Bộ lọc khí nén là một bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thống máy nén khí. Nhưng thực chất bộ lọc khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bộ lọc khí nén là gì?

Như đã đề cập bên trên, bộ lọc khí nén có vai trò rất quan trọng trong hệ thống khí nén. Chúng có nhiệm vụ tách nước, loại bỏ đi các tạp chất, bụi bẩn có trong khí nén để bôi trơn các thiết bị truyền động.

Bộ lọc khí nén là gì?
Bộ lọc khí nén là gì?

Các chi tiết máy trong bộ lọc sẽ có độ lọc dao động từ 0.1 đến 40 micron. Bộ lọc càng có chỉ số micro lớn thì khí nén được lọc càng sạch.

Cấu tạo bộ lọc khí nén

Cấu tạo chi tiết của bộ lọc
Cấu tạo chi tiết của bộ lọc

Bộ lọc được cấu tạo với nhiều bộ phận. Tuy nhiên, chúng bao gồm những chi tiết chính và cơ bản sau đây:

  • Van lọc: Đây là bộ phận quyết định trực tiếp đến chất lượng khí nén. Van lọc sẽ làm nhiệm vụ tách nước và loại bỏ các tạp chất ra khỏi lượng khí. Khí nén được làm sạch sẽ ở van lọc trước khi được đưa đến bình chứa.
  • Phần tử lọc: Bộ phận này được làm từ sợi thủy tinh hoặc vật liệu tổng hợp… Kích thước của phần tử lọc dao động từ 5 µm đến 70 µm.
  • Van điều chỉnh áp suất: Đây là bộ phận có chức năng điều chỉnh và làm ổn định mức áp suất. Từ đó đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Van điều chỉnh khi lắp đặt sẽ được gắn cùng đồng hồ đo áp suất. Từ đó sẽ giúp người sử dụng kiểm tra nhanh chóng được mức áp suất trong hệ thống.
  • Van tra dầu: Đây là bộ phận chứa dầu bôi trơn để làm nhiệm vụ phun dầu dưới dạng sương vào khí nén đã được lọc sạch hoàn toàn. Việc làm này giúp máy nén khí hoạt động hiệu quả và trơn tru.

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Lượng khí sau khi được nén sẽ được đưa vào trong bộ lọc. Khí nén sau khi vào sẽ được chuyển động theo hình xoắn ốc. Bởi sự tác động của chiều xoáy lốc và các tấm xoắn.

Nước và các tạp chất sẽ được đưa ra ngoài dưới tác động của lực ly tâm. Để phần không khí tiếp tục di chuyển qua bộ phận lọc khí. Tuy nhiên, một lư ý là bộ lọc chỉ có thể loại bỏ được khoảng 95% chất bẩn kích thước lớn. Lượng khí tiếp tục được đưa qua màng lọc để loại bỏ những tạp chất nhỏ nhất.

Lượng khí nén được lọc sạch sẽ đưa qua cổng vào bộ phận điều áp. Người sử dụng sẽ quan sát được áp suất của khí nén thông qua màn hình hiển thị của đồng hồ áp suất. Việc làm này sẽ giúp người sử dụng điều chỉnh lại cho thật phù hợp.

Phân loại bộ lọc khí nén

Phân loại bộ lọc theo chức năng sử dụng
Phân loại bộ lọc theo chức năng sử dụng

Bộ lọc được phân ra thành nhiều loại, một số loại phổ biến như sau:

  • Bộ lọc hạt: Là loại được thiết kế chuyên dùng cho những công việc chứa nhiều tạp chất có kích thước lớn. Cụ thể là hạt sắt, nhôm, nhựa…
  • Bộ lọc than hoạt tính: Đây là bộ lọc dùng với nhiệm vụ hút mùi, hút ẩm cho hệ thống. Chúng được sử dụng trong các khu sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm…
  • Bộ lọc hợp nhất: Bộ lọc này sẽ loại bỏ được hầu hết lượng nước, dầu hay các tạp chất có kích thước siêu nhỏ trong khí nén.
  • Bộ lọc nạp khí: Bộ lọc được sử dụng trong môi trường độc hại có hóa chất. Chúng sẽ loại bỏ đi các chất ô nhiễm có kích thước 0.3 µm.

Ưu nhược điểm của bộ lọc khí nén

Ưu điểm

  • Bộ lọc được thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt và sửa chữa thay thế.
  • Loại bỏ đi lượng tạp chất trong khí nén. Đảm bảo chất lượng khí nén sạch nhất.
  • Sản phẩm có độ bền rất cao do được lựa chọn chất liệu thép cao cấp.
  • Phù hợp sử dụng cho nhiều dòng máy khác nhau.
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều doanh nghiệp.

Nhược điểm

Bộ lọc được lắp đặt phía bên ngoài nên khó để hạn chế va đập. Sẽ gây ra nứt vỡ và hỏng hóc.

Lưu ý khi sử dụng bộ lọc khí nén

Để sử dụng bộ lọc hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây nhé!

  • Cần nắm rõ được cách lắp đặt: Lắp đúng chiều dòng chảy, vệ sinh thường xuyên để hệ thống hoạt động được ổn định.
  • Đảm bảo van điều áp được lắp đặt chuẩn và đạt tiêu chuẩn về mức áp suất.
Đồng hồ áp suất được lắp đặt cùng bộ lọc khí nén
Đồng hồ áp suất được lắp đặt cùng bộ lọc khí nén
  • Tìm kiếm các thiết bị có bộ xử lý thay thế được đồng hồ hiển thị. Bởi bộ vi xử lý có thể hiển thị màu để người sử dụng dễ dàng nhận tiến. Nếu có hiện tượng hỏng hóc sẽ tiến hành thay mới bộ lọc.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức liên quan đến bộ lọc khí nén. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có những thông tin bổ ích nhất. Hãy đọc thật kỹ để sử dụng thật hiệu quả nhé!

DMCA.com Protection Status