Tụ điện nói chung là thiết bị điện không còn xa lạ đối với người dân. Tụ điện thường có 2 loại là tụ đề và tụ ngậm. Vậy cách phân biệt tụ đề và tụ ngậm như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tụ đề là gì?

Tụ đề là gì?
Tụ đề là gì?

Tụ đề có tên gọi khác là tụ không phân cực. Tụ đề có nhiệm vụ tăng mô-men khởi động cho motor trong một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, tụ đề còn có chức năng khiến mô-tơ có thể dừng và chạy nhanh chóng. Tụ đề có giá trị điện dung từ 25 ~ 30 microfara khi làm việc ở 220V. Giá trị điện dung từ 70 microfara trở lên khi hoạt động ở các mức điện áp 125V, 165V, 250V và 330V.

Khi khởi động motor, tụ đề sẽ làm lệch pha dòng điện đặt tại cuộn đề trong motor. Việc làm này giúp motor có đủ mô-men để tăng tốc lên ¾ tốc độ tối đa. Lúc này, tụ sẽ tự động ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắc ly tâm. Khi đạt đến số vòng quay tối đa thì tụ sẽ ngắt khỏi mạch trong mô tơ.

Khi thay thế tụ đề, bạn cần quan tâm đến giá trị điện dung và điện áp của tụ. Để có thể chọn được tụ đề phù hợp nhất.

Tụ ngậm là gì?

Chất liệu

Tụ ngậm là gì?
Tụ ngậm là gì?

Tụ ngậm được làm từ chất liệu polypropylene và không phân cực. Tụ ngậm là thiết bị được thiết kế để làm việc liên tục khi motor hoạt động. Về giá trị, tụ ngậm sẽ thay đổi từ 1.5 ~ 100 microfarads với điện áp làm việc từ 370V đến 440V.

Nguyên lý hoạt động

Tụ ngậm thường được sử dụng cho động cơ điện 1 pha. Nhiệm vụ chính là làm lệch pha điện áp đặt cuộn dây thứ hai. Cũng như đảm bảo hiệu suất hoạt động của mô-tơ điện. Chính vì vậy, việc lựa chọn tụ ngậm đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chọn sai giá trị tụ ngậm, từ trường xoay sinh ra bởi các cuộn dây trong mô-tơ sẽ không đồng đều. Tiếp đến sẽ khiến rotor bị giật tại các vị trí từ trường không đồng đều đó. Hiện tượng này sẽ làm cho mô-tơ chạy mau nóng, ồn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Từ đó thời gian hỏng hóc và xảy ra lỗi sẽ nhiều hơn.

Khi lựa chọn tụ ngậm, bạn cần chú ý đến giá trị điện áp ghi trên thân tụ và giá trị điện dung. Để tránh những tình huống không hay xảy ra nhé!

Cách đọc các thông số của tụ không phân cực

  • Trên tụ ghi: 333K – 100V thì điện dung của tụ là C = 33 x 103 pF = 33 nF. Điện áp đánh thủng là Umax – 100V. Chữ “K” biểu thị sai số của tụ (+/- 10%).
  • Trên tụ ghi: 022K – 100V thì điện dung của tụ là C = 0.022 µF = 22 nF. Điện áp đánh thủng là Umax = 100V.
  • Trên tụ ghi: 104J thì điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF, chữ “J” để chỉ sai số điện dung là +/- 5%.
  • Trên tụ ghi: 2A104J thì điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Tại đây, chữ “A” chỉ điện áp là Umax = 100V.

Tụ đề, tụ ngậm đã được phân biệt thông qua những chi tiết và đặc điểm đơn giản. Hãy nhận biết thật chính xác để tránh gây ra những sai sót các bạn nhé! Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra cho các bạn cách đọc thông số của tụ điện. Đây đều là những kiến thức hữu ích và sẽ giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày.

DMCA.com Protection Status