Chiết áp hay Potentiometer là thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị gia dụng quen thuộc với chúng ta như quạt, đèn điện, điều hòa, bếp điện… Nhờ có linh kiện này, bạn có thể điều chỉnh đường quạt quay chậm hay nhanh, đèn sáng yếu hay sáng trưng. Vậy khái niệm về chiết áp là gì? Phân loại và những ứng dụng thực tế của chiết áp như thế nào? Câu trả lời cho các câu hỏi ở trên được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Hưng Phát.

Chiết áp là gì?

Chiết áp là một loại linh kiện điện tử không thể thiếu trong bộ chia áp của thiết bị điện tử. Một cách dễ hiểu, chiết áp điện một điện trở/ biến trở chia áp để hạn chế dòng điện đi qua. 

Chiết áp là gì?
Chiết áp là gì?

Trên bộ phận này có một hoặc nhiều tiếp điểm di động để chia điện trở thành nhiều phần giá trị bù nhau. Khi đặt lên điện trở một điện áp V thì giá trị điện áp tại tiếp điểm là giá trị chia điện áp theo tỷ lệ giá trị điện trở. 

Một số ký hiệu của chiết áp trong bản vẽ mạch điện

Trong bản vẽ mạch điện, chiết áp được ký hiệu tương đối đơn giản. Tùy theo loại chiết áp mà ký hiệu của chúng sẽ khác nhau. Như hình dưới đây, bạn có thể hiểu các ký hiệu như sau:

  • Hình a là chiết áp 1 tiếp điểm.
  • Hình b là chiết áp 2 tiếp điểm.
  • Hình c là chiết áp có các tiếp điểm ra bù. 
Một số ký hiệu của chiết áp trong bản vẽ mạch điện
Ký hiệu chiết áp trong mạch điện

Ngoài ra, chiết áp còn được ký hiệu là (IEC Standard), (ANSI Standard). Cách ký hiệu cho linh kiện chiết áp phụ thuộc vào từng quốc gia và mỗi bản vẽ mạch điện tử.

Những phân loại của chiết áp là gì?

Chiết áp trong các thiết bị điện tử hiện nay được chia thành nhiều phân loại tùy theo tiêu chí. Một số tiêu chí được sử dụng nhiều nhất là vật liệu, hình dáng và số chân. 

Cách phân loại theo vật liệu chế tạo

Xét theo vật liệu, chiết áp được chia thành các loại chính là:

  • Chiết áp được làm bằng màng than graphit: thường được sử dụng cho lĩnh vực điện tử trong đời sống. 
  • Chiết áp có dây điện trở quấn trên trụ lõi xuất hiện phổ biến trong thiết bị kỹ thuật điện tử phân tích, đo đạc.
  • Chiết áp dầu được sử dụng cho thiết bị điện tử, máy đo đạc và cả hệ thống điều khiển quy trình. Linh kiện được thiết kế với cuộn dây được nhấn chìm trong dầu để cách điện và đạt được độ ổn định cao, giảm nhiễu.

Cách phân loại chiết áp theo hình dáng

Khi xét theo hình dáng, linh kiện này được chia thành các loại như:

  • Chiết áp trượt có thanh trượt dạng dài, phẳng. Linh kiện sử dụng tiếp điểm di động được thiết kế trên cần trược. 
  • Chiết áp dạng xoay có tấm điện trở hình vòng cung. Tiếp điểm di động trên linh kiện được thiết kế trên cần xoay. 
  • Chiết áp dây quấn được quấn thành trụ dạng lò xo, số vòng quấn khác nhau tùy theo bên kỹ thuật. Tuy nhiên, số lượng phổ biến là 10 vòng. 

Linh kiện dạng trượt và xoay xuất hiện phổ biến trên những thiết bị điện dân dụng. Bên cạnh đó, loại dạng dây quấn sử dụng nhiều trên thiết bị kỹ thuật có yêu cầu cao về độ chính xác.

Cách phân loại chiết áp theo số chân

Phân loại potentiometer theo số chân là cách được áp dụng trong lĩnh vực kỹ thuật. Các linh kiện này gồm hai loại là chiết áp 3 chân và 6 chân. 

Potentiometer 3 chân tương đối đơn giản và thông dụng. Linh kiện được dùng phổ biến cho hệ thống điện của thiết bị dân dụng. Cấu tạo của chiết áp này tương đối đơn giản với 3 bộ phận chính: con chạy, cuộn dây làm từ hợp kim có điện trở lớn và 3 chân ra để kết nối mạch điện. 

Chiết áp 3 chân
Chiết áp 3 chân

Potentiometer 6 chân được ứng dụng phổ biến trong những thiết bị âm thanh. Chiết áp này có tới 6 tiếp điểm để nhận và truyền tín hiệu. 

Trong loại chiết áp 6 chân cũng có thể được phân ra thành hai loại:

  • Thứ nhất là chiết áp 6 chân đôi chia thành 2 tầng. Cách hoạt động của loại này tương tự chiết áp 3 chân. Thay vì phải sử dụng 2 Potentiometer 3 chân thì bạn có thể thay đổi để sử dụng loại này. 
  • Loại thứ hai là chiết áp 6 chân 1 tầng thường sử dụng để điều chỉnh cho tối đa 4 thiết bị và truyền được tín hiệu ổn định đến cho 1 thiết bị khác.
Chiết áp 6 chân
Chiết áp 6 chân

Ứng dụng thực tế của chiết áp là gì?

Những công dụng phổ biến của chiết áp gồm:

  • Đo và điều chỉnh điện áp. Trong một mạch điện hoàn chỉnh, chiết áp cho phép bạn thay đổi điện áp đầu ra bằng cách điều chỉnh vị trí trượt hoặc vòi vặn của nó. Đây là một trong những công dụng quan trọng để bạn kiểm soát chính xác điện áp.
  • Đo giá trị điện trở trong mạch điện tử như các điện trở không đổi hoặc linh kiện có điện trở thay đổi theo thời gian.
  • Điều khiển và kiểm soát. Chiết áp được sử dụng để kiểm soát âm lượng của loa, độ sáng của đèn, tốc độ quay của quạt…
  • Hiệu chuẩn và đo đạc. Potentiometer được gắn trong thiết bị đo lường và kiểm tra để đo, hiệu chuẩn thông số về độ dài, đo lực, đo nhiệt độ, đo độ sai số/ chính xác của thiết bị khác.
  • Điều khiển tốc độ của động cơ như mức độ quay của quạt.
  • Ứng dụng trong thiết bị âm thanh Audio để điều chỉnh âm lượng của loa, mixer hay các thiết bị khác.
  • Kiểm tra nhiệt độ trong các ứng dụng nhiệt độ thấp.
  • Đo độ dốc hoặc nghiên của cân điện tử hay thiết bị đo nghiêng.
Ứng dụng thực tế của chiết áp
Ứng dụng thực tế của chiết áp

Các bước đo chiết áp chuẩn

Thông số kỹ thuật của chiết áp được nhà sản xuất ghi trong tài liệu về thiết bị khi mua. Việc tự đo giá trị của linh kiện này có thể dẫn đến một chút sai số do dòng điện không phải dòng lý tưởng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng cách này để kiểm tra xem chiết áp còn hoạt động được tốt hay không.

Các bước thực hiện đo như sau:

  1. Chuẩn bị đồng hồ vạn năng và điều chỉnh thang đo trên điện trở thiết bị sao cho giá trị trên đồng hồ cao hơn so với tổng trở của biến trở.
  2. Có hai giắc nối với màu đen và đỏ. Bạn cắm giắc đen vào cực âm và giắc đỏ vào cực dương. 
  3. Vặn núm của biến trở phía mốc bên trái, đặt hai que đo vào hai đầu của biến trở. Sau đó, bạn vặn từ từ núm của biến trở về bên phải đến khi kịch mức bên phải và đọc số hiển thị. 
  4. Ban có thể làm các bước trên lặp lại nhiều lần và cộng trung bình các kết quả để có số liệu chính xác hơn. Nếu số liệu đo được gần bằng so với số liệu nhà sản xuất đưa ra thì linh kiện có khả năng hoạt động tương đối tốt.

Khi thực hiện đo, bạn cần lưu ý không cho tay tiếp xúc với que đo và chân chiết áp. Nguyên nhân vì khi bạn chạm vào sẽ khiến que đo và chân biến trở tiếp xúc kém. Cuối cùng, kết quả đo sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Kết luận

Chiết áp là linh kiện xuất hiện trong rất nhiều đồ gia dụng gần gũi với đời sống của con người. Bộ phận này giúp các thiết bị trở nên thông minh, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người. Hưng Phát đã giúp bạn hiểu chiết áp là gì và  chia sẻ những thông tin liên quan đến linh kiện. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về sản phẩm, hãy liên hệ đến Hưng Phát để được hỗ trợ chi tiết.

DMCA.com Protection Status