Hiện tượng ngắn mạch rất phổ biến trong cuộc sống con người. Đó có thể là các thiết bị đột ngột dừng hoạt động, đường dây gặp sự cố cháy nổ. Vậy cụ thể hiện tượng ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và cách kiểm tra ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Ngắn mạch là gì?
Ngắn mạch là gì? Đó là hiện tượng mạch điện bị chập tải ở một thời điểm nhất định. Từ đó khiến tổng trở mạch nhỏ đi. Điện áp sẽ giảm xuống trong khi dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột ngột. Khi dòng điện tăng quá mức sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng. Dòng điện ngắn mạch được phân thành 2 phần rõ rệt là có chu kỳ và không có chu kỳ. Thành phần không có chu kỳ sẽ tắt sau một thời gian chỉ còn lại thành phần chu kỳ.
Phân loại ngắn mạch
Có rất nhiều dạng ngắn mạch sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng ta có thể kể đến như:
- Ngắn mạch 3 pha: 3 pha bị chập nhau
- Ngắn mạch 2 pha: 2 pha chập nhau
- Ngắn mạch 1 pha: 1 pha chập đất hoặc chập dây trung tính
- Ngắn mạch 2 pha nối đất: 2 pha chập nhau đồng thời chấp đất
Trong đó thì ngắn mạch 3 pha chính là nguy hiểm nhất.
Các thông số ngắn mạch cần thiết nhất
Trong hệ thống điện, để có thể tính toán được ngắn mạch là rất khó. Chính vì vậy, tùy vào mục đích cũng như nhu cầu mà ta có những thực nghiệm khác nhau. Một số thông số cơ bản sẽ được tìm ra như sau:
- Điện áp ngắn mạch
- Tổn hao ngắn mạch
- Dòng điện ngắn mạch
Tại sao ngắn mạch lại gây nguy hiểm?
Ngắn mạch sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Hiện tượng ngắn mạch sẽ phát sinh nhiệt độ cao, dễ gây cháy nổ.
- Làm vỡ, biến dạng các thiết bị điện do ảnh hưởng của lực cơ khí giữa các phần tử bên trong từng thiết bị.
- Làm sụt điện áp của lưới điện, ngừng hoạt động đối với các thiết bị điện, ảnh hưởng đến sản xuất.
- Ngắn mạch còn khiến máy phát điện bị mất công suất, mất điện đồng bộ.
Chính vì vậy, ngắn mạch gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến an toàn và tính mạng con người.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng ngắn mạch
Ngắn mạch là hiện tượng xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta có thể kể đến 1 số nguyên nhân phổ biến nhất như:
- Dây dẫn điện bị hở gây nên hiện tượng chập cháy khi tường nhà bị ẩm ướt.
- Thiết bị điện quá tải khiến mạch điện không đáp ứng được gây nên sự cố đoản mạch.
- Dòng điện tăng đột ngột cũng có thể gây nổ, xuất hiện tia lửa điện.
- Các thiết bị điện bị hỏng hóc, các thiết bị ổ cắm bị lỗi…
Hiện tượng ngắn mạch có thể gây ra từ những lý do trên. Nên khi sử dụng điện, bạn cần cân nhắc thật kỹ để hạn chế sự cố hỏng hóc.
Cách kiểm tra ngắn mạch
Xác định vị trí ngắt mạch
Xác định vị trí của bộ ngắt mạch của mạch điện. Bộ ngắt mạch thường được ký hiệu bằng đèn báo hiệu màu đỏ, cam. Bên cạnh đó, nếu hệ thống điện của bạn được đặt trên đất, bạn sẽ xác định được thông qua vị trí bị bỏng cần thiết.
Kiểm tra dây nguồn của thiết bị
Kiểm tra dây nguồn của thiết bị từ việc quan sát trực quan. Việc làm này có thể sử dụng bằng đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm. Để có thể kiểm tra được dây dẫn điện, đo điện áp hoặc điện trở.
Nếu dây điện của bạn bị nóng chảy, rò rỉ cách điện hoặc mức điện áp bị lỗi không cho kết quả trên đồng hồ vạn năng. Bạn cần rút dây nguồn ra khỏi mạch bị hỏng. Sau đó, bạn thực hiện mở công tắc nguồn. Nếu các thiết bị điện vẫn tiếp tục hoạt động bình thường thì bạn có thể sử dụng mạch điện như cũ. Bạn phải tiến hành sửa chữa khi mạch điện bị ngắt.
Tiến hành sửa chữa mạch điện bị ngắn
Bạn thực hiện bật từng công tắc đèn hoặc công tắc của thiết bị. Mở lần lượt mỗi công tắc. Sau đó, nếu có công tắc làm cho hệ thống mạch bị ngắt thì chính là vị trí mạch điện bị ngắn mạch.
Lúc này, bạn cần tiến hành sửa chữa sự cố ngắn mạch. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sự an toàn, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật nhé!
Cách phòng chống hiện tượng ngắn mạch
Một số phương pháp phòng chống hiện tượng ngắn mạch như sau:
- Với mỗi thiết bị điện cần sử dụng công tắc riêng để tránh gây hiện tượng chập thiết bị hàng loạt.
- Sau khi sử dụng cần phải ngắt điện và rút phích cắm với các thiết bị điện.
- Chọn các loại dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với từng dòng điển đảm bảo khả năng tải điện tốt nhất.
- Nên lắp đặt thiết bị với Aptomat để phòng chống ngắn mạch hiệu quả.
Hiện tượng quá tải điện là gì?
Quá tải điện là hiện tượng vượt quá định mức cho phép của các thiết bị điện và đường dây dẫn. Từ đó gây ra hiện tượng đóng ngắt nguồn cấp. Nguy hiểm hơn là gây cháy nổ, chập điện cho các thiết bị.
Hiện tượng quá dòng có liên quan đến cường độ dòng điện. Hiện tượng này thường xuất hiện trên các máy dòng, thiết bị điện không phân biệt được phụ tải và nguồn. Hiện tượng quá dòng xảy ra khi có hiện tượng ngắn mạch.
Hiện tượng quá tải dòng điện
Nhận biết hiện tượng quá tải dòng điện thường vào ban đêm, khi dòng điện vượt mức cho phép. Ổn áp nhảy liên tục gây gián đoạn trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến thiết bị điện. Bên cạnh đó, hiện tượng chập cháy, nổ thiết bị cũng là biểu hiện tình trạng quá tải.
Nguyên nhân gây quá tải điện
- Sử dụng dây dẫn không đủ tải: Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện sẻ làm tăng công suất. Do đó, nếu dây dẫn không đủ tải thì hiệu quả dẫn điện sẽ rất thấp. Trong khi công suất nguồn điện cao sẽ sinh ra hiện tượng quá tải.
- Sử dụng 1 ổ cắm điện nối cho nhiều thiết bị điện: Công suất tối đa cho mỗi ổ cắm điện lên đến 3000W và ổ cắm có đến 8 lỗ. Tuy nhiên, các hộ gia đình muốn có sự tiện lợi hơn nên đã dùng 1 ổ cắm mà chia ra nhiều nguồn kết tối. Từ đó gây ra sự cố quá tải.
- Lắp đặt thiết bị aptomat không đủ tải: Aptomat là linh kiện giúp bảo vệ các thiết bị, nguồn điện trong gia đình. Khi có quá nhiều thiết bị điện cùng khởi động sẽ làm tăng công suất. Nếu aptomat có định mức thấp thì nó sẽ tự động nhảy liên tục để bảo vệ hệ thống.
Cách phòng chống quá tải dòng điện
- Để hạn chế tình trạng quá tải, bạn có thể sử dụng cầu dao điện, CB Aptomat cho từng thiết bị.
- Nâng cấp CB, aptomat lên công suất cao hơn để đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng một số thiết bị như UPS Online hay ổn áp Lioa để ổn định dòng điện.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hiện tượng ngắn mạch. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN