Cách đấu dây cảm biến áp suất 2 dây, 3 dây, 4 dây, cách đấu dây cảm biến áp suất với biến tần, cách đấu cảm biến 2 dây với PLC … Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài hướng dẩn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA này.
Nhiệm vụ chính của cảm biến áp suất chính là đo được áp suất tại vị trí cần giám sát áp suất trong đường ống hoặc trong các tank chứa. Việc giám sát áp suất giúp hệ thống hoạt động chính xác, ổn định cũng như an toàn cho người vận hành .
Khi lần đầu tiên sử dụng cảm biến áp suất 4-20mA thì việc bỡ ngỡ khi kết nối với PLC hoặc bộ hiển thị là điều khó tránh khỏi khi chúng ta kết nối đúng các chân kết nối nhưng PLC không nhận được tín hiệu . Lý do , một số PLC không thể nhận được trực tiếp tín hiệu 4-20mA 2 dây từ cảm biến áp suất .
Tóm Tắt Nội Dung
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC | Biến Tần | Bộ Hiển Thị
Các thiết bị như PLC , Biến Tần , Bộ Hiển thị đều có hai loại : tự phát nguồn trên tín hiệu Input ( chủ động ) và loại chỉ nhận – không có nguồn trên chân tín hiệu ( bị động ) . Cả hai loại này đều nhận được tín hiệu 4-20mA tuy nhiên nguyên lý & cách đấu dây hoàn toàn khác nhau .
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4 dây
Nếu bạn đang sử dụng cảm biến áp suất 4 dây thì chúc mừng bạn việc kết nối hoàn toàn đơn giản. Bởi, chúng ta sẽ có 2 dây nguồn cấp 9-32Vdc riêng biệt và 2 dây tín hiệu ngõ ra độc lập.
Như hình là cách đấu dây cảm biến áp suất 4 dây với P ( + ), N ( – ) được sử dụng cho cấp nguồn cảm biến. Tín hiệu ngõ ra 4-20mA tương ứng 12 ( + ) và 11 ( – ) được kết nối với bộ hiển thị hoặc PLC.
Cách đấu dây cảm biến áp suất 3 dây
Do sự không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên ngoài cảm biến áp suất 4 dây còn có cảm biến áp suất 3 dây. Sự khác biệt giữa cảm biến áp suất 3 dây và 4 dây chính là có một dây Mass chung. Ở đây chúng ta thấy rằng chân B được nối tắt mass chung với nhau.
Như hình hướng dẩn cách đấu dây cảm biến áp suất 3 dây thì Chân 9 ( + ) và 11 ( – ) chính là nguồn cấp còn 12 ( + ) là tín hiệu 4-20mA truyền về. Do chân 11 sử dụng Mass chung nên sẽ được nối tắt khi kết nối vào PLC.
Cách Đấu Dây Cảm Biến 2 Dây Với PLC ( Active Input )
Tôi phân biệt chủ động và bị động ở đây cho dể phân biệt giữa hai loại tín hiệu với nhau. Trong đó chủ động tức là tín hiệu 4-20mA input vào của PLC có khả năng tự phát ra một dòng điện đủ để cho cảm biến áp suất 4-20mA có thể truyền tín hiệu về PLC một cách trực tiếp mà không cần qua một thiết bị gì khác .
Nguyên lý hoạt động của các PLC / Biến Tần / Bộ Hiển Thị là từ PLC sẽ phát một nguồn áp có điện áp từ 14…20Vdc tuỳ theo thiết bị tới cảm biến áp suất . Chân Dương của cảm biến áp suất nhận tín hiệu áp này và truyền tín hiệu dòng 4-20mA về bằng chân Âm. Chính chân âm này chính là chân truyền tín hiệu về PLC, trong trường hợp này chân Âm của PLC chính là chân nhận tín hiệu chứ không phải là chân Dương .
Đây là lý do tại sao tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất đóng vai trò vừa nguồn vừa tín hiệu mà chỉ có 2 dây. Nó khác hẳn với kiểu truyền tín hiệu 0-10V truyền thống là cần 3 dây, trong đó 2 dây nguồn 24Vdc và một dây tín hiệu truyền về 0-10V qua sự chênh lệch dòng điện giữa chân tín hiệu & Ground .
Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hay các thiết bị có thể tự phát nguồn chủ động. Cảm biến được đấu dây trực tiếp với PLC mà không cần phải thêm nguồn bên ngoài .
Cách Đấu Dây Cảm Biến 2 Dây Với PLC ( Passive Input )
Tín hiệu Input vào bị động tức là bản thân các chân input từ các thiết bị như PLC, Biến Tần, Bộ Hiển Thị không có khả năng phát nguồn. Khi chúng ta dùng đồng hồ VOM để đo các chân Input thì không thấy có điện áp tại chân Input .
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – nguồn ngoài 24Vdc
Đối với trường hợp PLC không thể đọc phát được nguồn áp trên chân Input thì bắt buộc chúng ta phải dùng thêm nguồn ngoài 24Vdc để truyền tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất về PLC hay các thiết bị đọc khác .
Nguyên lý của cách đấu dây này hoạt động như sau : Nguồn Âm của PLC ( – ) và Nguồn Âm ( – ) của bộ nguồn được kết nối với nhau , trong khi đó nguồn Dương ( + ) của bộ nguồn được đấu vào chân Dương của cảm biến áp suất . Chân Âm của cảm biến áp suất đóng vai trò là chân truyền tín hiệu về PLC nên được kết nối với chân Dương của PLC tạo thành vòng kín .
Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC , Biến Tần , Bộ Hiển Thị có nguồn ngoài 24Vdc . Đa phần các thiết bị đều không có khả năng tự phát nguồn nên phần lớn các thiết bị chúng ta đều phải lắp theo kiểu này .
Tất cả các cảm biến áp suất 4-20mA đều phải đấu dây một trong hai cách trên để PLC hay các bộ điều khiển nhận được tín hiệu từ cảm biến áp suất . Để nhận biết các thiết bị đọc 4-20mA thuộc trường hợp nào chúng nên tham khảo tài liệu trước khi lắp đặt hoặc dùng đồng hồ VOM để xác định .
Cần tư vấn thêm về cách lắp đặt cảm biến áp suất 4-20mA với PLC , biến tần hay bộ điều khiển mọi người có thể comment bên dưới để được hướng dẩn thêm .
Tôi rất mong bài hướng dẩn này sẽ giúp ích cho tất cả các anh em kỹ thuật đang gặp khó khăn trong việc lắp đặt cảm biến áp suất 4-20mA với các thiết bị đọc tín hiệu 4-20mA như PLC , biến tần hay các bộ đọc tín hiệu 4-20mA khác .
Kỹ Sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa
Mobi : 0937 27 55 66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn
Web : www.huphaco.vn
Các bài viết liên quan khác :
– Tín hiệu 4-20mA truyền đi được bao xa
– Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA
BÀI VIẾT LIÊN QUAN