Bạn đang lên google tìm kiếm từ khoá “ bộ chuyển đổi 0-60mV hoặc 0-75mV sang 4-20ma “thì có nghĩa rằng bạn đang tìm kiếm môt bộ chuyển đổi có thể khuếch đại giá trị mili voltage thành giá trị Analog 4-20mA hoặc 0-10V để hiển thị hoặc đưa về PLC.

bộ chuyển đổi tín hiệu 0-75mV sang 4-20mA
Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-75mV sang 4-20mA

Tín hiệu mili voltage khá hiếm được sử dụng bởi nó chỉ xuất ra bởi các loại cảm biến như :

  • Cảm biến Thermocouple – can nhiệt loại K – R – S
  • Cảm biến đo PH
  • Điện trợ shunt đo tải dòng DC
  • Một số loại cảm biến khác

Giá trị mili voltage khá nhạy cảm với các loại tín hiệu khác và dể suy giảm khi truyền đi xa. Việc sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu nên lắp càng gần thiết bị đo càng tốt. Trong trường hợp lắp cách xa thiết bị ngõ ra mV chúng ta cần thiết lập thông số cho phù hợp để ngõ ta chính xác.

Đo dòng bằng điện trở sun ( shunt )

Để sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu 0-60mV, 0-70mV hiệu quả chúng ta cần nắm rõ nguyên tắc đo dòng của điện trở shunt ( sun ). Chính vì thế điện trở shunt còn được gọi là điện trở đo dòng.

Shunt resistor chính là tên đầy đủ của loại đo dòng điện DC trong mạch cũng như đo dòng tải của các hệ thống dùng nguồn DC có công suất lớn. Chúng ta cùng xem cách đo dòng bằng điện trở shunt nhé.

Cách Đo Dòng điện Trở Shunt
Cách Đo Dòng điện Trở Shunt | Truyền Thống

Cách đo dòng điện trở shunt

Khi đo dòng đi qua điện trở shunt thì sẽ có giá trị từ 60mV – 75mV tuỳ theo loại điện trở shunt. Điện trở shunt được dùng để đo dòng điện thực hiện bằng cách đo điện áp rơi qua điện trở.

Đọc tín hiệu 0-60mV 0-70mV sang 4-20mA

Dựa vào nguyên tắc đo dòng của điện trở shunt chúng ta có thể hiển thị dòng đi qua Tải tương ứng với điện áp đi qua điện trở shunt.

Hay

Truyền tín hiệu về PLC hoặc DCS để điều khiển tải bằng bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang analog 4-20mA.

Hiển thị dòng tải DC bằng màn hình

Bộ hiển thị dòng DC ATR244
Bộ hiển thị dòng DC ATR244

Bộ hiển thị dòng DC từ điện trở Shunt được thiết kế lắp trên mặt tủ điện. Có hai dòng hiển thị : hiển thị giá trị tức thời từ điện trở shunt và hiển thị mức cài đặt

Bộ điều khiển Pixsys ATR244 đọc được giá trị 0-60mV đồng thời xuất ra tín hiệu Output 4-20mA hoặc 0-10V truyền về PLC hoặc các thiết bị đọc Analog khác. Tín hiệu ngõ ra dạng PID control hoặc chỉ Analog 4-20mA / 0-10V tiêu chuẩn.

Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-60mV / 0-70mV sang 4-20mA

Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-60mV 0-70mV sang 4-20mA
Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-60mV 0-70mV sang 4-20mA

Khác với bộ hiển thị ATR244 chỉ có thể hiển thị được điện áp 0-60mV. Bộ chuyển đổi tín hiệu Z109REG2-1 có thể đọc được nhiều giá trị hơn hẳn so với bộ hiển thị như :

  • 0-60mV
  • 0-70mV
  • 0-80mV
  • 0-100mV
  • 0-120mV

…..0-2000mV

Các giá trị này đều được cài đặt một cách nhanh chóng và dể dàng bằng DIP Switch hoặc phần mềm. Tín hiệu ngõ ra sẽ được Scales thành tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V tuỳ ý.

Tại sao phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA ?

Tín hiệu mili voltage ( mV ) là một tín hiệu rất nhỏ và suy giảm theo khoảng cách. Cách duy Phương pháp tối ưu nhất để đọc hoặc đưa tín hiệu đo được qua tải chính là dùng bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang analog 4-20mA.

Bên trong các bộ chuyển đổi được thiết kế đặc biệt để đọc các giá trị mV một cách chính xác dù khoảng cách truyền về có xa dẩn đến tín hiệu mili voltage bị suy giảm. Đây chính là điểm khác biệt so với việc dùng bộ hiển thị hoặc các phương thức khác để đo được dòng DC về PLC.

Đo dòng DC bằng biến dòng DC

Biến dòng DC | T201DC của Seneca - Italy
Biến dòng DC | T201DC của Seneca – Italy

Khác với các đo dòng DC bằng điện trở Shunt truyền thống. Biến dòng DC cho phép đo dòng DC trực tiếp như dòng AC thông qua biến dòng. Tín hiệu truyền về dạng analog 4-20mA không bị suy giảm bởi khoảng cách.

Một trong những giải pháp ít ai biết tới khi đo dòng DC chính là dùng biến dòng DC của Seneca để đo dòng DC một cách trực tiếp như dòng AC. Tải DC được đo trực tiếp mà không cần phải qua điện trở shunt.

Tải lớn nhất mà biến dòng DC có thể đo được là 300A dc đáp ứng hầu như tất cả các ứng dụng phổ biến trong các nhà máy. Một ưu điểm của biến dòng DC chính là có thể cài đặt ngay trên thiết bị thông qua các DIP Switch. Tín hiệu ngõ ra sẽ được Scales tương ứng với tải đo được.

Điều này giúp tăng độ chính xác và độ phân giải cho giá trị đo được của biến dòng. Khi chọn biến dòng DC chúng ta nên chọn loại có tải gần với dòng Ampe cần đo nhất để đảm bảo độ chính xác.

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status