Chào anh em kỹ thuật công trình!
Là một kỹ sư tự động hóa dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực đo lường và điều khiển; mình thấu hiểu nhu cầu của anh em về một thiết bị đo lường và giả lập tín hiệu đa năng, chính xác và dễ sử dụng. Hôm nay, mình muốn giới thiệu đến mọi người một “siêu phẩm” mới toanh; mang tên MSCThiết bị đo lường và giả lập tín hiệu đa năng đến từ Seneca Italy; hứa hẹn sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho công việc của anh em.

Thiết bị đo lường- phát – kiểm tra tín hiệu là gì ?

Trước khi đi vào tìm hiểu thiết bị đo lường thông minh MSC; ta cần tìm hiểu khái quát qua về thiết bị đo lường- phát – kiểm tra tín hiệu là gì ?

Như cái tên của nó, nghĩa là đây là loại thiết bị vừa đo được tín hiệu; vừa giả lập phát ra tín hiệu (như điện áp, dòng điện, điện trở); vừa kiểm tra được độ chính xác của các thiết bị đo lường khác như cảm biến, đồng hồ đo; bộ điều khiển nhờ vào độ chính xác rất cao của nó.


Tại sao phải đo đạc và kiểm tra tín hiệu ?

Đầu tiên đó là đảm bảo chất lượng tín hiệu đọc được từ cảm biến. Đo đạc tín hiệu giúp xác minh rằng các thiết bị trong hệ thống đang hoạt động đúng cách. Chúng ta cần kiểm tra xem tín hiệu đó đưa ra từ cảm biến có chính xác hay không.

Tiếp theo là sự phát hiện ra các thiết bị lỗi trong hệ thống. Khi mà hệ thống chúng ta đang có quá nhiều các cảm biến máy móc; nếu có cho mình một thiết bị đo đạc kiểm tra tín hiệu và người kĩ thuật có thể dễ dàng kiểm tra trực tiếp tại nhiều vị trí để phát hiện cảm biến lỗi.

Đo đạc tín hiệu giúp xác định vị trí tín hiệu bị sai lệch – có thể do nhiễu; linh kiện hỏng hoặc kết nối không tốt.

Phát tín hiệu giả lập để làm gì ?

Điều này rất quan trọng cho các kỹ sư lập trình. Có thể mô phỏng tạo tín hiệu giúp dự đoán cách thiết bị sẽ hoạt động.

Từ đó anh em có thể hoàn toàn làm nhiều thứ với tín hiệu giả lập; để giúp hệ thống tự động điều khiển của anh em trở nên thông minh hơn trước khi đi vào triển khai giai đoạn thi công.

Tầm quan trọng của viêc kiểm tra độ chính xác của tín hiệu ?

Việc kiểm tra độ chính xác của tín hiệu rất quan trọng. Nó bao gồm việc thiết bị trong hệ thống của anh em đang đọc chính xác tín hiệu đo hay chưa. Qua đó giúp ta lựa chọn thiết bị phù hợp qua 1 quá trình demo các thiết bị để triển khai toàn bộ dự án.

Ví dụ như, ta đang cần tìm bộ chuyển đổi tín hiệu Loadcell sang Modbus, Analog cho hệ thống của mình. Nhưng để triển khai dự án hệ thống giám sát khối lượng với số lượng lớn bộ chuyển đổi; anh em cần chọn cho mình bộ chuyển đổi cho ra tín hiệu chính xác nhất.

Khi trong tay anh em đang có bộ chuyển đổi tín hiệu LoadcellZ-SG3 đến từ Châu Âu; và các loại board mạch chuyển đổi khác; chỉ cần bộ kiểm tra tín hiệu như MSC thì ta sẽ dễ dàng nhận ra Z-SG3 đang cho ra tín hiệu Loadcell rất ổn định so với với các bộ chuyển đổi khác.

Lựa chọn thương hiệu uy tín cho bộ đo phát kiểm tra tín hiệu

Thường thì trong quá trình lựa chọn thiết bị kĩ thuật; ta sẽ xem trước các sản phẩm đang có đầy đủ các tính năng mà ta đang cần để ứng dụng cho hệ thống của mình. Nhưng nếu trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm có đầy đủ tính năng của anh em đang cần thì sao. Điều ta cần dựa vào lúc này đó là nhưng thương hiệu uy tín cho mình.

Với lĩnh vực điều khiển tự động hóa, Seneca Automation Interfaces là một thương hiệu rất uy tín đến từ Châu Âu – Ý. Là nhà sản xuất hàng đầu về các giải pháp tự động hóa công nghiệp; với hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành. Các sản phẩm của Seneca Interface Automation được đánh giá cao bởi chất lượng vượt trội; độ tin cậy cao và hiệu quả hoạt động tối ưu.

Bộ đo phát kiểm tra tín hiệu MSC của Seneca thực sự là một vũ khí tối ưu cho những anh em kỹ thuật công trình có thể đo phát và kiểm tra tín hiệu một cách hiệu quả. Không giống như các đồng hồ đo các loại tín hiệu điện hay điện trở như VOM; nó hoàn toàn vượt xa giới hạn của một loại đồng hồ đo bình thường. Vậy chi tiết về công năng của nó; hãy cùng mình tìm hiểu những phần tiếp theo nhé.

Mở hộp MSC – trợ thủ đắc lực cầm tay cho kỹ sư tự động hóa

Seneca đặc biệt thiết kế hộp đựng thiết bị đo lường và hiệu chuẩn MSC rất hữu dụng cho những anh em kĩ thuật có thể mang theo cầm tay một cách thuận tiện. Với lớp vải cứng cáp, và quai xách thuận tiện cho người sử dụng; thiết bị đo phát MSC sẽ là trợ thủ đắc lực cầm tay cho anh em theo mọi công trình dù là xa hay gần.
MSC và hộp đựng bảo vệ
MSC và hộp đựng bảo vệ
Trong hộp sẽ bao gồm: Một đồng hồ đo MSC ( đã có pin và được sạc sẵn khi mới mua về); một bộ sạc pin ( gồm củ + dây USB) cho MSC; 1 Bản hướng dẫn sử dụng, 4 dây điện có đầu kẹp ( 4mm)
Với dung lượng pin lên đến 3400 mAH, thời gian sử dụng tối đa lên đến 20 giờ; ta sẽ không bao giờ lăn tăn về việc hết pin trong thời gian sử dụng. Ta sẽ dễ dàng quan sát dung lượng pin còn lại qua giao diện bluetooth app trên điện thoại mà không cần lo nó sẽ hết pin khi nào. Và trong hộp sẽ đi kèm theo là bộ sạc cho MSC; nên miễn là có ổ điện 220V AC thông thường, thì ta cũng có thể sạc nó bất cứ đâu.


Thông số kỹ thuật của thiết bị đo lường MSC

Ta sẽ cùng đi qua chi tiết về thông số kỹ thuật của bộ MSC này.

 

  • Nguồn Cung Cấp Pin: Pin Lithium Polymer (LiPo) 3.400 mAh
  • Thời Gian Sử Dụng: 8 giờ (tải tối thiểu đến tối đa), 20 giờ (tối đa)
  • Nguồn Cung Cấp AC: 230 Vac với sạc pin USB tiêu chuẩn
  • Đèn LED Trạng Thái: Nguồn cung cấp, giao tiếp, lỗi, ghép nối Bluetooth, datalogger (TBD), trạng thái pin
  • Tốc Độ Lấy Mẫu: 10 Hz
  • Chế Độ Hoạt Động: Đo tín hiệu, tạo tín hiệu (với ramp), Datalogging
  • Giao Tiếp Không Dây: Bluetooth Low Energy 4.1 cho kết nối thiết bị iOS hoặc Android
  • Ứng Dụng: MSC by SENECA. Ngôn ngữ có sẵn: ITA, ENG, DEU, FRA, ESP
Đo Tín Hiệu:
  • Dòng Điện: 0…24 mA hoạt động & bị động; bảo vệ ± 28 V
  • Điện Áp (V): 0,0÷27 V
  • Điện Áp (mV): -10mV÷+90mV
  • Thermocouple: Loại J,K ,T, E, N, R, S, B, L
  • Thermoresistors (2,3,4 Dây): Pt100, Pt500, Pt1000, Cu50, Cu100, Ni100, Ni120
  • Load Cell: 350 Ohm; -0,2÷+2,4mV/V
  • Xung: đếm tối đa 1.000 Hz
  • Tín Hiệu Tần Số: 0,1…1.000 Hz
  • Độ Chính Xác: 0,03%; 0,04% cho dòng điện
  • Độ Phân Giải: 1 µA; 1 mV; 5 µV; 0,1°C; 0,1uV/V
Tạo Tín Hiệu:
  • Dòng Điện: 0,1…24 mA hoạt động & bị động; bảo vệ ± 28 V
  • Điện Áp (V): 0,1÷24 V
  • Điện Áp (mV): -10mV÷+90mV
  • Thermocouple: Loại J,K ,T, E, N, R,S, B, L
  • Thermoresistors (2 Dây): Pt100, Pt500, Pt1000, Cu50, Cu100, Ni100, Ni120
  • Load Cell: 350 Ohm; -0,2…+2,4mV/V
  • Xung: tối thiểu 0,5 ms (1…24V) số lượng xung có thể thiết lập
  • Tín Hiệu Tần Số: 0,1…1.000 Hz
  • Độ Chính Xác: 0,03%; 0,04% cho dòng điện
Datalogging:
  • Datalogger: Có
  • Tốc Độ Lấy Mẫu: >500 ms

Cách kết nối thiết bị đo lường MSC với các thiết bị khác

MSC đưa ra 4 dạng đầu kẹp rất chắc chắn, và giúp người dùng dễ dàng thao tác trong việc đấu nối. Seneca đã đặc biệt kỹ lưỡng thể hiện rất rõ ràng sơ đồ đấu nối ngay trên mặt trước của thiết bị. Ta chỉ cần đấu nối theo đúng sơ đồ trên thiết bị là có thể dễ dàng đo phát được tín hiệu cần đo của anh em rồi.

