Máy đồng bộ và tụ bù có những ưu, nhược điểm gì? Chúng được sử dụng vào những vị trí nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Ưu nhược điểm của máy đồng bộ

Máy đồng bộ là gì?
Máy đồng bộ là gì?

Ưu điểm:

  • Cấu tạo chắc chắn.
  • Máy đồng bộ làm việc tùy theo chế độ kích từ. Có thể hoạt động cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng của lưới. Chình vì vậy, máy đồng bộ được dùng để điều chỉnh điện áp cho mạng điện rất tốt.

Nhược điểm :

  • Là máy điện quay nên việc lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng rất khó khăn.
  • Thường chế tạo với công suất lớn nên chỉ thích hợp ở những nơi cần bù tập trung với dung lượng lớn.
  • Tiêu thụ nhiều điện năng.
  • Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cao.

Ưu nhược điểm của tụ bù

Các loại tụ bù

Bù trên lưới điện áp

Tụ bù điện áp hạ thế
Tụ bù điện áp hạ thế
  • Trong mạng lưới điện hạ áp, bù công suất được thực hiện bằng cách sau:
  • Tụ điện với lượng bù cố định.
  • Thiết bị điều chỉnh bù tự động hoặc một bộ tụ cho phép điều chỉnh liên tục theo yêu cầu. Đặc biệt là khi tải thay đổi.

Tụ bù nền

Đối với tụ bù nền, việc bố trí được thực hiện gồm 1 hoặc nhiều tụ tạo thành. Từ đó tạo nên lượng bù không đổi. Việc điều khiển sẽ được thực hiện theo các cách sau:

  • Bằng tay: Dùng CB hoặc LBS.
  • Bán tự động: Dùng contactor.
  • Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.

Các tụ điện được đặt ở những vị trí sau đây:

  • Tại vị trí đấu nối trực tiếp của thiết bị tiêu thụ điện có tính cảm. Cụ thể là động cơ điện và máy biến áp.
  • Tại vị trí thanh góp cấp nguồn cho nhiều động cơ nhỏ. Hay các phụ tải có tính cảm kháng khi việc bù từng thiết bị một tỏ ra quá tốn kém đối với thiết bị đó.
  • Trong các trường hợp khi tải không thay đổi.

Bộ tụ bù điều khiển tự động

Tụ bù điều khiển tự động
Tụ bù điều khiển tự động
  • Bù công suất sẽ được thực hiện thông qua phương tiện điều khiển đóng ngắt. Việc đóng ngắt diễn ra ở từng bộ phận công suất.
  • Bù ứng động cho phép điều khiển bù công suất tự động. Chúng giữ hệ số công suất trong một thời gian giới hạn trong phạm vi giá trị công suất được chọn.
  • Thiết bị được lắp đặt tại vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi. Phạm vi thay đổi sẽ rất rộng.

Vì sao nên sử dụng tụ bù tự động?

Nguyên lý hoạt động

Tụ bù tự động bao gồm nhiều phần, mỗi phần được điều khiển bằng contactor. Khi contactor đóng cũng sẽ đóng một số tụ song song và tụ vận hành. Do đó, lượng công suất bù có thể tăng hay giảm theo từng cấp độ. Biện pháp khắc phục là thực hiện việc đóng hoặc ngắt contactor điều khiển tụ.

Lý do sử dụng tụ bù tự động?

Để điều khiển và kiểm soát hệ số công suất điện thì cần sử dụng đến relay điện. Relay sẽ thực hiện việc đóng và mở các contactor tương ứng với hệ số công suất điện thay đổi. Để điều khiển rơle, máy biến dòng phải đặt lên một pha của dây cáp dẫn điện. Dòng điện sẽ cung cấp đến mạch được điều khiển. Khi đó sẽ tránh được hiện tượng quá tải điện áp khi tải giảm xuống thấp. Do đó sẽ xử lý được các vấn đề phát sinh và tránh thiệt hại nặng cho thiết bị.

Ưu nhược điểm của tụ bù

Ưu nhược điểm của tụ bù
Ưu nhược điểm của tụ bù

Ưu điểm

  • Là thiết bị tĩnh nên việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng diễn ra dễ dàng.
  • Được chế tạo thành những đơn vị nhỏ. Giúp việc lắp đặt được thuận lợi theo đúng yêu cầu của phụ tải. Hiệu suất sử dụng khá cao.
  • Cấu tạo của tụ bù bao gồm thiết bị tự ngắt khi gặp sự cố. Bộ phận này được đặt trong tủ điện và được bảo vệ cẩn thận.
  • Tiêu thụ điện năng ít
  • Chi phí thấp

Nhược điểm

  • Tụ rất nhạy cảm với sự biến động của điện áp khi xuất hiện sóng. Để khắc phục được điều này, bạn có thể lắp thêm cuộn kháng để lọc sóng. Từ đó bảo vệ tụ điện được hoạt động tốt hơn.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những kiến thức về máy đồng bộ và tụ bù. Với những kiến thức học được, các bạn hãy vận dụng vào quá trình học tập và làm việc nhé!

DMCA.com Protection Status