Transistor là thiết bị bán dẫn, được sử dụng như bộ khuếch đại. Transistor cũng có rất nhiều loại được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy cụ thể Transistor là gì? Gồm những loại nào? Các phân biệt giữa Transistor PNP và Transistor NPN ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Transistor là gì?

Transistor được biết đến là linh kiện bán dẫn chủ động. Được sử dụng làm phần từ khuếch đại hay khóa điện tử. Transistor được ứng dụng nhiều trong mạnh khuếch đại, điều chỉnh điện áp, điều khiển tự động. Transistor có khả năng đáp ứng rất nhanh chóng, có độ chính xác rất cao.

Transistor là linh kiện bán dẫn chủ động
Transistor là linh kiện bán dẫn chủ động

Transistor được cấu tạo từ 2 lớp dẫn điện ghép lại vào nhau. Trên thực tế có 2 loại dẫn điện là dẫn điện loại p và loại n. Transistor PNP là loại ghép bán dẫn điện âm giữa 2 bán dẫn điện dương. Còn Transistor NPN là bán dẫn điện dương nằm giữa 2 bán dẫn điện âm.

Cấu tạo của Transistor là gì?

Transistor được cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn, hình thành 2 mối nối tiếp giáp p-n. Transistor cấu tạo giống như 2 diode được đấu ngược chiều với nhau. Đây là cấu trúc có dòng điện gồm 2 loại điện tích âm và dương.

Cấu tạo của Transistor
Cấu tạo của Transistor

3 lớp bán dẫn sẽ được nối thành 3 cực có đặc tính khác nhau. Lớp giữa được gọi là lớp gốc, được ký hiệu là B, lớp B rất mỏng và bị dính lượng tạp chất rất thấp. Hai lớp bán dẫn bên ngoài, một là cực phát E, một là cực thu C. Lớp bán dẫn C và E có cấu tạo cùng loại bán dẫn nhưng có kích thước và độ lẫn tạp chất khác nhau. Do đó, chúng không thể thay thế cho nhau được.

Nguyên lý hoạt động của Transistor là gì?

Transistor sẽ đặt một điện thế một chiều vào vùng biến để hoạt động. Đây chính là điện thế kích hoạt. Cả Transistor PNP và NPN đều sử dụng cách thức phân cực. Cụ thể lần lượt là phân cực nghịch và phân cực thuận.

Transistor NPN và PNP hoạt động với các phương thức khác nhau. Để phân biệt được đây là loại nào thì cần xác định chân của chúng. Hãy cùng đón đọc tiếp nhé!

Cách xác định chân của Transistor

Bước 1: Xác định chân B: Bạn tiến hành đo ở 2 chân bất kỳ. Trong tất cả các lần đo chắc chắn sẽ có 2 lần làm kim đồng hồ dịch chuyển. Phần dịch chuyển chung cho 2 phép đo đó chính là chân B.

Bước 2: Xác định Transistor PNP hay NPN: Bạn quan sát tiếp đến que đo nối với chân B. Nếu que đo màu đỏ thì đó là PNP. Que đo màu đen thì được xác định là NPN.

Bước 3: Xác định chân C và chân E: Bạn chỉnh lại đồng hồ về thang đo x100

  • PNP: Hãy giả sử 1 chân là chân C còn 1 chân là chân E. Đưa que đen tới chân C và que đỏ tới chân E. Tiếp tục chạm chân B vào que đen. Nếu kim dịch chuyển nhiều thì giả thiết ban đầu bạn đưa ra về các chân là đúng. Nếu không thì chân sẽ được đổi ngược lại.
  • NPN: làm tương tự giống PNP nhưng với giả thiết màu ngược lại.

Cách phân biệt tín hiệu NPN và PNP

Cách phân biệt Transistor PNP và Transistor NPN
Cách phân biệt Transistor PNP và Transistor NPN

Trên thực tế, tải được sử dụng trong cả 2 loại tiếp điểm chỉ gồm điện trở và cuộn dây. Tiếp điểm sẽ được kích hoạt tại đầu PLC hoặc tại nguồn của relay trung gian. Đầu PLC chính là điện trở còn relay trung gian chính là cuộn dây.

  • Tiếp điểm PNP sau khi được kích hoạt sẽ mang điện áp dương. Tải sẽ nhận nguồn điện dương từ PNP, nguồn sẽ được nối với nguồn âm.
  • Tiếp điểm NPN sau khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0 (V). Lúc này, nguồn sẽ nối với chân dương của tải, chân âm sẽ nối với NPN.

Như vậy, bài viết trên đã gửi đến bạn những thông tin cần thiết nhất về Transistor. Cụ thể là Transistor là gì cùng cách phân biệt Transistor PNP và NPN. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được bạn trong học tập và cuộc sống.

DMCA.com Protection Status