Tự động hoá là thuật ngữ được sử dụng và nhắc đến nhiều trong cuộc sống hiện nay. Công nghệ tự động hoá có nhiều ứng dụng và giúp ích rất nhiều cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, khái niệm tự động hóa công nghiệp không phải là khái niệm được nhiều người biết đến. Vậy cụ thể tự động hóa công nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Tự động hóa công nghiệp là gì?
Tự động hóa công nghiệp là tập hợp các công nghệ có hệ thống và thiết bị điều khiển. Chúng ta có thể kể đến phần mềm máy tính, robot, máy móc vận hành không cần con người. Tự động hoá này hạn chế được hoàn toàn những lỗi sai của con người. Hơn nữa còn tiết kiệm được chi phí, thời gian và sức lực, từ đó hiệu quả làm việc cũng cao hơn.
Các công cụ của tự động hóa công nghiệp
Tự động hóa công nghiệp có rất nhiều công cụ và hệ thống riêng. Tuy nhiên, tại bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các công cụ chính sau đây:
Bộ điều khiển lập trình (PLC)
Đúng như tên gọi, PLC là thiết bị điều khiển công nghiệp kỹ thuật số. Được thiết kế và cài đặt với những quy trình tự động cao. PLC theo dõi và nhận thông tin từ thiết bị đầu vào. Sau khi xử lý thông tin sẽ được kích hoạt tại đầu ra. Cuối cùng sẽ kết nối lại để hoàn thành mục tiêu đề ra trong quy trình.
Vai trò của PLC:
- Được lập trình tương tự như một máy tính công nghiệp.
- Hoạt động độc lập, liên tục giám sát và tự động hóa một quy trình hay chức năng cụ thể nào đó.
- Khi được nối mạng, PLC có thể kiểm soát được toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- PLC cũng có thể điều khiển và giám sát các cảm biến.
- Cuối cùng, PLC được sử dụng như một phần để tăng độ tin cậy, ổn định và hiệu suất của hệ thống. Hạn chế hoàn toàn lỗi do con người tạo ra.
Điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)
SCADA có nhiệm vụ điều khiển và giám sát quy trình công nghiệp. SCADA sẽ thu thập sau đó xử lý dữ liệu thực tế thông qua việc trao đổi với các thiết bị. Sau đó, chúng ghi lại các thông tin vào tệp hoạt động hàng ngày. Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, SCADA đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Giao diện người và máy (HMI)
HMI là ứng dụng cho phép sự trao đổi giữa người và máy móc. Nó sẽ chuyển hoá dữ liệu phức tạp thành thông tin đơn giản hơn để truy cập được. Từ đó có thể kiểm soát được tốt hơn quá trình sản xuất và các ứng dụng khác.
Hệ thống điều khiển phân tán (DCS)
DCS được biết đến là mạng giám sát khu vực chính giữa. Chúng kết nối các thiết bị, kiểm soát tốt các phần tử đa dạng trong hệ thống.
Người máy (Robotics)
Robot là một phát minh vô cùng hiện đại, giúp việc thực hiện công việc được hiệu quả nhất. Tất cả các trường hợp nguy hiểm và phức tạp con người khó có thể thực hiện được thì đều nhờ đến Robot. Bên cạnh đó, robot cũng giúp cuộc sống hàng ngày của con người thêm thoải mái hơn.
Ưu điểm của tự động hóa công nghiệp
- Tăng năng suất làm việc.
- Cải thiện chất lượng và có thể dự báo chất lượng chính xác hơn trong tương lai.
- Tăng tính nhất quán và đồng nhất của đầu ra sản phẩm.
- Giảm chi phí nhân công vận hành máy móc.
- Tự động hóa công nghiệp có thể giúp con người thực hiện được những công việc quá khó và nguy hiểm.
- Tiết kiệm được sức lao động và thời gian làm việc của con người.
- Tạo ra được các công việc có độ chính xác cao hơn so với công việc thường ngày.
- Cải thiện nền kinh tế của đất nước và của mỗi cá nhân.
Nhược điểm của tự động hóa công nghiệp
- Tự động hoá chưa thể thực hiện được toàn bộ các công việc theo nhu mong muốn và nhu cầu của con người.
- Là mối đe dọa về an ninh và nguy hiểm khi tự động hóa đều có giới hạn về trí thông minh. Nên việc mắc lỗi là việc dễ hiểu nên cần người có chuyên môn rất cao vận hành.
- Khó dự đoán và nắm bắt được chi phí đầu tư cho toàn hệ thống tự động hoá.
- Chi phí đầu tư ban đầu rất cao nên không phải cơ sở nào cũng có đủ nhu cầu sử dụng. Mặc dù dây chuyền có thể tái đầu tư, nâng cấp, phát triển trong tương lai nhưng chủ doanh nghiệp vẫn rất băn khoăn về kinh phí.
Ứng dụng của tự động hóa công nghiệp hiện nay
Tự động hóa ngày này được vận dụng không chỉ trong cơ sở sản xuất mà còn ngay cả cuộc sống hàng ngày. Tự động hóa công nghiệp được vận dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp, y tế, môi trường, giao thông… Chúng ta có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến như sau:
- Công nghiệp sản xuất, chế tạo, nâng cấp hệ thống, dây chuyền và máy móc
- Hệ thống điều khiển bơm, xử lý nước thải…
- Hệ thống điều khiển và giám sát tòa nhà
- Hệ thống điều khiển và giám sát năng lượng điện, khí ga, dầu…
- Hệ thống giám sát nhà thông minh, hệ thống trồng cây…
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về tự động hóa công nghiệp. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức về tự động hóa. Từ đó hiểu hơn và vận dụng tốt và cuộc sống.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN