Ngày nay hệ thống chống sét không còn xa lạ khi việc thiết kế, thi công nhà hay bất kì công trình kiến trúc nào đều có cần phải lắp đặt nó. Thế nhưng nhiều người lại chưa biết nhiều đến tụ chống sét. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tụ chống sét là gì? Cũng như những thông tin quan trọng về tụ chống sét thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tụ chống sét là gì?

Khái niệm về tụ chống sét
Khái niệm về tụ chống sét

Đối với những người làm trong lĩnh vực kỹ thuật thì khái niệm tụ chống sét không còn xa lạ. Nhưng đối với những người dùng thì nó vẫn còn là một khái niệm mới mẻ. Ngoài được lắp đặt trong hệ thống nhà cửa, tụ chống sét còn được lắp đặt trong các nồi cơm điện. Sự có mặt của tụ giúp bảo vệ đường dây khi sét đánh hay khi cắm nhầm vào nguồn nuôi có điện áp vượt mức chịu đựng.

Tụ chống sét có tên tiếng anh là Varistor hoặc Metal Varistor Oxit MOV. Đây được coi là một điện trở đặc biệt. Có chức năng bảo vệ mạch điện. Đồng thời chống lại sự đột biến điện áp trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Nếu không có tụ chống sét thì các xung áp cao hay áp gai sẽ tấn công dây điện. Từ đó là động cơ để phá huỷ nguồn và các thiết bị điện.

Kí hiệu tụ chống sét

Tụ chống sét thường được kí hiệu là RV, MOV, RDV, VR…
Tụ chống sét dễ bị nhầm lẫn với tụ gốm cao áp di có bề ngoài khá tương đồng. Chính vì vậy tụ chống sét được kí hiệu là C để dễ phân biệt hơn.

Phân loại

Phân loại tụ chống sét dựa vào vật liệu tạo nên phần thân. Tụ được chia thành hai loại như sau:
Tụ chống sét silicon Carbide: phần thân được làm từ silicon carbide. Tụ chống sét loại này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng năng lượng cao và điện cao áp.

Tụ chống sét oxit kim loại: phần thân được làm từ oxit kim loại. Phần lớn là hạt kẽm oxit chiếm đến 90%, còn lại là những oxit kim loại khác. Tất cả đều được ép thành một khối. Sau đó khối lại được kẹp trong 2 tấm kim loại. 10% oxit còn lại có nhiệm vụ đóng vai trò như một tác nhân liên kết các hạt oxit kẽm. Để có thể đảm bảo giữ chặt ổn định ở giữa 2 tấm kim loại. Tụ MOV được sử dụng rộng rãi hơn do khắc phục được những hạn chế của tụ làm từ SiC.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của tụ chống sét
Nguyên lý hoạt động của tụ chống sét

Tụ chống sét có hai chân. Tụ được mắc song song với mạch điện cần phải bảo vệ. Đồng thời thông qua cầu chì để có thể kết nối với 2 cực nguồn. Nếu điện áp ở mức ổn định, cho phép thì tụ sẽ sản sinh ra một trở kháng lớn đến hàng mega ôm. Điều đó giúp cách điện hoàn toàn. Nhưng nếu gặp sự cố sét đánh hay điện áp dâng cao thì dòng điện quá tải sẽ trực tiếp đi qua tụ. Từ đó làm ngắn mạch. Cầu chì sẽ bị đứt. Việc cầu chì bị đứt sẽ đảm bảo được sự an toàn của nguồn điện khi điện cáo đột ngột tăng cao hay khi sét đánh. Để khôi phục mạch điện thì chỉ cần thay cầu chì và tụ mới.

Chức năng

Giá trị điện trở của tụ chống sét phụ thuộc vào điện áp thay đổi như thế nào. Tụ chống sét được thiết kế với 2 yếu tố bán dẫn. Có nhiệm vụ bảo vệ quá áp trong mạch điện.
Có sự thay đổi điện trở của tụ là do cấu tạo của tụ. Điện trở của tụ chống sét thường rất cao. Nhưng khi điện áp kết nối tăng cao thì điện trở sẽ đột ngột giảm xuống. Các tụ chống sét chỉ có nhiệm vụ thêm điện năng vào nguồn. Từ đó sẽ làm xuất hiện xung điện áp hay xung gai. Ở thời điểm đó tụ chống sét sẽ làm ngắt mạch và có chức năng bảo vệ các thiết bị điện.

Lưu ý khi sử dụng tụ chống sét

Chúng ta cần lưu ý đến giá trị điện áp định mức của tụ. Nên chọn tụ chống điện có giá trị điện áp chịu đựng cao hơn một chút so với điện áp nguồn nuôi thiết bị. Tránh chọn tụ có giá trị điện áp chịu đựng quá cao so với nguồn.

Bài viết dưới đây là những thông tin vô cùng quan trọng về tụ chống điện. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Các bạn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm những thông tin thật mới mẻ nhé!

DMCA.com Protection Status