Tiêu chuẩn CE còn được gọi là tiêu chuẩn châu Âu. CE có tên chính thức là CE Marking. Nếu như một sản phẩm đạt chuẩn chứng nhận CE Marking thì việc đó đồng nghĩa sản phẩm ý có thể lưu hành trong thị trường châu Âu mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Sản phẩm sẽ được pháp luật châu Âu công nhận. Thế nhưng vẫn rất nhiều bạn chưa hiểu biết chi tiết về CE. Bài viết dưới đây chúng cùng trả lời câu hỏi tiêu chuẩn CE là gì? Cũng như những lợi ích mà tiêu chuẩn CE mang lại nhé!

Tiêu chuẩn CE là gì?

Tiêu chuẩn CE
Tiêu chuẩn CE

Tiêu chuẩn CE hay có tên gọi khác là chứng nhận CE Marking. Tiêu chuẩn CE thích hợp đối với quy định và kỹ thuật ở những nước công nghiệp tiên tiến cũng như các nước khác trong khối. Nhờ vào đó các nước trong EU sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau để kiểm chứng chất lượng của sản phẩm thông qua các chính sách chung. Cũng chính là đã đáp ứng các tiêu chí về pháp luật của liên minh châu Âu EU để có thể lưu hành. Thế nhưng CE không phải tiêu chuẩn để chứng nhận chất lượng. CE chỉ được biết đến như là một dạng thông báo xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn chung của EU hay không?

Nguồn gốc và cách lấy chứng nhận CE

Ký hiệu CE được biết đến vào năm 1985 do một nghị quyết của Hội đồng EC. Nghị quyết này được đưa ra với mục đích giúp giảm rào cản kỹ thuật trong thương mại trong các nước EU.

Ít ai biết rằng, ở châu Âu các nhà sản xuất có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn CE cho sản phẩm của họ. Nếu họ tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được đưa ra của tiêu chuẩn Châu Âu đưa ra. Thế nhưng hầu như chỉ có các công ty tầm cỡ lớn, quy mô toàn cầu có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế mới tự công bố điều này. Do nếu sản phẩm được công bố không đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đưa ra thì sẽ bi cấm vĩnh viễn trên thị trường. Khi đó các tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Các sản phẩm bắt buộc phải có tiêu chuẩn CE Marking

Sản phẩm phải có tiêu chuẩn CE
Sản phẩm phải có tiêu chuẩn CE

Các quy định về việc dán nhãn CE trên sản phẩm

Các lưu ý khi dán nhãn CE
Các lưu ý khi dán nhãn CE

Vấn đề dán nhãn tiêu chuẩn CE được quản lý rất nghiêm ngặt. Mỗi sản phẩm sẽ có những quy định khác nhau. Thế nhưng tất cả đều phải tuân theo những quy định sau:

  • Dù tăng hay giảm thì kích thước của dấu CE vẫn phải giữ theo đúng tỷ lệ.
  • Dấu CE được đặt theo chiều thẳng đứng. Kích thước không được nhỏ hơn 5mm.
  • Vị trí dán dấu CE phải ở chỗ không có logo nào khác che khuất mất.

Quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm như thế nào?

Tiêu chuẩn CE rất khắt khe trong việc chứng nhận. Cụ thể các bước có thể xét và cấp chứng nhận bao gồm:

  • Bước 1: Xác định cụ thể chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng
  • Bước 2: Xác định các yêu cầu cụ thể
  • Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm đạt chuẩn
  • Bước 4: Cung cấp tài liệu TCF
  • Bước 5: Tuyên bố về sự đạt chuẩn và ban hành chứng nhận CE.
  • Bước 6: Xác nhận lại tiêu chuẩn
  • Bước 7: Đánh giá mở rộng thêm các tiêu chí khác.
  • Bước 8: Có thể đánh giá đột xuất để tăng tính khách quan hơn.

Lợi ích mà tiêu chuẩn CE mang lại

Chính vì sự khắt khe trong khâu xét và cấp chứng nhận CE nến chắc chắn giá trị mà chúng mang lại vô cùng lớn. Cụ thể như:

  • Sản phẩm sẽ được lưu thông mà không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Giúp ta có thể dễ dàng tiếp cận thị trường châu Âu và thị trường EFTA.
  • Sản phẩm được đảm bảo về độ an toàn. Tạo được độ tin cậy về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng.
  • Từ đó giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời mở rộng tầm hiểu biết về thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng cho công nghệ tiên tiến.
  • Giúp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đó trên toàn cầu.

Bài viết dưới đây là những kiến thức vô cùng quan trọng về tiêu chuẩn CE. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status