Nhiệt kế hồng ngoại là tên gọi chung của các thiết bị đo nhiệt độ theo phương pháp dùng tia hồng ngoại. Chúng được ứng dụng trong cả môi trường dân dụng và công nghiệp đấy!

Nhiệt kế hồng ngoại

Khi nói đến nhiệt kế hồng ngoại, thì sẽ có 2 luồng nhu cầu tìm kiếm thông tin trên internet. Đó là,

Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại

– Nhu cầu tìm kiếm của người dùng về thiết bị đo thân nhiệt y tế. Các bạn cũng biết, tình hình dịch bệnh hiện nay đang diễn ra rất phức tạp. Bên cạnh nhu cầu về mua khẩu trang, thì nhu cầu mua nhiệt kế hồng ngoại dạng cầm tay đo thân nhiệt cũng rất cao. Vì đó là cách cơ bản và nhanh nhất để xác định thân nhiệt của chúng ta.
– Nhu cầu thứ 2 đó là tìm kiếm một thiết bị nhiệt kế hồng ngoại dùng trong môi trường công nghiệp. Các thiết bị này hoạt động theo phương thức đo nhiệt độ không cần tiếp xúc. Cụ thể nó hoạt động và ưu nhược điểm như thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích nhé!

Nhiệt kế hồng ngoại cầm tay

Nhiệt kế hồng ngoại cầm tay giải quyết vấn đề đo nhiệt độ mà việc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng đo là bất khả thi. Hoặc chỉ là việc kiểm tra, đánh giá hay so sánh kết quả làm việc của những thermocouple hay Pt100 mà thôi.
Nguyên lý làm việc của nhiệt kế hồng ngoại cũng khá hay. Chúng cảm thụ bức xạ nhiệt từ đối tượng cần đo mà không cần phải tiếp xúc. Sau đó qua công đoạn xử lý tín hiệu và bù nhiệt. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của máy đo.
Nhiệt kế hồng ngoại nói chung có nhiều dạng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng súng, có tích hợp tia laze định hướng đối tượng cần đo.

Nhiệt kế hồng ngoại công nghiệp
Nhiệt kế hồng ngoại công nghiệp

Nhiệt kế hồng ngoại cầm tay được dùng trong nhiều ứng dụng công nghiệp như:
– Đo nhiệt độ của các loại máy sản xuất, nhiệt độ của motor hay đầu hàn chì…
– Kiểm tra nhiệt độ trong các đường giống giải nhiệt hay ống thông gió, điều hoà không khí
– Đặc biệt, trong công nghiệp, các anh kỹ thuật thường hay sử dụng thiết bị này để kiểm tra sự cố bất thường trên đường dây tải điện. Rất hiệu quả trong việc phát hiện quá tải đường dây. Từ đó đưa ra được những phương án xử lý nhanh chóng và kịp thời.
Ngoài ra, trong công nghiệp, chúng ta còn thấy những thiết bị đo nhiệt độ như:
– Cảm biến nhiệt độ Pt100
– Cặp nhiệt điện
– Cảm biến nhiệt độ thermistor…
Mỗi loại có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua để nắm kiến thức nhé!

Cảm biến nhiệt độ Pt100

Cảm biến nhiệt độ Pt100 được biết đến là dạng nhiệt điện trở. Chúng cảm thụ nhiệt bằng điện trở kim loại. Chủ yếu là sử dụng Platium hay niken để đo nhiệt. Nhiệt độ tăng sẽ làm điện trở tăng. Tính toán và chuyển đổi giá trị điện trở theo tỉ lệ sẽ ra được giá trị nhiệt độ chúng ta cần đo.

Cảm biến nhiệt độ Pt100
Cảm biến nhiệt độ Pt100

Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 trong công nghiệp rất nhiều. Độ phủ hay phổ biến của chúng rất cao. Vì những lý do như: sai số thấp, chính xác cao, độ phản hồi nhanh,…Nhưng có thể về chi phí đầu tư mà nhiều khi các công ty sẽ chọn sử dụng thermocouple.
Một số ứng dụng của cảm biến RTD Pt100 như:
– Đo nhiệt độ của đường ống dẫn nước, dẫn hơi nóng trong nhà máy may mặc, thuộc da…
– Giám sát gia nhiệt trong lò nướng bánh, kẹo, thực phẩm…
– Theo dõi nhiệt độ trên các tủ ấp trứng, đo nhiệt độ hệ thống làm lạnh…

Cặp nhiệt điện thermocouple

Khi phát biểu rằng can nhiệt thermocouple là cảm biến nhiệt độ phổ biến nhất, thì không có ai dám tranh cãi. Vâng, chính vì chúng có dải đo nhiệt độ rộng, độ bền cao, dễ chế tạo và giá thành rẻ…Cho nên chúng được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, trên các thiết bị dân dụng như: lò nướng, tủ lạnh, tủ sấy, nồi cơm điện,..họ cũng chỉ sử dụng các can nhiệt thermocouple để đo nhiệt mà thôi.

Cảm biến nhiệt độ thermocouple
Cảm biến nhiệt độ thermocouple

Về cấu tạo hay nguyên lý và cả việc cặp nhiệt điện có bao nhiêu loại thì mình đã chia sẻ rất nhiều trong các bài viết trước. Các bạn có thể tìm kiếm thông tin hữu ích ngay trên website này của bên mình.
Ngoài ra, nếu bạn chưa rõ vấn đề gì, hay có chủ đề gì hay muốn bên mình làm thành bài viết chia sẻ đến cộng đồng. Các bạn hãy góp ý nhé!

Cảm biến nhiệt độ thermistor

Có thể nói, cảm biến nhiệt độ thermistor chúng ta sẽ không gặp nhiều. Nhưng không vì thế mà độ phổ biến của chúng ít nhé. Sở dĩ chúng ta ít gặp chúng là do chúng có cấu tạo rất nhỏ, và thường dùng trong việc kiểm tra nhiệt độ trên các mạch điện tử, các cuộn dây motor, các khe tản nhiệt của hệ thống,…
Nhược điểm của cảm biến nhiệt độ thermistor chính là dải đo nhiệt thấp, chúng giao động khoảng 50-80°C mà thôi.
Ưu điểm là dễ chế tạo, độ chính xác cao, giá thành rẻ.
Các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ với Huphaco nhé! Rất hân hạnh được phục vụ các bạn!

DMCA.com Protection Status