Seneca vừa cho ra mắt một sản phẩm mới giúp cho anh em có thể tiết kiểm được khối tiền cho việc kết nối các tín hiệu modbus RTU hay modbus TCP-IP với PLC S7-1200, S7-1500 của Siemens thông qua truyền thông Profinet. Đối với các Model cũ S7-200, S7-300… thì không thể dùng được.

Seneca R-KEY-LT-P được thiết kế riêng cho các dòng PLC mới của Siemens có truyền thông Profinet thông qua Ethernet. Điều này có nghĩa rằng chỉ cần có hệ thống mạng chung với nhau thì PLC S7-1200, S7-1500 có thể dễ dàng giao tiếp với các IO có tín hiệu đầu vào là Modbus RTU hoặc Modbus TCP-IP.

Seneca tạo một file GSD riêng cho Siemens nhằm tương thích tuyệt đối với các Modul PLC của Siemens mà không cần khai báo gì nhiều. Điều này có nghĩa rằng chỉ với một Modul R-KEY-LT-P việc truyền thông với PLC Siemens sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Có nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng sao tôi không dùng Modul mở rộng của Siemens luôn cho đơn giản. Câu trả lời là giá thành của các Modul Siemen khá là cao so với việc bạn dùng bộ chuyển đổi modbus RTU / TCP – IP sang Profinet.

Ứng dụng Gateway Profinet R-KET-LT-P với PLC S7-1200
Ứng dụng Gateway Profinet R-KET-LT-P với PLC S7-1200

Ngoài ra, khi sử dụng bộ gateway profinet cho PLC Siemens bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nâng cấp CPU rất nhiều. Tại sao ?

CPU của Siemens sẽ giới hạn số lượng Client trên từng loại CPU chính vì thế nếu bạn muốn lấy nhiều thanh ghi khi kết nối trực tiếp thì bạn phải sử dụng CPU có cấu hình cao để đọc đủ số lượng Client bên dưới.

Trong khi đó, nếu bạn qua gateway profinet cho PLC Siemens thì mỗi một gateway sẽ được coi như là một Client. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể dùng CPU S7-1200 cấu hình thấp nhất để đọc rất nhiều tín hiệu bên dưới thông qua gateway profinet R-KEY-LT-P.

Gateway Profinet cho PLC Siemens có gì ?

Bộ chuyển đổi Modbus RTU - modbus TCP-IP sang Profinet
Bộ chuyển đổi Modbus RTU – modbus TCP-IP sang Profinet

Seneca thật ưu ái cho Siemens khi mà sản xuất riêng cho Siemens một gateway profinet và có sẵn file GSD để cài đặt vào PLC của Siemens. WOW, bạn thấy hào hứng chưa !

Seneca R-KEY-LT-P có gì ?

R-KEY-LT-P là một phiên bản rút gọn của Z-KEY-P bởi cả hai đều có chung cấu hình nhưng chỉ khác nhau mỗi thiết kế bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng chỉ với bề ngoài khác nhau nhưng R-KEY-LT-P sẽ có giá thành cạnh tranh hơn.

Thông số kỹ thuật R-KEY-LT-P :

  • Nguồn cấp 11.40Vdc hoặc 19…28Vac
  • Công suất : 1W, siêu nhỏ tiết kiệm điện năng & công suất bộ nguồn
  • Đèn báo : Power Supply, Rx/Tx, RS232/R485, Ethernet ACT/LNK, Profinet communication
  • Cách ly : 1500Vac đầu vào – đầu ra
  • Tiêu chuẩn : IP20
  • Ethernet port : 1 Fast Ethernet 100 Tx autoswitch port, RJ45 on front panel
  • Modbus RTU port : 1 RS232 / RS485 serial port switchable, baud rate max 115k on connector
  • Truyền thông hai chiều : Profinet IO Real Time ó Modbus RTU/ ADCII + Modbus TCP-IP, PLC trên nền tảng CodeSys.
  • Max tag : 500 tag
  • Server TCP-IP : max 10 server
  • Slave : max 128 node
  • File cài đặt : GSD cho Siemens
  • Cài đặt bằng : phần mềm easy setup hoặc web server

Kết nối dễ Gateway với PLC S7-1200 dễ không?

Hình ảnh thực tế R-KEY-LT-P
Hình ảnh thực tế R-KEY-LT-P

Nhìn vào thiết kế của Gateway Profinet cho PLC Siemens chúng dễ dàng nhận biết được nơi nào là nơi cấp nguồn, nơi nào là nơi kết nối với Modbus RTU và tất nhiên cổng RJ45 được thiết kế cho Profinet kết nối với PLC hoặc hub mạng.

Việc kết nối khó mà nhầm lẫn đối vơi anh em chuyên lập trình PLC tuy nhiên bạn cũng có thể xem manual của R-KET-LT-P để an tâm hơn.

Trên R-KEY-LT-P sẽ có 2 DIP Switch  SW1 và SW2 và 1 nút reset. Chúng được sử dụng khi nào ?

  • SW1 ON: khi bạn muốn kết nối Modbus RTU với chuẩn Profinet vào PLC
  • SW1 OFF: khi bạn không dùng Modbus RTU để truyền thông mà dùng Modbus TCP-IP hoặc RS232
  • SW2 ON : Reset factory
  • SW2 OFF : Ghi địa chỉ IP mới vào bộ nhớ của R-KEY-LT-P

Kết nối với phần mềm Simatic TIA Portal như thế nào ?

Có lẽ đây là phần mà các bạn quan tâm nhất. Để giao tiếp R-KEY-LT-P với PLC của Siemens thông qua giao thức Profinet chúng ta cần tải file GSD tại web của Seneca hoặc liên hệ với chúng tôi để được gửi file trực tiếp. Sau đó, các bạn làm theo các bước sau.

Bước 1 : Cài đặt file GSD

Cài đặt file GSD của R-KEY-LT-P vào Tia Portal
Cài đặt file GSD của R-KEY-LT-P vào Tia Portal

Mở phần mềm TIA PORT, sau khi chọn cấu hình PLC xong bạn vào mục Option => Manage genneral station description file ( GSD ).

Sau đó bạn chọn vào file GSD mà các bạn đã giải nén trướ đó. Lưu ý là phải giải nén trước khi cài vào PIA Portal.

Bước 2 : Chọn file GSDML của Seneca đã giải nén và chọn Install. Việc của các bạn lúc này là chờ đợi. Nếu cấu hình máy tính bạn mạnh thì chỉ mất 10s.

load file GSD đã giải nén vào phần mềm TIA Portal
Load file GSD đã giải nén vào phần mềm TIA Portal

Sau khi cài xong thì trên màn hình sẽ hiện ra một thông báo là file GSD đã được cài đặt. Lúc này bạn có thể cài thêm các file khác ( nếu có ) hoặc chọn Close để đóng lại.

Cài đặt file GSD của R-KEY-LT-P thành công
Cài đặt file GSD của R-KEY-LT-P thành công

Bước 3 : Kiểm tra R-KEY-LT-P đã được cài đặt vào phần mềm TIA PORTAL hay chưa.

Tại Hardware Catalog chọn Other Field Devices => Profinet IO => Gateway => Seneca S.R.L => Seneca Z-KEY-LT-P. Tất nhiên rằng bạn sẽ phải kéo nó ra bên ngoài rồi.

Lưu ý rằng khi các bạn cài file GSD thành công thì mặc nhiên rằng trong phần Hardware Catalog sẽ xuất hiện Profinet Gateway R-KEY-LT-P.

Bước 4: Khai báo địa chỉ IP cho R-KEY-LT-P

Khai báo địa chỉ IP cho R-KEY-LT-P
Khai báo địa chỉ IP cho R-KEY-LT-P

R-KEY-LT-P cho phép chúng ta cài đặt địa chỉ IP thông qua web server. Tôi đã cài sẵn IP của R-KEY-LT-P là 192.168.1.111

Lúc này bạn cần trỏ vào ô RJ45 trên khối R-KEY-LT-P để xuất hiện hộp thư General bên dưới. Bạn cần gõ đúng địa chỉ IP của gateway Profinet vào.

Kiểm tra gateway R-KEY-LT-P cài đặt thành công hay chưa
Kiểm tra gateway R-KEY-LT-P cài đặt thành công hay chưa

Bước 5 : kết nối Profinet với PLC của Siemens

Kết nối PLC Profinet IO với gateway
Kết nối PLC Profinet IO với gateway

Kéo thả R-KEY-LT-P từ Catalog sang Network overview. Lúc này các bạn sẽ thấy rằng Gateway Profinet của Seneca gần giống như một Modul của Siemens vậy.

Tại bước này bạn kéo Line Profinet IO system giữa CPU S7-1200 hoặc S7-1500 với R-KEY-LT-P.

Bước 6 : Kiểm tra kết nối truyền thông Profinet S7-1200 với Gateway

Kiểm tra truyền thông giữa PLC và R-KEY-LT-P
Kiểm tra truyền thông giữa PLC và R-KEY-LT-P

Tại Topology view bạn cần làm tương tự như tại Network view hai khối này giao tiếp với nhau. Nếu đường kết nối màu xanh là xem như việc truyền thông giữa Gateway Profinet R-KEY-LT-P với PLC của Siemens hoàn thành.

Lúc này việc kết nối giữa gateway profinet R-KEY-LT-P đã hoàn thành. Còn lại bạn chỉ cần khai báo các thiết bị bên dưới Gateway như thông thường.

Rất đơn giản đúng không nào !

Tại sao chúng ta cần sử dụng gateway profinet cho PLC của Siemens ?

Tôi tin rằng sẽ có nhiều bạn sẽ thắc mắc sao không đọc trực tiếp các client modbus RTU hay modbus TCP-IP vào PLC của Siemens luôn bởi Siemens đã có sẵn truyền thông Modbus TCP-IP mặc định rồi.

Tất nhiên, tôi sẽ cho các bạn biết các lợi ích của việc sử dụng Gateway Profinet cho PLC Siemens lợi hại thế nào.

R-KEY-LT-P truyền thông nhanh hơn

Đối với các yêu cầu đọc tín hiệu theo thời gian thực thì truyền thông Profinet là một giải pháp gần như tối ưu nhất bên cạnh việc dùng Modul của Siemens. Giao thức Profinet cho phép chúng ta đọc theo thời gian thực và gần như không có thời gian trễ.

Đối với Modbus RTU thì chúng ta đều biết rằng sẽ có độ trễ khi có nhiều thiết bị bên dưới. Việc 1 thiết bị Gateway Profinet R-KEY-LT-P có thể đọc tới 128 Client bên dưới đã đủ dùng cho một hệ thống nhỏ. Tất nhiên chúng ta có thể kết hợp nhiều modul R-KEY-LT-P lại với nhau.

Sử dụng Profinet thông qua file GSD dễ hơn Modbus TCP-IP

Nếu như các bạn đã quen dùng Modbus TCP-IP hoặc modbus RTU thì việc cài file GSD để truyền thông Profinet cho PLC lại làm cho chúng ta thấy nhàn hơn nữa.

Bạn sẽ không cần khai báo các địa chỉ IP cho các khối lệnh như khi sử dụng modbus TCP-IP. Điều này giúp thuận tiện hơn rất nhiều trong quá trình kiểm tra code cũng như kiểm tra lỗi.

Giảm một lượng đáng kể các ô nhớ trong PLC

Chúng ta đều biết rằng PLC S7 có nhiều version khác nhau. Bạn phải chọn cấu hình đủ mạnh để đọc nhiều Client bên dưới nếu như bạn có nhiều IO đầu vào. Việc sử dụng một Gateway profinet của Seneca giúp PLC chỉ đọc duy nhất một Client. Điều này có nghĩa rằng bạn chỉ cần một CPU PLC có cấu hình tối thiểu cho các dự án của mình. Tất nhiên các dự án lớn chúng ta cần một CPU đủ mạnh để xử lý kịp thời.

Không lệ thuộc vào hệ sinh thái của Siemes

Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều anh em khó chịu khi lệ thuộc nhiều vào hệ sinh thái của Siemens mà không có cách nào thay thế được.

Khi bạn sử dụng một giải pháp mới với Gateway Profinet cho PLC Siemens bạn có thể đọc rất nhiều tín hiệu Digital, Analog, Modbus RTU hay Modbus TCP-IP của bất kỳ một hãng nào mà không cần dùng tới các modul của chính Siemens cung cấp vốn có giá thành khá đắc đỏ.

Chi phí hợp lý hơn

Một giải pháp mới ngoài yếu tố đáp ứng kỹ thuật ra thì chi phí phải thấp hơn so với các phương thức truyền thông cũ. R-KEY-LT-P có một mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với dùng Modul của Siemens. Tất nhiên rồi.

Giờ đây tủ điện của bạn sẽ gọn hơn, nhỏ hơn và ít tốn không gian hơn so khi tất cả các client chỉ cần vào một Gateway Profinet duy nhất.

Với một thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ Modbus RTU hoặc Modbus TCP-IP sang Profinet bạn có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều giải pháp truyền thông với chi phí hợp lý hơn mà lại tiết kiệm hơn. Seneca R-KEY-LT-P là một trong các gateway profinet bạn nên tham khảo.

Chúc các bạn thành công !

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

Mobi : 0937.27.55.66

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn

DMCA.com Protection Status
https://789bethv.com/ https://789bet.house/