Công tắc áp suất hay còn gọi là rơle áp suất là thiết bị bảo vệ cuối cùng cho hệ thống bơm bên cạnh cảm biến áp suất điều khiển biến tần. Rơle áp suất hoạt động dựa trên nguyên tắc khi áp suất đặt tới ngưỡng cài đặt thì công tắc áp suất sẽ đóng tiếp điểm để cảnh báo hoặc điều khiển.

Công tắc áp suất dùng để đóng ngắt áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất thuỷ lực,áp suất dầu, máy nén khí, công tắc áp suất Gas. Có rất nhiều ứng dụng khác nhau nhưng chỉ có hai loại công tắc áp suất là : công tắc áp suất cơ & công tắc áp suất điện tử

công tắc áp suất
Công tắc áp suất được dùng để bảo vệ hệ thống bơm

Phân biệt Công tắc áp suất

Với sự phát triển của khoa học công nghệ & các vi mạch điện tử được ứng dụng vào công nghệ đo lường thay thế cho các công nghệ đo bằng cơ khí thuần chủng. Tuy nhiên, các loại rơle cơ khí vẩn được dùng cho tới ngày nay bởi sự tiện dụng cũng như bản chất đặc thù của môi trường đo.

Công tắc áp suất là gì ?

Công tắc áp suất thực chất là một thiết bị nhận áp suất thông qua các cơ cấu chấp hành công tắc áp suất chuyển đổi tín hiệu áp suất thành tín hiệu rơle ( ON/OFF ) để đóng ngắt một thiết bị điều khiển. Áp suất này được cài đặt trước khi đưa vào sử dụng. Tuỳ thuộc vào ứng dụng chúng ta có hai loại công tắc áp suất cơ và công tắc áp suất điện tử.

Công tắc áp suất cơ

công tắc áp suất cơ Georgin
Công tắc áp suất dạng cơ – Georgin / Pháp

Công tắc áp suất cơ được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng như cảnh báo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất dầu, áp suất khí nén, áp suất thuỷ lực…với ưu điểm giá thành rẻ dùng được cho hầu hết các ứng dụng liên quan đến áp suất. Đặc biệt, trong các khu vực nguy hiểm cần chuẩn chống cháy nổ không có tiếp điểm điện thì công tắc áp suất cơ là lựa chọn duy nhất.

Công tắc áp suất điện tử

Công tắc áp suất điện tử được dùng thay thế cho công tắc áp suất cơ do độ chính xác cao và thời gian đáp ứng nhanh. Rơle áp suất điện tử có thể thay thế hoàn toàn công tắc áp suất cơ với các ưu điểm nổi trội của mình so với loại công tắc áp suất cơ truyền thống.

công tắc áp suất điện tử
Công tắc áp suất điện tử GS – Georgin / Pháp

Ngoài tín hiệu ngõ ra tiêu chuẩn Relay ( rơle ) thì công tắc áp suất điện tử có thêm ngõ ra 4-20mA. Tín hiệu ngõ ra được tuỳ chọn trên thiết bị bằng các nút nhấn với 01 hoặc 02 ngõ ra rơle và 01 ngõ ra 4-20mA. Giá trị áp suất đo được hiển thị trên màn hình của rơle áp suất giúp việc giám sát áp suất chính xác hơn cũng như cài đặt giá trị áp suất một cách dể dàng.

Ứng dụng công tắc áp suất | Rơle áp suất

Công tắc áp suất gần như là một thiết bị không thể thiếu trong quá trình điều khiển của các hệ thống bơm nước, máy nén khí, hệ thống thuỷ lực …Rơle áp suất gần như là một thiết bị không thể thiếu dùng để bảo vệ bơm khi quá áp xảy ra.

Công tắc áp suất nước hay rơle áp suất nước

Công tác áp suất nước được sử dụng trong hệ thống bơm nước cho các trạm bơm hoặc bơm nước lên các toà nhà cao tầng. Ngoài cảm biến áp suất đưa tín hiệu 4-20mA về điều khiển biến tần, rơle áp suất nước còn làm nhiệm vụ bảo vệ bơm cuối cùng khi có sự cố quá áp suất xảy ra.

công tắc áp suất máy nén khí
Ứng dụng công tắc áp suất nước

Ví dụ : áp suất lớn nhất đường ống chịu được là 16 bar trong khi công suất của máy bơm có thể bơm lên tới 20 bar. Như vậy, để đảm bảo áp suất trong đường ống luôn nhỏ hơn áp suất chịu đụng của đường ống chúng ta phải dùng công tắc áp suất gắn trên đường ống sau đầu bơm. Chúng ta phải cài đặt rơle áp suất có giá trị max 16 bar sẽ xuất ra một tín hiệu Relay để ngắt bơm.

Việc sử dụng rơle áp suất giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối khi có sự cố xảy ra. Dựa vào việc khống chế áp suất bơm chúng ta vừa bảo vệ đầu bơm vừa bảo vệ được đường ống chứa nước. Việc lựa chọn thông số áp suất tuỳ thuộc rất nhiều vào áp suất định mức của đầu bơm áp suất.

Rơle áp suất khí nén hay công tắc áp suất khí nén

công tắc áp suất khí nén
Công tắc áp suất được sử dụng để bào vệ máy nén khí

Công tắc áp suất khí nén được sử dụng trong các hệ thống máy nén khí để giám sát áp suất lớn nhất hoặc nhỏ nhất của máy nén khí khi vào bình tích áp. Việc giám sát áp suất máy khí nén vô cùng quan trọng nên rơle áp suất khí nén là một thiết bị đo không thể thiếu trong quá trình hoạt động của máy nén khí. Nếu không có thiết bị bào vệ cuối cùng có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình vận hành.

Tín hiệu ngõ ra NO/NC được truyền thẳng trực tiếp vào thiết bị điều khiển máy nén khí. Khi áp suất vượt ngưỡng cho phép thi rơle áp suất lập tức ngắt đầu bơm khí nén, máy nén khí lập tức ngừng hoạt động mà không cần phải tác động bởi thao tác con người. Tất nhiên , trước đó các thiết bị cảnh báo phải được thiết lập nhằm thông báo cho vận hành biết trình trạng của máy nén khí khi áp suất tăng hoặc giảm.

Rơle áp suất thuỷ lực

công tắc áp suất Georgin - Pháp
công tắc áp suất Georgin – Pháp

Rơle áp suất thuỷ lực được sử dụng cho các hệ thống bơm thuỷ lực áp suất cao có khả năng chịu được áp suất từ 0-160 bar , 0-250 bar , 0-400 bar, 0-600 bar , 0-1000 bar. Giá trị áp suất dầu thuỷ lực được rơle áp suất thuỷ lực chuyển thành tín hiệu relay ON-OFF tại một giá trị cài đặt trên công tắc áp suất thuỷ lực.

Các thông số cần lưu ý khi chọn rơle áp suất thuỷ lực :

  • Áp suất làm việc lớn nhất
  • Dải đo cần điều chỉnh của rơle áp suất thuỷ lực
  • Tín hiệu ngõ ra NO/NC

Cách chọn rơle áp suất thuỷ lực

  • Áp suất cài đặt luôn nhỏ hon áp suất làm việc của rơle thuỷ lực
  • Áp suất chọi quá áp phải lớn hơn áp suất làm việc
  • Dead band phù hợp với điều kiện làm việc thực tế

Rơle áp suất dầu hay công tắc áp suất dầu

Bảo vệ áp suất dầu cho máy nén khí trong hệ thống lạnh để đảm bảo quá trình bôi trơn cho các chi tiết truyền động cho máy nén khí là hết sức quan trọng. Rơle áp lực dầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu năng lượng ma sát & truyền tải nhiệt ra ngoài môi trường làm mát cho bề mặt tiếp xúc cảu các chi tiết truyền động. Vì một lý do nào đó mà bôm dầu bị hư hỏng hoặc hệ thống bơm dầu bị sự cố hay dầu bị tắt nghẽn trong đường đi … gây nguy hiểm cho máy nén hoặc hư hỏng ngay nếu không có rơle áp suất dầu. Rơle áp lực dầu làm nhiệm vụ ngắt máy nén ngay lập tức khi mất áp lực dầu để tránh máy nén gặp nguy hiểm.

Cách chỉnh rơle áp suất | Chỉnh công tắc áp suất

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cách chỉnh rơle áp suất khi đã chọn dải đo áp suất phù hợp để bảo vệ hệ thống cũng như bảo vệ cả người sử dụng. Vậy cách chỉnh công tắc áp suất như thế nào ? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu cấu tạo của rơle áp suất.

Cấu tạo rơle áp suất

cấu tạo công tắc áp suất cơ
Cấu tạo công tắc áp suất Georgin / Pháp

Công tắc áp suất cơ bao gồm 08 cơ cấu chấp hành chính :

  • VG : Set point – dùng để điều chỉnh thang đo áp suất
  • RG : Range spring – thang đo tuỳ chọn ban đầu tương ứng với độ cứng của lò xo
  • TG : Range Index – giá trị hiển thị cài đặt thang đo áp suất
  • RE : Dead band adjustment spring – lò xo hành trình của dead band
  • ME – Dead band adjustment knob – bu lông điều chỉnh Dead band
  • ES : Sensing element – đầu nhận áp suất
  • LP : Flexible arm – mức độ điều chỉnh độ nhạy của ngõ ra
  • C : Switch – công tắc hành trình ngõ ra NO/NC

Dead band : là điểm chết của công tắc áp suất nó được cộng hoặc trừ vào thang đo áp suất thực tế.

Cách lắp đặt rơle áp suất | công tắc áp suất

cách lắp đặt rơle áp suất
Hướng dẩn cách lắp đặt rơle áp suất

Công tắc áp suất có thể được lắp đặt bên hoặc dưới vòi đường ống áp lực. Đường ống dẩn áp lực phải đảm bảo áp suất truyền tới rơle áp suất mà không bị suy giảm bởi các góc hay ống nối.  Một bình ngưng – tích áp phải được lắp đặt giữa công tắc áp suất và kết nối ren áp suất để đảm bảo áp suất chính xác.

Ống siphon hoặc ống đo giảm nhiệt nối với công tắc áp suất phải được đổ đầy nước trước để đảm bảo nhiệt độ không ảnh hưởng tới thiết bị bên trong công tắc áp suất

Cách đấu rơle áp suất

cách đấu rơle áp suất
Cách đấu rơle áp suất với hệ thống điều khiển

Cách đấu rơle áp suất khá đơn giản với tín hiệu 220Vac hoặc 24Vdc được truyền trực tiếp vào rơle áp suát. Tín hiệu ngõ ra NO/NC cũng là tín hiệu 230V-5A/10A có thể đóng ngắt trực tiếp các thiết bị bơm áp hoặc motor mà không cần phải qua các rơle trung gian.Tín hiệu ngõ ra của công tắc áp suất sẽ là dạng NO/NC. Tín hiệu NO tức là thường mở , còn NC tức là thường đóng.

tiếp điểm ngõ ra của công tắc áp suất
Tiếp điểm ngõ ra của công tắc áp suất

Lấy ví dụ : chận 1 + 2 + 4 là 3 tương ứng với tín hiệu ngõ ra của công tắc áp suất. Tại thời điểm công tắc áp suất chưa TRIP thì chân 1 & 4 thông với nhau. Như vậy, 1-4 là thường đóng ( NC ) & 1-2 là thường mở ( NO ).

Cách chỉnh rơle áp suất

Cách chỉnh công tác áp suất Fix Dead Band

cách chỉnh công tắc áp suất fix dead band
Cách chỉnh công tắc áp suất fix dead band

Vd : cài đặt áp suất tại 6 bar chúng ta làm như sau :

Điều chỉnh điểm đặt áp suất .

Bước 1 :  Tăng áp suất lên ngưỡng (6 bar) và ổn định nó.

Bước 2 : Sử dụng vít điều chỉnh điểm đặt VG, thư giãn phạm vi lò xo RG cho đến khi công tắc C thay đổi trạng thái.

Bước 3 :  Siết lại và dừng tại điểm chính xác nơi (các) công tắc C được / lồng vào nhau trên đường lên.

Kiểm tra / Điều chỉnh điểm đặt

Bước 4 : Từ từ tăng áp lực, và sau đó từ từ hạ xuống một lần nữa. Đo ngưỡng kích hoạt dưới và trên.

Bước 5 : Tinh chỉnh cài đặt bằng vít điều chỉnh VG (Điều khiển ngưỡng dưới và trên).

Bước 6 : Ngắt kết nối thiết bị khỏi băng ghế.

  1. Đối với Model F series (vỏ zamak), hãy áp dụng vít để điều chỉnh vít VG

Đối với các thiết bị sê-ri FP (vỏ polyester) và FX (vỏ thép không gỉ), vặn nắp bảo vệ

và niêm phong toàn bộ.

Bước 8 : Đóng nắp và siết chặt bốn ốc vít

Cách chỉnh công tắc áp suất Adjust Dead Banb

cách chỉnh công tắc áp suất adjust dead band
cách chỉnh công tắc áp suất adjust dead band

Ví dụ: 2 mbar rơi và 6 mbar tăng chúng ta cài đặt như sau

Cài đặt ngưỡng thấp hơn

Bước 1 :  Ức chế lò xo dải chết (RE) bằng cách siết chặt hoàn toàn núm (ME).

Bước 2 : Tăng áp suất lên ngưỡng thấp hơn (2 mbar) và ổn định nó.

Bước 3 : Sử dụng vít điều chỉnh điểm đặt VG, thư giãn phạm vi lò xo RG cho đến khi điểm C được khóa liên động đường xuống

Đặt ngưỡng trên

Bước 4 : Giữ áp suất ổn định ở 2 mbar.

Bước 5 : Nén hoàn toàn lò xo RE bằng cách kích hoạt núm ME (ngược chiều kim đồng hồ).

Bước 6 : Tăng áp lực lên ngưỡng trên (6 mbar) và ổn định nó.

Bước 7 : Sử dụng núm điều chỉnh dải chết ME, thư giãn lò xo chết RE cho đến điểm chính xác khi chuyển đổi C là / được kích hoạt trên đường lên.

Kiểm tra – Điều chỉnh điểm đặt

Bước 8 : Từ từ tăng áp lực, và sau đó từ từ hạ xuống một lần nữa. Đo ngưỡng kích hoạt dưới và trên.

Bước 9 : Tinh chỉnh cài đặt bằng vít VG (Điều khiển ngưỡng thấp) và núm ME (Độ lệch ngưỡng cao).

Bước 10 : Ngắt kết nối thiết bị khỏi áp suất

Bước 11 : Đối với sê-ri F (vỏ zamak), hãy sử dụng vít để điều chỉnh VG. Đối với các thiết bị sê-ri FP (vỏ polyester) và FX (vỏ thép không gỉ), vặn nắp bảo vệ và niêm phong toàn bộ.

Bước 12 : Đóng nắp và siết chặt bốn ốc vít bị giam cầm (mô-men xoắn: 1,2 N ∙ m).



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status