Cọc tiếp địa là gì?. Đây là một khái niệm không còn xa lạ đối với nhiều người. Nhưng để có thể tìm hiểu chi tiết hơn và trả lời cọc tiếp địa là gì cũng như những vai trò của nó trong đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cọc tiếp địa là gì?

Khái niệm về cọc tiếp địa
Khái niệm về cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là gì? Đây là một thanh kim loại với thiết kế 1 đầu được vót nhọn. Để có thể cắm cố định xuống đất. Đầu còn lại được làm bằng với mục đích đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm bằng chất liệu ren. Để dễ dàng trong việc nối 2 cọc lại với nhau.

Cọc tiếp địa còn có tên gọi khác là điện cực đất. Đây là 1 vật hay 1 nhóm vật dẫn được chôn vùi dưới đất. Việc chôn vùi dưới đất khiến cọc tiếp địa hình thành mối nối điện có tác động đến toàn khối đất.

Trong hệ thống chống sét, cọc tiếp địa là bộ phận không thể thay thế. Đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp hệ thống hoạt động 1 cách hiệu quả nhất.
Vai trò của cọc tiếp địa

Trong hệ thống chống sét, cọc tiếp địa có nhiệm vụ phân tán tối đa nguồn năng lượng xuống đất. Với mục đích bảo vệ tính mạng cho con người xung quanh. Cũng như hạn chế những thiết bị điện bị hỏng hóc.

Phân loại cọc tiếp địa

  • Cọc tiếp địa bằng đồng (đồng vàng hoặc đồng đỏ)
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hay điện phân)
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hay điện phân)

Trong 3 loại trên thì cọc tiếp địa nguyên chất là được đánh giá tốt nhất do có tính dẫn điện cao hơn các loại còn lại. Nhưng lại có khuyết điểm là giá thành cao hơn. Trong quá trình thi công sẽ gặp khó khăn do tính chất đồng dẻo, dễ cong vênh.

Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa thanh kim loại phải đảm bảo những tiêu chuẩn được đề ra. Đường kính phải được thiết kế đúng quy định. Nếu là điện cực thép thì đường kính không được nhỏ hơn 16mm. Còn nếu là điện cực kim loại không phải thép thì tối thiểu phải lớn hơn 12mm. Nghiêm cấm việc sử dụng thanh thép gay hay thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn.
Chiều dài của cọc tiếp địa thép góc tối thiểu phải đạt 4mm.

Đối với thiết bị này thì cần phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng cách mạ kẽm nóng hay phương pháp khác.

Ngoài ra cọc tiếp địa loại ống kim loại có tiêu chuẩn. Đường kính ít nhất phải từ 19mm trở lên và chiều dài là từ 2.45mm.

Quy định về thi công cọc tiếp địa là gì?

Những quy định vè thi công cọc tiếp địa
Những quy định vè thi công cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa được đóng sâu xuống lòng đất với độ sâu theo quy định trong thiết kế. Đất cần được chèn chặt lên toàn bộ điện cực đất. Cần chọn những vị trí đóng cột có độ ẩm cao.
Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa thanh hoặc ống kim loại dạng cọc nhọn nên nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1.2m. Đo từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ.

Chiều dài của cọc tiếp địa giới hạn trong khoảng từ 2.5 đến 3m. Có thể tăng chiều dài bằng phương pháp hàn nối. Đấy là đối với trường hợp điện cực đất cần đạt đến chiều dài hơn 3m. Việc hàn nối được thực hiện với điều kiện cần đảm bảo được tính liên tục về điện và cơ của điện cực.

Có thể đóng thẳng hay nghiêng cọc tiếp địa. Nhưng phải đảm bảo khoảng cách giữa hai cột không quá 20m. Cần nối chúng bằng những đoạn điện cực đất nằm ngang để có thể hình thành 1 mạch vòng điện cực bao quanh.

Đóng cọc tiếp địa sai cách có gây ra nguy hiểm không?

Nếu việc đóng cọc tiếp địa bị thực hiện sai cách sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường. Vốn được thiết kế làm từ chất liệu kim loại nên rất dễ dẫn điện, truyền điện. Chính vì vậy việc đóng sai cách cọc tiếp địa sẽ gây ra những tai nạn như giật điện, cháy nổ và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Hệ thống cọc tiếp địa được coi là nền móng của 1 công trình. Chính vì vậy việc lắp đặt không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến làm kéo dài thời gian thi công. Đồng thời sẽ gây ách tắc giao thông khu vực gần thi công.

Việc cần lưu ý khi đóng cọc tiếp địa là ta cần khảo sát thực địa 1 cách cẩn thận. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến những công trình ngầm. Không chỉ vậy còn khiến mất cân bằng điện tích đất ở khu vực đó. Và còn rất nhiều nguy hiểm khác.

Chính vì vậy việc lắp đặt đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ khiến kéo dài thời gian sử dụng và hạn chế những nguy hiểm cho người sử dụng.

Những tiêu chí của một hệ thống cọc tiếp địa đạt chuẩn

  • Không gây ra bất kỳ cản trở nào đối với những công trình ngầm hay sinh hoạt của người dân.
  • Toàn bộ hệ thống cọc tiếp địa đều được chôn sâu dưới đất. bao gồm tất cả số cọc tiếp đất và hệ thống thiết bị kết nối chúng.
  • Cần đảm bảo khoảng cách giữa các cọc tiếp địa ít nhất bằng 1 đến 2 lần chiều dài cọc đóng xuống đất.
  • Việc lựa chọn cọc có chất lượng cũng vô cùng quan trọng để có thể có một hệ thống chống sét đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết trên là những kiến thức vô cùng quan trọng về cọc tiếp địa. Chúng tôi hy vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo để có thêm những thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất nhé!

DMCA.com Protection Status