Công dụng đồng hồ đo điện MSC – Vượt xa giới hạn của đồng hồ đo thông thường

Đo hoặc phát tín hiệu Analog

Bộ MSC đại diện cho một bước tiến vượt bậc trong công nghệ đo lường và kiểm soát tín hiệu analog. Điểm nổi bật của nó so với dòng sản phẩm TEST-4 trước đây là khả năng phát tín hiệu với điện áp cao hơn đáng kể, lên tới 24V, trong khi TEST-4 chỉ đạt mức 10V.

Nhờ vào sự cải tiến này, bộ MSC mở rộng phạm vi đo lường và phát tín hiệu, từ 0 đến 24V cho điện áp và từ 0 đến 20mA cho dòng điện.
Nhờ tính năng phát và đo tín hiệu analog này, MSC trở thành công cụ lý tưởng để thực hiện các thử nghiệm và mô phỏng tín hiệu cho một loạt các thiết bị điện tử, từ cảm biến áp suất cho đến cảm biến đo mức nước, giúp các kỹ sư và nhà nghiên cứu có thể dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh các hệ thống mà không cần đến sự hiện diện của nguồn tín hiệu thực tế.

Bằng cách này, bộ MSC Seneca không chỉ cung cấp một giải pháp đo lường chính xác mà còn đóng vai trò như một thiết bị mô phỏng tín hiệu đa năng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu hiện đại. Đây chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất cao và tính linh hoạt, đưa thiết bị đo lường MSC Seneca trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực tự động hóa và kiểm soát quy trình.


Kiểm tra tín hiệu Loadcell

Loadcell là một loại cảm biến chuyển đổi trọng lượng thành tín hiệu điện, và tín hiệu này sau đó được xử lý bởi bộ hiển thị để người dùng có thể đọc được giá trị cân nặng một cách chính xác. Tín hiệu từ loadcell thường có 2 loại: loại 4 dây và loại 6 dây.
Nếu ta cần kiểm tra tín hiệu loadcell thông thường bắt buộc ta phải đưa tín hiệu về bộ chuyển đổi, bộ hiển thị loadcell và đưa về PLC. Sau đó mới có thể quan sát được tín hiệu qua bộ hiển thị loadcell hoặc PLC để calib Loadcell đó.

Nhưng nếu anh em sỡ hữu cho mình MSC, chỉ cần 1 vài thao tác đơn giản; đồng hồ sẽ trực tiếp phát nguồn cho loadcell đó hoạt động và calib ngay trên phần mềm trên smartphone. Dễ dàng kiểm tra được độ chính xác và cài đặt thông số độ nhạy cho loadcell thông qua MSC.


Đo phát tín hiệu xung và tần số

MSC có khả năng phát ra tín hiệu xung trong khoảng 0..27V. MSC có khả năng giả lập được tín hiệu đối với các ứng dụng đọc số lít nước qua Flow Meter xuất ra dạng xung. Nếu anh em chưa có cảm biến để đưa về PLC để lập trình, MSC sẽ là người bạn thay thế vị trí đó.

PLC thường sẽ đọc dạng xung tín hiệu 24V, MSC hoàn toàn đáp ứng được điều đó. Và xung này MSC còn có thể thay đổi được chu kì On OFF trong khoảng thời gian ta cài đặt (ms).Hoặc ta có thể kiểm tra được độ chính xác của Flow meter sensor trong quá trình lựa chọn thiết bị. Nhờ vào khả năng đo xung của MSC (tốc độ lên đến 1000Hz), ta có thể test được số xung xuất ra từ cảm biến có chính xác hay không.

Cách kiểm tra rất đơn giản, Flow meter ta đưa về PLC đọc xung cho ra 1 số lượng xung. Sau đó đưa tín hiệu Flow meter cho MSC đọc. Kiểm tra 2 con số này có gần nhau hay không; thì độ chính xác của cảm biến đó có cao hay không.

Còn một khả năng đặc biệt là MSC có khả năng tần số theo Hz mong muốn ( 0-1000 Hz). Nhờ vậy ta có thể giả lập các tín hiệu từ VFD biến tần; để lập trình điều khiển tốc độ động cơ trên PLC mặc dù ta chưa có sẵn VFD. Hoặc ngược lại MSC có thể đo được dạng tần số xuất ra từ biến tần. Từ đó dễ dàng kiểm tra được độ chính xác của thiết bị.


Đo phát tín hiệu điện áp nhỏ mV

MSC có khả năng đo đặc được tín hiệu điện áp rất nhỏ chỉ từ -10 đến 90 mV; điều mà các loại đồng hồ đo khác khó có thể làm được.

Với độ chính xác rất cao, sai số chỉ khoảng 0.03%; MSC tạo ra hoặc đo đạc được tín hiệu mV cực kì chính xác với mức gần như tuyệt đối; đáp ứng được các phạm vi điện áp rất nhỏ.


Giả lập và kiểm tra tín hiệu cảm biến nhiệt độ

MSC có khả năng là đo và kiểm tra được rất nhiều tín hiệu RTD (2 dây/ 3 dây/ 4 dây); từ Pt100, Pt500, Pt1000, Cu50, Cu100, Ni100, Ni120 và TC ( J,K ,T, E, N, R, S, B, L). Với sự linh hoạt như vậy của MSC; không có loại tín hiệu cảm biến nhiệt độ gì mà MSC không đọc được cả.

Ngược lại MSC có khả năng đặc biệt là có thể tạo ra các tín hiệu cảm biến nhiệt độ đó theo ta cài đặt. Nếu không có cảm biến đặt tại vị trí có nhiệt độ tương ứng; thì đừng lo lắng nếu trong tay anh em đang có MSC. Nó sẽ giúp ta tạo ra các tín hiệu cảm biến nhiệt độ như RTD hoặc TC và đưa về bộ điều khiển để có thể lập trình mà chưa có thiết bị sẵn.
Đồng thời nhờ vào chức năng này, ta có thể kiểm tra xem cảm biến nhiệt độ xuất ra có chính xác hay không. Bởi việc kiểm soát tín hiệu cảm biến nhiệt độ trong các hệ thống điều khiển rất quan trọng; chỉ cần lệch vài độ đã tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Cách kiểm tra cũng rất đơn giản, đưa tín hiệu cảm biến MSC đọc, và sau đó đưa tín hiệu cảm biến cho PLC đọc. Nếu PLC đọc ra con số sát với số của MSC, thì ta sẽ biết được cảm biến đó có độ chính xác cao.


Giao diện dám sát linh hoạt của MSC thông qua điện thoại và máy tính

Với một đồng hồ đo, thông thường sẽ có màn hình led kỹ thuật số ngay trên đồng hồ. Nhưng với những màn hình như vậy sẽ giới hạn rất ít tín năng, và chức năng hiển thị của đồng hồ sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
Nhưng với MSC, ta có thể dễ dàng mở nguồn, kết nối Bluetooth ngay trên chính điện thoại hoặc Laptop của mình. Giao diện cực kỳ trực quan, giúp các anh em kỹ thuật dễ dàng quan sát và thao tác các tác vụ hiệu chỉnh giám sát. Điều này thật sự đã làm cho MSC đã vượt xa giới hạn của một chiếc đồng hồ đo thông thường.

Lời kết

Trên đây là những chức năng đặc biệt của thiết bị đo lường và hiệu chuẩn thông minh MSC của Seneca. Đây thực sự là giải pháp rất tối ưu cho các anh em kỹ thuật công trình có thể dễ dàng đo đạc; giả lập tín hiệu và kiểm tra thiết bị trong hệ thống tự động hóa.

Có lẽ không có loại tín hiệu nào mà MSC Seneca không “cân” được, từ tín hiệu điện áp rất nhỏ mV; đến tín hiệu analog chuẩn công nghiệp như tín hiệu 0-10V, 0-20mA, 4-20mA,… Hay các loại tín hiệu mV đặc biệt từ Loadcell, tín hiệu điện trở của RTD, TC; tín hiệu xung, tần số. Cho thấy khả năng đáp ứng rất linh hoạt dù là yêu cầu nào đi chăng nữa. 

Sử dụng pin sạc linh hoạt, kết nối bluetooth không dây với smartphone giám sát qua app, giám sát qua máy tính; quả thực những chức năng này đã làm cho MSC Seneca vượt xa một thiết bị đo phát thông thường. 

Nếu anh em cần tư vấn về sản phẩm, cũng như cần tư vấn các giải pháp kĩ thuật trong tự động hóa; thì đừng ngần ngại liên hệ công ty chúng tôi theo thông tin bên dưới. Đội ngũ kĩ thuật sẽ ngay lập tức liên hệ và hỗ trợ anh em. 

Cảm ơn anh em đã theo dõi hết bài viết. Chúc anh em một ngày làm việc thật suôn sẻ!

DMCA.com Protection Status