Hệ thống cáp quang đang đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống hiện nay. Trong đó không thể không nhắc đến hệ thống cáp quang trên biển. Vậy cáp quang biển là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào cho sự phát triển của Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cáp quang biển là gì?

Cáp quang biển là một trong những phương thức truyền tải thông tin toàn cầu bên cạnh vệ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống cáp quang biển vẫn được nhiều nước lựa chọn. Bởi tốc độ và độ tin cậy của cáp quang vẫn được đánh giá rất cao. Nói một cách khác, cáp quang biển là hệ thống cáp quang đi qua các nước và châu lục thông qua đường biển.

Cáp quang biển là gì?
Cáp quang biển là gì?

Trên thế giới hiện nay có nhiều loại cáp quang biển khác nhau. Mỗi tuyến cáp quang sẽ có lộ trình riêng khác nhau và đảm bảo giao thoa để truyền tải thông tin nhanh chóng nhất.

Đặc điểm của cáp quang biển là gì?

Cáp quang biển được làm từ lõi sợi thuỷ tinh hoặc bằng nhựa. Vị trí sẽ được đặt dưới đáy biển và truyền dẫn dữ liệu thông tin bằng ánh sáng. Cáp quang biển đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kết nối hệ thống internet giữa các khu vực.

Cáp quang biển có đường kính khoảng 69mm, khối lượng khoảng 10kg/m. Với những khu vực biển có địa thế phức tạp thì sợi cáp quang sẽ có kích thước và khối lượng nhỏ hơn.

Cấu tạo của cáp quang biển là gì?

Cấu tạo của cáp quang biển gồm 2 phần chính là lõi cáp và vỏ cáp. Lõi cáp quang biển được cấu tạo từ nhiều sợi cáp khác nhau để tăng khả năng dẫn truyền ánh sáng. Phía ngoài được bọc bằng lớp vỏ dày được làm từ chất liệu nhựa PE, thép, nhôm… Chức năng để bảo vệ lõi cáp trong các môi trường khác nhau như đáy biển.

Cáp quang biển cấu tạo từ 8 lớp. Cụ thể là Polyethylene, băng Mylar, dây kim loại, chắn nước bằng nhôm, Polycarbonate, đồng hoặc nhôm ống, thạch dầu khí, sợi quang học. Hiện nay, kích thước và khối lượng của dây cáp được cải tiến nhỏ hơn và độ bền cao hơn.

Ưu điểm của cáp quang biển là gì?

Một số ưu điểm của hệ thống cáp quang
Một số ưu điểm của hệ thống cáp quang
  • Cáp quang biển chịu được sự tác động của môi trường biển có nồng độ muối cao. Tuy nhiên chú ý rằng cáp không chịu được môi trường lạnh dưới -80 độ C hoặc đóng băng.
  • Cáp quang biển cũng dẫn được tín hiệu dạng xung ánh sáng. Tất cả được nhờ vào diode phát sáng hoặc diode laser. Hệ thống cảm ứng quang chuyển hoá xung ánh sáng trở lại ở đầu phát. Từ đó tạo được thành các dữ liệu thông tin nhanh chóng.
  • Cáp quang biển truyền tải thông tin dữ liệu rất nhanh, không bị nhiễu và không bị can thiệp. Không có dòng điện chạy qua nên cáp biển rất an toàn và không gây ra cháy nổ. Cáp còn có dung lượng truyền tải rất cao, sự sụt giảm tín hiệu thấp. Do đó, cáp quang biển trở thành phương tiện kết nối hữu hiệu nhất.

Nhược điểm của cáp quang biển là gì?

Cáp quang biển có mức chi phí đầu tư rất cao và khả năng kết nối giữa các khu vực khó khăn. Khi lắp đặt hệ thống cáp xuyên đại dương, con người phải vất vả để có thể tìm kiếm được khu vực phù hợp. Bởi địa điểm phù hợp sẽ hạn chế được rủi ro về thời tiết, đứt cáp do cá mập cắn…

Vai trò của cáp quang biển

Kết nối toàn cầu nhờ hệ thống cáp quang biển
Kết nối toàn cầu nhờ hệ thống cáp quang biển
  • Cáp quang biển vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối thông tin toàn cầu. Bởi cáp quang có tốc độ truyền tải cao, lưu lượng truyền tải được lớn. Đây là lý do mà rất nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn kết nối internet thông qua cáp quang biển. Trong đó có Việt Nam.
  • Hệ thống cáp quang biển được đánh giá là huyết mạch thông tin trên phạm vi toàn cầu. Do đó, tất cả mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ hệ thống cáp quang biển toàn thế giới.

Nguyên nhân hệ thống cáp quang biển bị đứt

Nguyên nhân đứt gãy của cáp quang biển
Nguyên nhân đứt gãy của cáp quang biển

Một số nguyên nhân dẫn đến hệ thống cáp quang biển bị đứt là:

  • Do mỏ neo của tàu thuyền không may móc vào sợi cáp biển. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc đứt cáp.
  • Do thiên tai, động đất và sóng thần.
  • Do trộm cắp.
  • Do bị cá mập cắn cáp.

Các tuyến cáp quang biển Việt Nam đang sử dụng

Tuyến cáp quang AAG

Tuyến cáp quang AAG được đưa vào hoạt động năm 2009 với tổng chiều dài 20000 km. Đây chính là hệ thống cáp quang biển chính và quan trọng nhất ở Việt Nam. Tuyến cáp quang biển này được hầu hết các nhà mạng nổi tiếng tại Việt Nam khai thác.

Tuyến cáp quang AAG kết nối Đông Nam Á với Mỹ.

Tuyến cáp quang APG

Tuyến cáp quang APG được đưa vào hoạt động vào quý 2 năm 2016. Chiều dài cáp lên đến 10400 km và là tuyến cáp quang tốc độ lớn nhất. Đây là tuyến cáp được tập đoàn APG xây dựng bao gồm Facebook và 11 nhà cung cấp viễn thông lớn khác.

Tuyến cáp quang APG kết nối Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.

Cáp quang biển Liên Á TGN – IA

Tuyến cáp quang này được đưa vào hoạt động năm 2009 với tổng chiều dài lên đến 6700 km.

Cáp quang biển SEA-ME-WE3

Cáp quang biển SEA-ME-WE3 là tuyến cáp dài nhất thế giới. Tuyến cáp này được xây dựng bởi 2 tập đoàn France Telecom và China Telecom. Cáp quang biển SEA-ME-WE3 kết nối giữa Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.

Tuyến cáp quang biển AAE-1

Tuyến cáp quang biển AAE-1 được đầu tư bởi tập đoàn Viettel và hoạt động 7/2017. Tuyến cáp quang này có tổng chiều dài lên đến 23000 km. Tuyến cáp quang biển AAE-1 kết nối các khu vực Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn các thông tin về hệ thống cáp quang biển. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp bạn có được nhiều thông tin đời sống hữu ích. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!

DMCA.com Protection Status