Bạn đã nghe nói đến máy đo độ cứng là gì chưa? Chúng được sử dụng để làm gì? Có những loại máy đo độ cứng nào phổ biến hiện nay? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của chúng tôi? Hãy cùng đón đọc nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Độ cứng là gì?
Giá trị độ cứng được xác định bằng độ sâu hoặc diện tích vết lõm thu được. Số lượng phương pháp được áp dụng là 12, cùng nhiều lần thử nghiệm. Kiểm tra độ cứng thường được sử dụng trong các kỹ thuật cơ điện. Cụ thể là xác định độ cứng của các vật liệu biến dạng. Phương pháp thử nghiệm độ cứng được sử dụng nhiều nhất chính là Rockwell.
Công dụng của máy đo độ cứng là gì?
Độ cứng của vật liệu càng cao thì khả năng chống lại mức lún bề mặt càng lớn. Nói một cách khác thì độ cứng càng cao thì độ lún càng nhỏ. Độ cứng chính là một đặc trưng cơ bản nhất của vật liệu. Do đó, việc sử dụng máy đo độ cứng để xác định độ cứng của vật là việc làm quan trọng.
Xác định hình dáng và khối lượng nhất định của vật liệu rồi cho vào máy đo độ cứng để đo. Máy sẽ tính toán từ việc phân tích mẫu vật liệu và cho ra kết quả.
Những vật liệu được đo bởi máy đo độ cứng
Máy đo độ cứng hiện nay có thể đo được rất nhiều vật liệu kim loại và phi kim khác nhau. Cụ thể là sắt, đồng, cao su… hay các vật liệu có kích thước nhỏ và mỏng trong các bo mạch điện tử. Máy đo độ cứng có thể xác minh từng bước chính xác, đạt chất lượng ISO chất lượng tuyệt đối. Khi đo, các thông số của vật liệu sẽ được hiển thị trên màn hình. Từ đó người sử dụng sẽ nhanh chóng thu lại được kết quả để tiến hành các yêu cầu tiếp theo.
Một số loại máy đo độ cứng được sử dụng hiện nay
Máy đo độ cứng để bàn
Máy đo được thiết kế với vị trí cố định trên mặt bàn, chắc chắn khi sử dụng. Máy đo độ cứng có đầy đủ các tính năng cần thiết của một thiết bị đo chất lượng. Chúng được sử dụng rộng rãi tại các phòng thí nghiệm, nhà máy, xưởng sản xuất kim loại… Yêu cầu mẫu đo cần vừa với mâm đo của thiết bị.
Máy đo độ cứng có ưu điểm là đưa ra được kết quả chính xác. Đặc biệt có thể theo dõi kết quả theo nhiều cách, xuất kết quả với file excel. Tuy nhiên, máy cũng có một điểm hạn chế chính là khó di chuyển. Việc này khiến người sử dụng không thể linh động được đến nhiều địa điểm khác nhau.
Máy đo độ cứng cầm tay
Trái ngược với máy đo để bàn, máy đo độ cứng cầm tay thuận tiện cho việc mang đi đến các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên lại chỉ có thể sử dụng với một số vật liệu nhất định. Kết quả cho ra từ thiết bị này cũng được đánh giá là chính xác. Do đó, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn hãy chọn lựa thật phù hợp nhất nhé!
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng nhất về máy đo độ cứng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có được nhiều điều bổ ích nhất. Từ đó có thể phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN