Công tắc dòng chảy là một tên gọi khác của cảm biến dòng chảy dùng để phát hiện dòng chảy đi qua trong đường ống. Chính vì thế công tắc cảm biến dòng chảy còn có tên gọi khác là role cảm biến dòng chảy ( Flow switch ) do tín hiệu ngõ ra chỉ có hai dạng ON hoặc OFF.
Tóm Tắt Nội Dung
Tìm hiểu về công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy là gì ?
Công tắc dòng chảy được gọi với nhiều tên gọi khác như :
- Cảm biến dòng chảy
- Công tắc cảm biến dòng chảy
- Rơle cảm biến dòng chảy
- Công tắc dòng chảy điện tử
- Cảm biến dòng chảy 220V
- Công tắc cảm biến dòng chảy 12V
- Công tắc dòng chảy Flow switch
Mục đích duy nhất của công tắc dòng chảy là để phát hiện dòng chảy trên đường ống & xuất một tín hiệu dạng NO/NC hoặc PNP về hệ thống điều khiển trung tâm để đóng mở bơm khi có chất lỏng đi qua ( ví dụ như nước ). Khi công tắc dòng chảy ngắt ( OFF ) đồng nghĩa với nước bên trong đường ống sẽ không còn chuyển động dù có thể bên trong vẩn còn nước. Như vậy, công tắc dòng chảy có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống bơm khi có rò rỉ xảy ra trên đường ống khi xảy ra trình trạng bơm chạy không tải gây quá nhiệt & cháy bơm.
Tác dụng của công tắc dòng chảy
Mục đích lớn nhất của việc sử dụng công tắc dòng chảy ( flow switch ) là để bảo vệ bơm. Khi đặt tới một tốc độ dòng chảy nhất định thì cảm biến dòng chảy sẽ thay đổi trạng thái. Chính vì thế, công tắc dòng chảy được dùng trong các hệ thống xử lý nước, bơm nước, bơm phụ gia, hệ thống làm lạnh …Cảm biến dòng chảy sẽ được dùng để điều khiển bơm , van điện đóng mở,cấp tín hiệu đến thiết bị giám sát, báo động , đèn , còi …
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Trước đây chúng ta hay dùng các loại công tắc dòng chảy cơ của các hãng : Honeywell , autosigma, sounthman, potter và cả Đài Loan , Trung Quốc. Với sự phát triển của công nghệ thì hãng Dinel cho ra đời công tắc dòng chảy điện tử với nhiều ưu việt hơn so với công tắc dòng chảy dạng lá.
Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của hai loại công tắc dòng chảy cơ và cảm biến dòng chảy điện tử.
Cấu tạo công tắc dòng chảy cơ
Công tắc dòng chảy cơ có 5 bộ phận quan trọng nhất :
- Stem paddle : đây là lá cảng dòng chảy có nhiệm vụ nhận biết dòng chảy đi qua hay không
- Paddle shaft : thanh truyền lực lên trên chốt định vị
- Adjusttable spring : lò xo giữ cho công tắc hành trình & điều chỉnh mức đóng mở của công tắc hành trình
- Micro switch ( công tắc hành trình ) : có nhiệm vụ chuyển đổi vị trí lá cảng dòng chảy thành ngõ ra NO/NC
Như vậy, khi có dòng chảy đi qua lá cảng dòng chảy thông qua thành truyền lực làm thay đổi trạng thái của công tắc hành trình. Tín hiệu hiệu ngõ ra dạng NO/NC từ tiếp điểm của công tắc hành trình.
Cấu tạo công tắc dòng chảy điện tử
Công tắc dòng chảy điện tử có cấu tạo khá đơn giản với 3 phần chính :
- Seasuring stem : đầu dò cảm biến
- Process connection : kết nối cơ khí G ½
- Tín hiệu ngõ ra
Cảm biến được lắp cố định trên đường ống thông qua ren kết nối G1/2 ( 21mm ). Đầu cảm biến yêu cầu phải ngập trong nước của đường ống nhưng không được chạm vào đường ống.
Độ nhạy của cảm biến dòng chảy được cài đặt bằng bút từ nam châm của hãng. Đối với môi trường nước cảm biến có thể nhận biết được dòng chảy lưu lượng từ 1…150cm/s.
Cách đấu dây công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy cơ
Đối với công tắc dòng chảy cơ thì việc kết nối khá đơn giản với 3 chân : COM , NO / NC . Trong đó, chân COM là chân kết nối với nguồn 220V / 24V. Chân NO là chân thường mở ,còn chân NC là chân thường đóng.
Khi chưa có dòng chảy thì thì cổng COM thông với NC, khi có dòng chảy đi qua thì cổng COM sẽ thông với NO và tắt NC. Cảm biến dòng chảy cơ này có ưu điểm không cần cấp nguồn vẫn sử dụng được .
Công tắc dòng chảy điện tử TFS-35
Công tắc dòng chảy TFS-35 yêu cầu phải có nguồn cấp 12v hoặc 24Vdc vào chân BN( + ) và BU ( – ) để cảm biến có thể hoạt động được. Tín hiệu ngõ ra dạng PNP tại chân số 2 ( WH ). Khi chưa có dòng chảy qua cảm biến thì chân số 2 là 0V, khi có dòng chảy đi qua thì cảm biến sẽ xuất ra PNP – 300mA để đóng ngắt rơle kiếng hoặc timer.
Có hai lựa chọn ngõ ra đối với cảm biến dòng chảy TFS-35N:
- Ngõ ra có 2 tín hiệu PNP : tức là cài đặt được hai mức dòng chảy khác nhau tương ứng với hai mức lưu lượng khác nhau
- Ngõ ra 1 PNP và 1 Output Analog 4-20mA : một tín hiệu ngõ ra PNP – 300mA tại thời điểm lưu lượng muốn xuất relay & một tín hiệu ngõ ra 4-20mA tương ứng với lưu lượng trong ngưỡng 1…150cm/s.
Ưu nhượt điểm của hai loại công tắc dòng chảy cơ – điện tử
Ưu điểm công tắc dòng chảy cơ
- Giá thành rẻ hơn loại cơ
- Không cần cấp nguồn cảm biến dòng chảy vẫn hoạt động được
- Có rất nhiều nhà cung cấp để so sánh , lựa chọn
Nhược điểm công tắc dòng chảy cơ
- Độ chính xác không cao do thiết kế bằng cơ khí
- Dể gãy lá cảng nước bên dưới
Ưu điểm của cảm biến dòng chảy điện tử
- Độ chính xác cao
- Thời gian đáp ứng nhanh
- Không bị gãy đầu cảm biến như loại cơ
- Thiết kế nhỏ gọn
Nhược điểm công tắc dòng chảy điện tử
- Giá thành cao hơn so với loại cơ
- Ít nhà phân phối tại Việt Nam
Nơi bán công tắc dòng chảy
Hiện có rất nhiều nhà phân phối bán công tắc dòng chảy. Trong đó có các thương hiệu công tắc dòng chảy cơ khá phổ biến như : Honeywell , Autosigma , Potter , Southman , Đài Loàn , Trung Quốc …. Và Dinel ( điện tử ).
Công ty Hưng Phát chuyên cung cấp các thiết bị đo mức & công tắc cảm biến dòng chảy Dinel với độ chính xác cao thay thế cho các công nghệ đo dòng chảy bẳng cơ của thế hệ cũ.
Cần tư vấn về công tắc dòng chảy mọi người đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ kỹ thuật trước khi yêu cầu khi mua cảm biến dòng chảy.
Kỹ sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa
Mobi : 0937 27 55 66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN