Đồng hồ đo lưu lượng nước là dạng đồng hồ mà các bạn ở thành phố dễ biết hơn các bạn ở nông thôn. Ở thành phố thì thấy cái đồng hồ đo lưu lượng nước hay gọi tắt là đồng hồ nước ở đâu? Chính là cái đồng hồ gắn ở đầu nguồn cấp nước vào nhà bạn đó. Vậy chúng có mấy loại? Chức năng của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Đồng hồ đo lưu lượng nước
Đồng hồ đo lưu lượng nước trước tiên chúng ta biết đến chính là thiết bị tính lưu lượng hay khối nước. Mà chúng ta đã sử dụng, cả trong dân dụng và công nghiệp.
Đồng hồ đo nước hay còn gọi là công tơ nước. Chức năng cơ bản của chúng chỉ là giúp bên cung cấp nước tính tiền nước với chúng ta.
Nhưng trong công nghiệp, đồng hồ đo lưu lượng nước có nhiều dạng và tính năng khác nhau để phù hợp với từng môi trường hay ứng dụng cần đo đạc, kiểm soát.
Hiện nay có nhiều kiểu phân loại đồng hồ đo nước. Nhưng căn bản vẫn xoay quanh đặc tính hoặc chức năng của chúng. Nếu theo chức năng thì chúng ta có, đồng hồ đo nước thải, đo nước sạch và đo nước nóng…
Với mỗi loại lưu chất thì sẽ có một loại phù hợp. Do đó, không thể áp dụng loại đồng hồ này cho ứng dụng kia và ngược lại.
Cụ thể như thế nào, mời các bạn đọc tiếp nội dung bên dưới.
Đồng hồ đo lưu lượng nước thải
Đồng hồ đo lưu lượng nước thải ra đời để giải quyết những vấn đề về kiểm soát lưu lượng xả thải. Các bạn biết đó, công nghiệp phát triển, kèm theo đó là những phát sinh về nhu cầu xử lý nước thải và xả thải.
Việc xả thải của nhà máy hầu hết là xả thải ra môi trường bên ngoài. Từ đó đem đến những ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, Nhà nước có ban hành những quy định về lưu lượng và thời gian xả thải.
Để kiểm soát được lưu lượng xả thải, không còn cách nào khác là phải sử dụng đến những đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Chúng được lắp trên đầu ra của hồ chứa, lắp trên ống xả.
Các công tơ nước này có thiết kế đặc biệt như là: Chống ăn mòn, chống kẹt bởi cặn bẩn, kết nối với hệ thống giám sát, hoặc đo bằng cảm biến,…
Với yêu cầu của Sở TNMT, thì những hệ thống kiểm soát chất lượng nước cũng như lưu lượng xả thải, cần phải chuyển tín hiệu về trực tiếp máy chủ của Sở. Việc quản lý này kéo theo phải dùng đến những công nghệ kiểm soát tiên tiến hơn. Đó chính là việc đo nước bằng các cảm biến.
Một thiết bị đo lưu lượng bằng cảm biến hay còn gọi là đồng hồ đo dạng điện tử thì hoạt động như thế nào? Chúng ta xem phần tiếp theo nhé!
Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử
Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử hay còn gọi là cảm biến lưu lượng hay flow meter, được xem là một giải pháp cho đo lưu lượng trong công nghiệp.
Chúng có khả năng đo lường liên tục và truyền tín hiệu đo về hệ thống máy tính quản lý.
Về cấu tạo, chúng toàn toàn không có những cánh quạt. Nên việc bị kẹt hay hỏng hóc cánh quạt thì hoàn không xảy ra.
Ưu điểm
– Việc đo đạc hoàn toàn bằng tín hiệu điện tử
– Có khả năng kết nối với hệ thống điều khiển
Nhược điểm
– Giá thành là một rào cản lớn
Nhìn chung, với công nghệ phát triển, đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử hay flow meter có nhiều công nghệ đo khác nhau. Mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn về mỗi loại trong bài viết sau.
Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ
Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ, có thể nói là dạng phổ biến nhất cả trong dân dụng và công nghiệp.
Về nguyên lý, chúng hoạt động theo kiểu chuyển động của cánh quay dưới tác động của lưu lượng nước. Tức là dòng nước chảy qua đồng hồ trên đường ống sẽ tác động đến cánh quay, làm cánh quạt quay và cơ cấu cơ khí sẽ đếm số theo số vòng quay của cánh quạt.
Loại này có ưu điểm là rẻ, phổ biến. Nhưng về tính chính xác thì không được đánh giá cao. Nếu sử dụng trong các hệ thống chiết rót công nghiệp thì không phù hợp.
Ngoài ra, chúng chủ yếu dùng để đo nước sạch. Chứ đo nước thải hay các dung dịch dạng sệt thì không khả thi.
Bài viết ngắn chia sẻ về đồng hồ đo lưu lượng nước đến các bạn. Nếu cần tư vấn thêm về flow meter, các bạn liên hệ theo thông tin bên dưới nhé! Cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN