Bộ điều khiển là thiết bị được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tự động hoá hay trong các tòa nhà. Hiện nay, có một số bộ điều khiển cơ bản như PLC, DDC. PLC được sử dụng cho ngành tự động hoá. Còn DDC là gì? Được sử dụng ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

DDC là gì?

DDC là gì?
DDC là gì?

DDC là gì? DDC là cụm từ được viết tắt từ Direct Digital Control. Được hiểu là bộ điều khiển kỹ thuật số trực tuyến. DDC được sử dụng cho các hệ thống BMS, HVAC… để điều khiển hoạt động độc lập của các đơn vị.

DDC và PLC về bản chất khá giống nhau. Đều là bộ điều khiển trung tâm có gắn chip ở bên trong, có bộ nhớ lưu trữ các chương trình. Và rất nhiều cấu tạo khác nữa.

Ưu điểm của bộ điều khiển DDC

Ưu điểm của bộ điều khiển DDC
Ưu điểm của bộ điều khiển DDC

Tăng tính linh hoạt

DDC có thể tự lập trình và giúp việc điều khiển hệ thống HVAC hiệu quả cao hơn. Chúng sẽ giúp khả năng thu thập dữ liệu được chính xác hơn. Cảm biến điện tử có thể đo các thông số trong tiêu chuẩn chất lượng HVAC. Đó là các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…

Ngày nay, bộ điều khiển DDC càng có tính linh hoạt hơn trong việc điều khiển tổng thể. DDC cũng dễ dàng tích hợp với các hệ thống trong máy tính để kiểm soát, duy trì và bảo dưỡng.

Tăng tính hiệu quả trong vận hành

DDC có khả năng kết nối nhiều thành một mạng lưới. Từ đó sẽ dễ dàng định vị, triển khai và báo động các hoạt động bất thường. DDC cũng sẽ dễ dàng xuất dữ liệu đã thu thập thông qua sơ đồ. Nhờ đó mà các chuyên gia dễ dàng nhìn nhận và chuẩn đoán sự cố dễ dàng, kịp thời.

Thu thập, lưu trữ các bảng dữ liệu theo nhiều khoảng thời gian khác nhau. Việc làm này để theo dõi hiệu suất hoạt động và đưa ra phương án tối ưu. Chúng cũng giúp việc gửi thông điệp diễn ra nhanh hơn.

Tối ưu năng lượng sử dụng

DDC dễ dàng thu thập các tín hiệu điều khiển để đưa ra các chiến lược. Từ đó lập trình điều khiển các thành phần của hệ thống để tiết kiệm năng lượng. Thông qua hệ thống DDC, ta có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát được các nhu cầu của tổng thể. Nhờ vào điểm đặt, mức độ của các hệ thống khác nhau. Cuối cùng có thể tối ưu tối đa mức độ sử dụng năng lượng.

Sự khác nhau giữa DDC và PLC

Bộ điều khiển PLC
Bộ điều khiển PLC

Đối tượng điều khiển

  • DDC: Thiết bị điều hòa không khí, cơ cấu của hệ thống cơ điện của tòa nhà, hệ thống điều khiển của nhà máy.
  • PLC: Thiết bị, cơ cấu chấp hành trong các nhà máy và xưởng.

Mục đích sử dụng

  • DDC: Điều khiển các thiết bị cơ điện để tối ưu hóa năng lượng. DDC sẽ quản lý ít nhất mấy chục điểm tín hiệu đầu ra.
  • PLC: Tự động hoá quá trình sản xuất để đạt chất lượng sản phẩm tốt. PLC quản lý lên đến vài ngàn điểm tín hiệu đầu vào và ra.

Không gian và vị trí

  • DDC: Vị trí lắp đặt tại các phòng kỹ thuật của toà nhà. Với mục đích để quản lý các thiết bị của hệ thống điều hoà, cơ điện… Hệ thống điều khiển trung tâm BMS sẽ được đặt tại tầng hầm. Do đó, các DDC sẽ bố trí theo chiều dọc của toà nhà. Một BMS có thể chứa mấy ngàn DDC.
  • PLC: Được sử dụng trong các hệ thống SCADA. Chúng được đặt tại trung tâm của phân xưởng hay các nhà máy. Mục đích để quản lý các thiết bị đo lường và các cơ cấu chấp hành. PLC sẽ đóng vai trò là đầu não, là bộ điều khiển trung tâm điều khiển các hoạt động. Một hệ thống sẽ có vài chục PLC.

Giao thức truyền thông

  • DDC: Truyền thông nối tiếp từ các DDC với nhau tới máy tính vận hành.
  • PLC sẽ có giao thức truyền thông khác.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức về bộ điều khiển DDC. Giải thích khái niệm DDC là gì, những ưu điểm và cách phân biệt… Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được bạn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập.

DMCA.com Protection Status