài đặt giá trị trung bình để ổn định đầu ra.
Ngoài ra SW6 – Dip1 chính là lọc nhiễu. Nếu các bạn có tín hiệu vào hay bị nhiễu hãy bật SW1 lên để lọc nhiễu.
Nối dây bộ chuyển đổi
Nếu các bạn cài đặt DIP-SWITCH xong rồi các bạn nối dây cho bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog để có thể hoạt động. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách 2 cách nối dây thông dụng nhất. Đó là nối dây cảm biến đo lưu lượng dạng xung. Và nối xung kiểu TTL thông dụng hay được sử dụng. Nếu các bạn có cảm biến nối khác các bạn có thể liên hệ với mình. Mình sẽ hướng dẫn các bạn các cách nói khác nhé.
Nối dây cảm biên lưu lượng 3 dây
Các bạn nối nguồn cho cảm bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog. Nguồn của bộ chuyển đổi các bạn nối vào chân số dương vào chân số 2 và âm vào chân số 3 thế là xong. Với cảm biến lưu lượng 3 dây có 3 là Đỏ, vàng, đen ưng với dương, tín hiệu, âm. Các bạn nối vào bộ chuyển đổi như sau: Đỏ nối với chân số 9, đen nối với chân số 12, vàng nối với chân số 7 là xong.
Sau khi đã nối nguồn với dầu vào các bạn nối với đầu ra. Có nhiều kiểu nối đầu ra khác nhau. Ở đây mình nối đầu ra điện áp trước nhé. Các bạn nối chân số 6 với AI+ trên bộ điều khiển của các bạn. Chân số 1 nối với AI- của bộ điều khiển. Thế là xong, ta nối dây cho cảm biến lưu lương 3 dây đã xong nhé.
Nối dây TTL
Đây là kiểu phổ biến cho xung vuông nhé các bạn. Kiểu này phù hợp với các cảm biến 2 dây. Cảm biến dạng TTL này sẽ cho xung vuông nên các bạn nối dây cảm biến này vào bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog khá dễ dàng. Các bạn nối dây như sau: dây dương của cảm biến nối với chân số 7, chân âm nối với chân số 12 là xong rồi.
Để cảm biến hoạt động nhất định phải nối nguồn vào chân 2 và chân 3 nhé. Ở trên mình hướng dẫn các bạn nối dây kiểu điện áp rồi giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn nôi dây kiểu dòng điện nhé. Nối dây kiểu dòng điện có 2 dạng: active và passive. Mình sẽ hướng dẫn các bạn kiểu active cho dễ dàng nhé còn kiểu passive các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Các bạn nối chân số 4 vào chân AI+ của bộ điều khiển nhé. Chân số 5 vào chân AI- của bộ điều khiển là có thể đọc được dữ liệu rồi nhé.
Nếu các bạn có thắc mắc gì về bộ chuyển đổi xung sang tín hiệu analog hãy liên hệ với mình. Mình sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của các bạn.
Kỹ sư Cơ-Điện tử
Phạm Đức Thắng
Mobi:0368216443