Hầu như trong tất cả các hệ thống có liên quan đến gia nhiệt, nung, sấy hiện nay đều có sử dụng đồng hồ đo nhiệt độ. Sự hiện diện của thiết bị này trên hệ thống giúp chúng ta dễ dàng theo dõi và quan sát sức nóng hay lạnh đang diễn ra trên hệ thống.
Tóm Tắt Nội Dung
Đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt độ là thiết bị dùng để thể hiện giá trị đo nhiệt độ tại các khu vực lắp đặt. Chúng có nhiều mẫu mã, hình dáng và chức năng khác nhau. Cái này là tuỳ theo mỗi hãng mà phân khúc sản phẩm nè.
Vậy thực tế đồng hồ đo nhiệt độ được phân chia làm mấy loại? Chúng ta cùng xem tiếp nhé!
Các loại đồng hồ đo nhiệt độ
Các loại đồng hồ đo nhiệt độ hiện có trên thị trường bao gồm 2 loại cơ bản là:
Đồng hồ đo nhiệt độ cơ
Đồng hồ dạng cơ để đo nhiệt độ. Chúng tương tự như là một đồng hồ đo áp suất vậy. Cũng có một que đo nhiệt độ lắp trực tiếp trên thân đồng hồ. Khi cần đo đạc hiển thị thì chúng ta chỉ cần lắp chúng vào vị trí cần đo.
Cấu tạo chúng bao gồm:
– Mặt hiển thị dạng kim, với các vạch đo
– Thân vỏ được chế tạo bằng inox
– Que đo được gắn liền với thân đồng hồ, được cấu tạo bằng vật liệu inox
Ưu điểm của loại này là đọc ngay giá trị nhiệt độ tại chỗ
Nhược điểm:
– Sai số lớn
– Ít chức năng
– Không truyền tín hiệu
– Độ bền kém
– Công nghệ lỗi thời
Đồng hồ đo nhiệt độ điện tử
Đồng hồ dùng để đo nhiệt độ dạng điện tử hay còn được gọi là bộ hiển thị nhiệt độ.
Thiết bị hiển thị này, không bao gồm cảm biến hay que nhiệt độ khi các bạn mua sản phẩm. Mà chúng là một thiết bị tách rời hoàn toàn.
Chức năng của bộ hiển thị nhiệt độ được tích hợp khá nhiều. Chúng còn được gọi là bộ hiển thị đa năng. Nghĩa là không chỉ dùng cho nhiệt độ, mà còn sử dụng cho các loại cảm biến khác như áp suất,…
Tính năng:
– Đọc được giá trị nhiệt độ của cảm biến dạng nhiệt điện trở và cả cặp nhiệt điện thermocouple…
– Hiển thị giá trị đọc dạng led trên màn hình. Có tuỳ chọn được số led hiển thị, 4 hay 5 hay 6 số…
– Có các cổng output hỗ trợ xuất tín hiệu analog 4-20mA, Modbus RTU và cổng relay ON/OFF…
– Một vài dòng có chức năng điều khiển phản hồi vòng kín PID giúp hệ thống đo chính xác hơn
Ứng dụng đồng hồ đo nhiệt độ
Như đầu bài viết mình có đề cập. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng cần đến thiết bị đo nhiệt độ có hiển thị, hay gọi tắt là đồng hồ đo nhiệt độ.
Chúng ta cùng nhau phân tích một vài ví dụ tiêu biểu của dòng thiết bị này nhé.
Đồng hồ đo nhiệt độ máy lạnh
Đồng hồ đo nhiệt độ máy lạnh có thể hiểu theo 2 cách. Một là đồng hồ này dùng trong việc test nhiệt độ lạnh của máy lạnh thổi ra. Hai là thiết bị gắn trên máy lạnh, giúp theo dõi nhiệt độ.
Nói chung, theo cách nào thì chúng cũng làm đúng chức năng là đo nhiệt độ và hiển thị bằng con số trực quan cho chúng ta quan sát.
Ví dụ này khá dễ hiểu đúng không nào? Vì cơ bản thì cơ quan hay gia đình nào hiện tại cũng đều có máy lạnh cả mà!
Đồng hồ đo nhiệt độ lò sấy
Lò sấy hay lò nung đều là những hệ thống sử dụng nhiệt là chính. Nguồn nhiệt được tạo ra bằng cách đốt củi, đốt than. Hay hiện đại hơn thì sử dụng các điện trở đốt nóng, sóng hồng ngoại, sóng viba,…
Một đồng hồ đo nhiệt độ được sử dụng để nhận tín hiệu từ các cảm biến được lắp bên trong. Chúng giám sát nhiệt độ và gừi về bộ hiển thị. Trên bộ hiển thị có chương trình so sánh giá trị đặt và ngưỡng. Để tác động đến các thiết bị gia nhiệt tăng hay giảm công suất làm nóng,…
Trên hệ thống này, bộ hiển thị nhiệt độ còn có chức năng điều kiển vòng lặp PID. Để gia tăng khả năng quản lý nhiệt độ chính xác hơn.
Đồng hồ đo nhiệt độ nước
Đồng hồ đo nhiệt độ nước nói chung, đo nhiệt độ của chất lỏng nói riêng. Đòi hỏi que đo cảm biến nhiệt độ phải được cấu tạo từ vật liệu chống rỉ sét ăn mòn như inox hay sứ,…
Tín hiệu sau đó được đưa về đồng hồ để xử lý và hiển thị. Giá trị chúng ta quan sát được trên đồng hồ chính là giá trị của nhiệt độ đo được tại điểm lắp.
Bài viết ngắn gọn, chia sẻ đến các bạn thông tin hữu ích về các dạng đồng hồ đo nhiệt độ. Các bạn cần tư vấn lựa chọn sản phẩm, hãy liên hệ với mình theo thông tin bên dưới nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN