Tại sao chúng tôi lại gọi đây là cảm biến nhiệt độ lò nung?. Nếu chung các mẫu mã thì hẳn rằng các đặc tính của chúng gần như là tương tự nhau. Những sẽ có sự cách điệu giữa cấu tạo, thông số, đặc biệt là đầu đo cảm biến nhiệt độ.

Tại sao lại có sự phân phối này? Đơn giản mà nói chính là do sự yêu cầu về tính đặc dụng của thiết bị. Nếu bạn mua một sản phẩm quá đỗi “toàn năng” thì phải bỏ ra một khoản tiền lớn. Vì vậy ta phải xem xét những điều kiện, yêu cầu của công việc. Từ đó mà đưa ra một sự lựa chọn chính xác. Và về phía chúng tôi, để hỗ trợ bạn, xin được phép giới thiệu sản phẩm LR1P3B6150GBA20. Bật mí nhỏ rằng, với khoảng nhiệt đo được từ 0-400℃, đây là một sản phẩm thích hợp cho các lò nung.
Chọn cảm biến nhiệt độ cho lò nung sao cho đơn giản?
Các thông số kỹ thuật của một sản phẩm bao gồm rất nhiều giá trị. Mỗi giá trị đều mang một ý nghĩa khác nhau. Vì thế, tôi xin phép được hướng dẫn cho bạn các giải mã những thông số đó như sau.
Đặc tính đầu dò cảm biến nhiệt độ.
Chính là phần tiếp nhận nhiệt độ của cảm biến và thay đổi giá trị điện trở, từ đó ta mới có thể biết được giá trị nhiệt của môi trường. Vì thế nên dây chính là phần quan trọng nhất, là trái tim của cảm biến nhiệt độ. Một đầu dò cảm biến nhiệt độ tốt sẽ tạo ra một sản phẩm chất lượng.
Các loại cảm biến nhiệt độ RTD (Resistance Temperature Detectors) thường có cấu tạo đầu dò cảm biến nhiệt độ từ một trong ba nguyên tố hóa học sau: Nickel (niken hay kền), Copper (đồng), Platinum (bạch kim). Chúng được ký hiệu lần lượt là Ni, Cu, Pt và kèm theo một con số theo sau với ý nghĩa thể hiện điện trở của cảm biến nhiệt độ ở 0℃. Ví dụ: Ni1000 – Đầu dò cảm biến có cấu tạo từ kền với giá trị điện trở khi đo ở nhiệt độ 0℃ là 1000Ω.
Vậy trong ba loại vật liệu đó, loại nào chất lượng nhất và “Con số theo sau” nào là phổ biến nhất. Có thể bạn đã đoán ra được rồi, Pt là loại đầu dò cảm biến nhiệt độ phổ biến nhất! Tại sao ư? Chính là bởi sự nổi trội trong độ bền, sự chính xác và tính ổn định. Còn con số theo sau phổ biến nhất là “100”. Tóm lại, Pt100 chính là loại cảm biến nhiệt độ RTD phổ biến nhất‼‼
Kích thước đầu dò cảm biến nhiệt độ.
Kích thước của đầu dò cảm biến nhiệt độ thường có hai thông số đó chính là độ dài và đường kính.

- Độ dài đầu dò chính là chiều dài đầu dò đấy.
- Còn đường kính đầu dò là một giá trị chiều dài. Ví dụ: Φ6, Φ8, Φ10 lần lượt thể hiện đầu dò cảm biến nhiệt độ có đường kính bằng 6mm, 8mm và 10mm.
Tại sao ta phải quan tâm? Đương nhiên là vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính cơ bản sản phẩm. RTD là loại cảm biến cần tiếp xúc với nguồn nhiệt đo. Hay nói cách khác, đầu đầu dò nhiệt độ cảm biến phải nằm trong môi trường đo đạc thì mới có thể biết được giá trị nhiệt độ. Vì thế, nếu đầu cảm biến quá ngắn sẽ không thể tiếp xúc được với môi trường. Còn nếu quá dài thì sẽ có thể vượt quá môi trường đo đạc, cản trở việc lắp ráp.
Còn với một đường kính đầu dò bé thì đương nhiên sẽ kém bền và ngược lại. Nhưng hãy nhớ rằng, đầu dò này “hấp thụ nhiệt” nên ta có mối liên hệ như sau:
Đường kính lớn ↑: Độ bền ↑, tốc độ đáp ứng nhiệt ↓.
Đường kính nhỏ ↓: Độ bền ↓, tốc độ đáp ứng nhiệt ↑.
Số dây của cảm biến nhiệt độ.
Khi tiếp xúc với sản phẩm, bạn sẽ thấy các dây kết nối, đầu kết nối màu trắng và đỏ. Chúng chính là các dây kết nối với que dò cảm biến nhiệt độ để ta có thể dễ dàng kết nối và đọc giá trị điện trở.

Số lượng dây thường thấy đó chính là 2 dây, 3 dây và 4 dây. Ta có thể so sánh chúng như sau:
2 dây | 3 dây | 4 dây | |
Độ chính xác | Rất thấp | Cao | Cực cao |
Giá thành | Rẻ | Hợp lý | Cao |
Như ta có thể thấy, do độ chính xác cao và giá thành hợp lý, nên loại cảm biến nhiệt độ RTD 3 dây là loại phổ biến nhất!
Độ chính xác của cảm biến nhiệt độ (sai số) và cách tính.
Bởi nhiệt độ ảnh hưởng đến độ chính xác của cảm biến hiệt độ RTD tại những tỷ lệ khác nhau, do đó nên ta có những phân cấp tiêu chuẩn cho RTD. Hai phân cấp phổ biến nhất được chỉ định bởi International Standard IEC 751, là loại A và loại B. Độ chính xác của chúng thường là:
- Loại A: ±0,06% của điện trở hoặc ± 0,15℃ tại nhiệt độ 0℃.
- Loại B: ±0,12% của điện trở hoặc ± 0,30℃ tại nhiệt độ 0℃.
Dung sai này chắc chắn tại nhiệt độ 0 ℃ và sẽ thay đổi khi nhiệt độ tăng. Chúng được tính toán dựa trên công thức với T là nhiệt độ của cảm biến RTD với đơn vị là ℃:
- Loại A: ±(0,15+0,002*T)℃.
- Loại B: ±(0,30+0,005*T)℃.

Ví dụ: Dung sai của cảm biến nhiệt độ loại A tại nhiệt độ 75℃ (T=75) là:
e = ±(0,15+0,002*T)℃ = ±(0,15+0,002*75)℃ = ±0,30℃.
Dải nhiệt độ làm việc.
Như ta đã biết, bởi đặc tính về “điện” của mình mà hầu hết các thiết bị liên quan đến điện đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Vì thế nên cảm biến nhiệt độ cũng không phải là một ngoại lệ. Giá trị mà cảm biến nhiệt độ có thể đo được chính là “dải nhiệt độ đo được” của cảm biến nhiệt độ. Thông thường với cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 thì dải nhiệt độ của thiết bị có thể năm trong khoảng từ -200℃ đến +850 ℃. Một con số lớn, nhưng không phải thiết bị nào cũng có khoảng đo như thế. Trên thực tế chúng chỉ dao động ở một khoảng thôi. Ví dụ -35℃ đến +200 ℃ hoặc -70℃ đến 140℃ chẳng hạn.
Thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ lò nung LR1P3B6150GBA20.
Các thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ LR1P3B6150GBA20 được nhà sản xuất cung cấp như sau:
Thông số kỹ thuật cảm biến nhiệt độ lò nung.
Các thông số kỹ thuật cơ bản:
- Loại cảm biến nhiệt độ lò nung : RTD Pt100 3 dây.
- Chất liệu cấu tạo vỏ bọc: Inox 304.
- Đường kính đầu dò : 6mm.
- Chiều dài đầu cảm biến : 150mm.
- Dải nhiệt độ làm việc : 0-400°C.
- Độ sai số: Class B.
- Dạng ren kết nối : Chuẩn ren 1/4″ G xấp xỉ 13 mm.
Kích thước cảm biến nhiệt độ lò nung.
Ta có những thông số chính như Lc và Lg:

- Lc: Chiều dài dây tín hiệu: Với mẫu sản phẩm LR1P3B6150GBA20. Con số 20 ở đây ám chỉ chiều dài dây tín hiệu (cáp tín hiệu) là 2 mét. Đây là một con số khá thích hợp để lắp đặt trong nhiều môi trường làm việc.
- Lg: Chiều dài đầu dò cảm biến nhiệt độ lò nung: Ký tự 150 trong mã LR1P3B6150GBA20 thể hiện chiều dài của đầu dò cảm biến nhiệt độ lò nung ở đơn vị mm. Tức đầu dò dài 150mm, đây là một chiều dài khá lý tưởng cho các lò nung ở Việt Nam hiện nay.
- Φg: Đường kính đầu dò cảm biến nhiệt độ lò nung: Với số 6 ở mã LR1P3B6150GBA20, nói về đường kính đầu dò. Φ6 hay có nghĩa là đường kính rộng 6mm.
- F: Mối ghép ren của cảm biến nhiệt độ lò nung: Chữ GB trong LR1P3B6150GBA20 cho ta biết được loại mối ghép GB với đường kính ren là ¼” G ~13mm.

Lưu ý: Đối với mối ghép ren của cảm biến nhiệt độ này. Vì ở nước ta, chúng ta sử dụng hệ mét cho bước ren là tiêu chuẩn mặc định. Nhưng mối ghép ren của mẫu này không phải ở tiêu chuẩn hệ mét. Vì thế nên hãy xem xét kỹ khu vực lắp ghép cho cảm biến.
Tại sao tôi nên sử dụng cảm biến nhiệt độ lò nung LR1P3B6150GBA20?
Tại sao ư? Câu trả lời ẩn trong các thông số mà chúng tôi đã phơi bày ở trên. Vì thế, xin hãy để chúng tôi giải trình chúng một cách đơn giản như sau.
Số dây kết nối của cảm biến nhiệt độ lò nung là 3‼!
Nếu bạn đã theo dõi ở trên thì biết rồi đấy. Số lượng dây của sản phẩm là 3, điều này mang đến cho cảm biến một độ chính xác cao cũng như giá thành hợp lý.

Không những thế, hầu hết các sản phẩm cảm biến nhiệt độ công nghiệp hiện có trên thị trường đều là 3 dây, là một xu hướng trên thị trường.
Khoảng nhiệt chịu được cao‼!
Với dải nhiệt độ làm việc từ 0-400℃, đây là khoảng nhiệt độ mà giá trị nhiệt độ trong môi trường của các lò nung thường có. Nếu bạn chọn khoảng nhiệt độ lớn hơn thì có tốt hơn không? Ví dụ như 800℃ chẳng hạn? Đương nhiên khoảng nhiệt độ chịu được sẽ lớn hơn, nhưng chi phí bạn phải bỏ ra cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, đối với các lò nung, khoảng nhiệt độ từ 0-400℃ là hoàn toàn hợp lý.
Độ sai số/ dung sai nhiệt độ:
Như đã được thể hiện từ trước. Cảm biến nhiệt độ lò nung lò nung thuộc phân loại B. Một trong hai phân loại phổ biến, tuy có giá trị sai số không bằng phân loại A, nhưng phải khẳng định rằng, giá trị sai số vẫn là nhỏ và độ chính xác nó mang lại vẫn rất cao.
Giá trị sai số trong dải nhiệt độ làm việc sẽ được tính từ công thức: e = ±(0,15+0,002*T)℃.
Với mức nhiệt ở nhiệt độ 400℃ là: e = ±(0,15+0,002*400)℃ = 0,95℃.
Như tương ứng với dải nhiệt [0 đến +400]℃ ta sẽ có dải giá trị dung sai tương ứng [±0,15 đến ±0,95]℃. Một độ chính xác thật tuyệt vời phải không nào?
Chất liệu vỏ bọc – thép không gỉ.
Như các bạn đã biết qua về hợp kim inox 304. Đây là một loại hợp kim không gỉ với độ cứng và độ bền thì khỏi phải nói rồi, nó nằm trong khoảng 70-90 HRB. Còn khả năng chịu nhiệt ư? 1400-1450℃ là nhiệt độ để khiến hợp kim này nóng chảy và nhiệt độ đấy gấp 3 lần dài nhiệt độ làm việc của sản phẩm. Ngoài ra với đặc tính của hợp kim còn mang lại cho nó khả năng chống gỉ. Khiến sản phẩm không chỉ mãi sáng đẹp với thời gian mà khả năng chống ăn mòn tự nhiên cũng rất tốt. Vì vậy, hãy yên tâm về chất liệu vỏ bọc bạn nhé‼!!
Kích thước đầu dò cảm biến nhiệt độ này quá là phù hợp đi chứ hả?!?!?!
Chiều dài que tận 150mm, điều này sẽ giúp cho đầu dò có thể tiếp xúc được với môi trường cần đo một cách đầy đủ nhất!
Bên cạnh đó về đường kính đầu dò cảm biến nhiệt độ lò nung là 6mm. Một kích thước nhỏ để mang lại tốc độ đáp ứng nhiệt độ nhanh nhất. Không những thế, với môi trường làm việc là lò nung, mang đặc tính ít va đập. Với một phương pháp bảo quản thiết bị hợp lý, cảm biến nhiệt độ lò nung này hoàn toàn có thể đạt được một tuổi thọ dài, gắn bó với bền chặt với hệ thống của bạn.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn mọi thông tin về cảm biến nhiệt độ lò nung LR1P3B6150GBA20. Bên cạnh đó còn mang đến một số kiến thức cơ bản cũng như giải trình về khả năng làm việc của sản phẩm. Nếu bạn muốn biết thêm về sản phẩm cũng như hỗ trợ tư vấn miễn phí, xin hãy liên lạc với Huphaco chúng tôi. Mong rằng bài viết này đã có thể giúp bạn, chúc bạn may mắn và hẹn gặp ở bài đọc sau ♥♥♥♥♥♥♥♥.
Website: Huphaco.vn