Trong một hệ thống mạng thì Switch đóng một vai trò không thể thay thế. Được biết đến là thiết bị hỗ trợ cho các hệ thống. Đặc biệt đối với các hệ thống lớn thì Switch lại càng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu. Thế nhưng vẫn nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ những thông tin về Switch. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi Switch là gì? Cũng như tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của nó. Chúng ta cùng tham khảo nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Switch là gì?
Switch là một thiết bị có chức năng chuyển mạch, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mạng. Không chỉ vậy còn để kết nối các đoạn mạch với nhau theo một mô hình có hình dạng sao. Đối với mô hình này, switch nằm ở vị trí trung tâm khi tất cả các thiết bị vệ tinh khác bao gồm cả máy tính đều được kết nối về đây. Từ đó ta có thể định tuyến tạo đường nối tạm để có thể trung chuyển dữ liệu đi. Thêm nữa với việc có sự hỗ trợ của công nghệ Full Duplex switch còn có khả năng mở rộng băng thông. Đây là việc không có thiết bị nào làm được.
Ngoài ra Switch còn có thể tự lựa chọn đường dẫn. Từ đó có thể quyết định chuyển frame, một đơn vị của tầng liên kết dữ liệu. Nhờ vậy mà mạng LAN có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Đặc điểm chính của Switch
Vẫn có những đặc điểm giống như những thiết bị khác có cùng chức năng như Hub hoặc Router. Thế nhưng Switch vẫn có những điểm khác biệt. Cụ thể như:
Switch phân chia rõ ràng việc kết nối riêng biệt trên mỗi đoạn mạng: Việc chia nhỏ hệ thống mạng thành những đơn vị cực nhỏ microsegment sẽ giúp cho nhiều người dùng trên nhiều segment khác nhau nhưng vẫn có thể giao tiếp cũng như gửi dữ liệu cùng một lúc mà không có bất kỳ tác động đến người khác.
Switch cung cấp một băng thông lớn cho mỗi người dùng.
Phân loại Switch
Để có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã phải nâng cấp các thiết bị mạng với nhiều tính năng đa dạng hơn. Thế nhưng mặc dù ngày càng phong phú nhưng ta vẫn có thể phân loại Switch thành những nhóm sau:
Phân loại dựa theo số cổng
- Switch 4 port
- Switch 8 port
- Switch 12 port
- Switch 16 port
- Switch 24 port
- Switch 48 port
Phân loại theo vị trí hoạt động
- Switch Công nghiệp
- Core Switch
- Access Switch
Phân loại theo công nghệ
- Switch Ethernet 10/100
- Switch Ethernet 10/100/100 (Switch Gigabit)
- Switch Ethernet POE
- Switch cổng quang
Phân loại Switch theo lớp hoạt động
- Switch Layer 1
- Switch Layer 2
- Switch Layer 3
Ứng dụng của Switch mạng
- Có khả năng đưa ra đường dẫn quyết định chuyển frame ở mạng LAN. Từ đó giúp mạng hoạt động một cách hiệu quả hơn và không gặp sự cố.
- Xác định được những thiết bị và cổng nào có thể kết nối với nhau. Giúp việc liên lạc giữa hai máy không gặp khó khăn.
- Switch có chức năng tạo ra một mạch ảo ở giữa hai cổng tương ứng. Nhưng không gây bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến sự lưu thông ở các cổng khác.
- Switch có khả năng tập hợp lại những kết nối. Từ đó đưa ra quyết định để có thể lựa chọn đường dẫn truyền dữ liệu phù hợp nhất.
So sánh nguyên lý hoạt động giữa Switch và Hub
Đối với các mạng đơn giản nhất, những thiết bị sẽ được liên kết với các hub. Thế nhưng việc liên kết với các hub sẽ có những hạn chế. Khi giới hạn số người dùng băng thông có thể chia sẻ trên mạng dựa trên trung tâm. Lượng thời gian để dữ liệu đến đích cũng bị kéo dài do nhiều thiết bị được thêm vào mạng. Nhưng Switch sẽ giải quyết được tất cả những hạn chế của hub.
Không giống như bộ định tuyến cho phép những mạng khác nhau có thể giao tiếp thì Switch lại cho phép những thiết bị khác nhau trên mạng giao tiếp.
Tầm quan trọng của Switch
Để có thể khiến mạng LAN hoạt động một cách ổn định, không gặp sự cố và năng suất tăng cao thì Switch đóng một vai trò không thể thay thế. Do có khả năng tạo đường dẫn kết nối ảo giữa hai thiết bị với nhau mà không gây bất kỳ tác động nào đến những kết nối khác.
Ích lợi của bộ chuyển mạch Switch
Hoạt động song công
Hỗ trợ hoạt động diễn ra dưới hình thức song công. Có thể làm hai hoạt động đọc – ghi hay nghe – nói cùng lúc trên cùng một thiết bị. Việc chia sẻ băng thông cũng không giống như những thiết bị khác. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến qua lại đối với những kênh truyền khác. Không chỉ vậy còn có thể làm hạn chế tỉ lệ lỗi trong frame do có cơ chế tự kiểm tra lỗi frame. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi.
Như bộ điều khiển trung tâm
Switch hoạt động như một bộ điều khiển trung tâm. Khi có khả năng tạo điều kiện để có thể mở rộng mạng cũng như việc kết nối với phần còn lại của mạng thông qua các cổng Uplink có tốc độ cao. Bằng việc khiến các thiết bị kết nối với nó giao tiếp hiệu quả. Hay thông qua việc chia sẻ thông tin và phân bố nguồn lực sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc cho nhân viên. Không những vậy còn tiết kiệm tiền bạc cho doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây là những kiến thức vô cùng quan trọng về Switch. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN