Cảm biến đo mức DLS-27N-30-B-PO-GE200-K2-SHV là cảm biến đo mức sử dụng phương pháp cảm ứng điện dung. Cảm biến có thể đo được trong nhiều môi trường khác nhau. Cảm biến được thiết kế để được sử dụng trong môi trường công nghiệp chắc chắn, bền và chính xác.
Tóm Tắt Nội Dung
Thông số kĩ thuật của cảm biến đo mức DLS-27N-30-B-PO-G-E200-K2-SHV
- Nguồn nuôi: 7-36VDC
- Dòng chuyển mạch: 200mA
- Cấp bảo vệ: IP67
- Dây dẫn: 3×0.5mm2
- Kiểu đấu nối: PNP
- Nhiệt độ hoạt động: 40-300 độ C
- Ren kết nối: G3/4”
- Điện dung: 47nF
- Kết cấu vỏ: W.Nr. 1.4301 (AISI 304)
- Khối lượng: 0,4 Kg
Tính năng nổi bật của cảm biến đo mức DLS-27N
Cảm biến đo mức DLS-27N được thiết kế để phát hiện mức điện dung của vật thể được đo. Ngoài phát hiện các mức chất lỏng cảm biến còn có thể phát hiện ra được một số loại chất rắn.
Cảm biến được tính hợp 2 chiết áp để điều chỉnh độ nhạy và độ trễ. Hai chiết áp này được bảo vệ bằng 2 ốc vít bên ngoài. Điều chỉnh độ nhạy để tránh các trường hợp nhiễu không mong muốn phát sinh ra trong lúc lắp đặt cảm biến.
Vỏ cảm biến được thiết kết bằng thép không ghỉ. Điều đó khiến cho cảm biến khá chắc chắn và không sợ các tác nhân bên ngoài là hư hại đến phần lõi bên trong.
Ứng dụng của cảm biến đo mức DLS-27N
Cảm biến đo mức DLS-27N thường được sử dụng để báo mức trên các bồn chứa chất lỏng, chất rắn dạng hạt như cà phê, bột,… Ngoài ra cảm biến còn co thể đo được một số chất không dẫn điện.
Nối dây cho cảm biến đo mức DLS-27N
Cảm biến đo mức có 3 dây. Lần lượt là dây dương, dây âm và dây tín hiệu ứng với 3 màu nâu, xanh, và đen. Dây dương (màu nâu) của cảm biến nối với dây dương của nguồn. Dây âm của cảm biến nối với dây âm của nguồn. Dây tín hiệu nối về bộ điều khiển hoặc 1 đèn báo. Mình sẽ nối với đèn báo, dây tín hiệu nối với dương của đèn báo. Cuối cung âm của đèn báo nối về nguồn thế là nối dây xong.
Hướng dẫn thay đổi độ nhạy
Cảm biến DLS-27 hoạt động khi mà môi chất cần đo ngập cảm biến đo mức DLS-27N. Trường hợp khi môi chất đo chưa ngập cảm biến. Cảm biến cũng sẽ hoạt động điều này ảnh hưởng đến quá trình đo. Vì thế khi đo cần phải thay đổi độ nhạy phù hợp vởi từng môi trường đo.
Để điều chỉnh độ nhạy trên cảm biến đo mức DLS-27N ta làm như sau:
Đầu tiên ta xả hết môi chất bên trong bồn, bể, hay silo đi. Mở vít bảo vệ chiết áp có chứ “S”. Sau đó sử dụng tua vít để vặn chiết áp bên trong. Vặn chiết áp theo chiều kim đồng hồ để giảm độ nhạy của cảm biến xuống đến khi đèn báo hiệu tắt.
Sau khi đèn báo hiệu trên cảm biến tắt, ta cho môi chất ngập lại cảm biến đo mức DLS-27N. Nếu đèn không sáng thì ta vặn chiết áp ngược chiều kim đồng hồ từ 0.5 đến 1 vòng. Cứ vặn như thế đến khi đèn sáng lại là được.
Một vài lưu ý khi lắp đặt cảm biến.
Khi lắp đặt nhiều cảm biến đo mức trên cùng một bồn chứa các bạn nên chú ý đến khoảng cách giữa các cảm biến với nhau. Giữa cảm biến với thành bồn.
Khi lắp cảm biến cũng chú ý không lắp trên các ống dài nhô ra khỏi bồn. Không lắp cảm biến tại các vị trí xả môi chất hoặc nguyên liệu vào bồn.
Khi đo chất rắn có dạng hạt lớn như hạt sỏi,… nên có lắp thêm thành để bảo vệ cảm biến khỏi hư hai.
Khi để cảm biến ngoài trời các bạn nên có mái che nắng. Tránh ánh nắng quá gắt chiếu trực tiếp lên cảm biến.
Đó là một vài lưu ý khi các bạn lắp đặt cảm biến. Còn nhiều thứ khác các bạn có thể đo với cảm biến DLS-27. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cảm biến DLS-27 các bạn hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề bạn đang có.