Để có thể thiết kế được mạch điện điều khiển động cơ điện 1 chiều thì bạn cần những linh kiện điện tử gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi? Bạn hãy theo dõi để nắm được những linh kiện thích hợp nhất nhé!

Linh kiện điện tử điện trở

Điện trở là gì?

Điện trở là sự cản trở dòng điện của vật dẫn điện. Điện trở sẽ nhỏ nếu vật dẫn điện đó là tốt. Vật dẫn điện kém sẽ có điện trở lớn. Và hiển nhiên điện trở của vật cách điện sẽ là lớn nhất.

Hình dáng và ký hiệu: Điện trở là một linh kiện điện tử rất quan trọng. Nó được làm từ chất liệu hợp chất cacbon cao cấp và kim loại phụ thuộc vào tỷ lệ pha. Do đó, trên thực tế có rất nhiều loại điện trở khác nhau.

Điện trở là gì?
Điện trở là gì?
Ký hiệu điện trở
Ký hiệu điện trở

Đơn vị của điện trở

Đơn vị của điện trở được biến đến là Ohm. Ký hiệu là Ω

  • 1KΩ = 1000 Ω
  • 1MΩ = 1000 KΩ = 1.000.000 Ω

Phân loại điện trở

  • Điện trở thường: Đây là loại điện trở có công suất nhỏ từ 0.125WW đến 0.5W
  • Điện trở công suất: Đây là loại điện trở có công suất trung bình từ 1W đến 10W
  • Điện trở suất: Còn được biết đến với tên gọi khác là điện trở sứ và điện trở nhiệt. Loại điện trở này được thiết kế với lớp vỏ bọc bằng sứ. Khi hoạt động thì sẽ toả ra nhiệt.

Linh kiện điện tử biến trở và chiết áp

Biến trở là gì?

Biến trở thực chất là điện trở nhưng có thể điều chỉnh để thay đổi giá trị. Biến trở được ký hiệu là VR.

Biến trở là gì?
Biến trở là gì?

Biến trở thường được lắp đặt trong các máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, căn chỉnh kỹ thuật…

Chiết áp là gì?

Chiết áp đóng vai trò như biến trở nhưng được thiết kế thêm cần chỉnh. Chiết áp được bố trí trước mặt máy để người sử dụng dễ dàng trong việc điều khiển.

Linh kiện điện tử tụ điện

Cấu tạo tụ điện

Tụ điện được cấu tạo từ 2 bản cực đặt song song và ở giữa là lớp điện môi. Lớp điện môi đóng vai trò cách điện. Vật liệu được chọn làm chất điện môi là giấy, gốm, mica… Tụ điện được chia làm rất nhiều loại như tụ giấy, tụ gốm, tụ hoá. Tụ điện ký hiệu là C.

Tụ điện là gì?
Tụ điện là gì?

Điện dung là gì?

Điện dung là đại lượng chỉ khả năng tích điện trên 2 bản cực của tụ điện. Điện dung sẽ phụ thuộc nhiều vào điện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữa 2 bản cực.

Công thức tính điện dung như sau: C = ξ . S / d

Trong đó

  • C: Điện dung tụ điện (F)
  • ξ: Hằng số điện môi của lớp cách điện
  • d: Chiều dày của lớp cách điện
  • S: Diện tích bản cực của tụ điện

Đơn vị điện dung

Đơn vị của điện dung chính là Fara. Ký hiệu là F.

  • 1 Fara = 1.000.000 µ F = 1.000.000.000 nF = 1.000.000.000.000 pF
  • 1 µ Fara = 1.000 nF
  • 1 n Fara = 1.000 pF

Phân loại tụ điện

  • Tụ không phân cực: Bao gồm tụ giấy, tụ gốm, tụ mica… Đây là loại tụ không phân biệt được cực âm và dương. Chúng có điện dung nhỏ, chỉ từ 0.47 µF trở xuống. Tụ không phân cực được sử dụng nhiều trong mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.
  • Tụ có phân cực: Còn được biết đến với tên gọi là tụ hoá. Đây là loại tụ có phân cực âm dương. Tụ hoá có giá trị từ khoảng 0.47 µFđến 4700 µF. Tụ hoá thường được sử dụng trong hệ thống mạch có tần số thấp hay mạch lọc nhiễu.
  • Tụ xoay: Tụ xoay là linh kiện điện tử có thể thay đổi được giá trị điện dung. Tụ xoay thường được lắp trong hệ thống radio để thay đổi tần số cộng hưởng. Được ứng dụng trong trường hợp dò đài.

Linh kiện điện tử Diode

Diode bán dẫn

Tại diode bán dẫn có 2 chất bán dẫn là loại P và loại N. Khi ghép 2 chất bán dẫn theo tiếp giáp P-N thì được một diode. Tại đây, tiếp giáp P-N có đặc điểm: Các điện tử dư thừa trong bán dẫn N sẽ khuếch tán sang vùng bán dẫn P để khỏa lấp vào các chỗ trống. Từ đó tạo thành lớp lon trung hòa về điện. Lớp lon này sẽ tạo thành một miền cách điện ở giữa chất bán dẫn.

Diode bán dẫn
Diode bán dẫn

Ứng dụng của Diode bán dẫn

Diode bán dẫn được sử dụng trong hệ thống mạch chỉnh lưu, biến nguồn xoay chiều thành 1 chiều. Hay các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho các transistor hoạt động tốt.

Một số loại Diode phổ biến hiện nay

Diode Zener

Đây là loại diode có cấu tạo với 2 lớp bán dẫn P-N ghép lại với nhau. Diode Zener được ứng dụng lớn trong chế độ phân cực ngược. Ở đây, diode sẽ gim mức điện áp cố định bằng chính giá trị trên diode. Tại chế độ phân cực thuận thì Diode Zener đóng vai trò như diode thường

Diode thu quang

Diode thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch. Ánh sáng sẽ được chiếu vào mối P-N tại vỏ thuỷ tinh của diode. Dòng điện ngược đi qua diode sẽ tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu đến diode.

Diode phát quang

Đây là loại diode phân cực thuận và phát ra ánh sáng. Điện áp làm việc của diode vào khoảng từ 1.7 đến 2.2V. Dòng điện qua diode phát quang từ 5mA đến 20mA. Diode phát quang được sử dụng nhiều tại hệ thống đèn giao thông, đèn nháy…

Diode biến dung

Đây là loại diode có giá trị điện dung giống với tụ điện. Điện dung sẽ biến đổi khi được thay đổi điện áp ngược đặt vào diode.

Diode xung

Diode xung được đặt tại vị trí đầu ra của biến áp xung để chỉnh lưu. Chúng hoạt động với tần số rất cao lên đến vài chục KHz. Diode xung rất đa năng khi có thể thay thế được các diode thường. Về thiết kế, diode xung có vòng đánh dấu đứt nét hoặc đánh dấu bằng 2 vòng dễ nhận biết.

Diode tách sóng

Đây được xem là loại diode nhỏ nhất và được làm bằng chất liệu thuỷ tinh. Diode này còn được biết đến với tên gọi diode tiếp điểm bởi mặt tiếp xúc giữa 2 chất bán dẫn P-N tại một điểm để tránh điện dung phát sinh. Diode tách sóng được sử dụng trong các mạch cao tần với chức năng tách sóng tín hiệu.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích nhất về các linh kiện điện tử. Việc hiểu và nắm bắt rõ các linh kiện sẽ giúp bạn có được mạch điều khiển động cơ 1 chiều tốt nhất. Chúc các bạn thành công.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status