Vỏ tủ điện là bộ phận để bảo vệ các thiết bị điện bên trong như công tắc, cầu dao, ổ cắm, máy biến thế… tại các công trình nhà máy hay các hộ gia đình. Vỏ tủ điện thường có kích thước là hình chữ nhật và hình vuông tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Và để hiểu hơn về vỏ tủ điện là gì, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tủ điện là gì?

Tủ điện là không gian chứa các thiết bị điện như cầu dao, công tắc điện, máy biến áp, biến thế… Tủ điện vẫn thường được xuất hiện tại các công trình xây dựng. Cụ thể là nhà ở, nhà máy, phân xưởng, chung cư…

Vỏ tủ điện là gì?

Vỏ tủ điện là gì?
Vỏ tủ điện là gì?

Vỏ tủ điện là một bộ phận quan trọng của tủ điện. Vỏ có chức năng chính để bảo vệ các thiết bị điện bên trong. Vỏ tủ được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, phổ biến nhất là hình chữ nhật và hình vuông.

Vỏ tủ là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Được sử dụng trong cả các trạm biến áp, nhà máy điện, hệ thống điện năng tiêu thụ.

Các loại tủ điện được sử dụng phổ biến hiện nay

Tủ điện phân phối chính cho các công trình

Vỏ tủ điện phân phối chính được chế tạo từ chất liệu thép mạ kẽm, được sơn lớp sơn tĩnh điện cao cấp. Các bộ phận từ nắp tủ, mặt hông, mặt sau tủ có thể tháo lắp được dễ dàng. Từ đó dễ dàng thuận tiện cho người sử dụng để lắp đặt và bảo trì.

Tủ điện phân phối chính cho các công trình
Tủ điện phân phối chính cho các công trình

Tủ điện phân phối chính cho các công trình giúp các thiết bị bên trong được sắp xếp phù hợp, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng từng khách hàng. Vỏ tủ điện được thiết kế để phân phối các phụ tải công suất lớn. Thiết kế từng module được đặt gần nhau để tạo thành hệ thống phân phối điện tốt.

Tủ điện điều khiển trung tâm

Tủ điện điều khiển trung tâm được chia làm 2 loại là tủ cố định và tủ không cố định. Thiết bị điện bên trong vỏ tủ điện là khởi động mềm, bộ biến tần, các bộ khởi động, thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.

Tủ điện điều khiển trung tâm
Tủ điện điều khiển trung tâm

Vỏ tủ điện được chế tạo từ chất liệu thép mạ điện, được sơn bằng lớp sơn tĩnh điện. Tủ điện giúp bảo vệ các động cơ điện và được vận hành với cơ chế như sau:

  • Vận hành tại chỗ hay từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay động cơ.
  • Vận hành tại chỗ hay từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.

Tủ điện chuyển mạch

Tủ điện được sử dụng cho những nơi cần cấp điện liên tục. Chúng có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp điện từ hệ thống sang nguồn dự phòng để hoạt động.

  • Điện áp định mức: 380V/415V
  • Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
  • Thời gian chuyển mạch: 5 đến 10s

Tủ điện phân phối

Vỏ tủ điện phân phối được sử dụng nhiều trong các phân xưởng, nhà máy, hệ thống các tòa nhà. Nên tủ điện được thiết kế vô cùng nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao, an toàn tuyệt đối khi vận hành.

Tủ điện phân phối được thiết kế để thuận lợi cho việc sử dụng cho các công trình. Tủ được thiết kế theo nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng để việc phân loại được dễ dàng hơn. Từ đó thuận tiện cho lắp đặt, bảo trì sau này.

Tủ điện phòng cháy chữa cháy

Tủ điện phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải có trong tất cả địa điểm lớn nhỏ hiện nay, trừ các hộ gia đình. Bởi vấn đề cháy nổ luôn hiện hữu xung quanh và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do đó, việc phòng tránh trước là việc làm cần thiết.

Tủ điện phòng cháy chữa cháy
Tủ điện phòng cháy chữa cháy

Nguyên lý hoạt động của vỏ tủ điện phòng cháy chữa cháy:

  • Tự động vận hành bơm bù áp nếu phát hiện ra hiện tượng rò nước
  • Tự động vận hành bơm điện khi mở vòi cứu hoả
  • Tủ điện tự động vận hành hoạt động của bơm xăng, nhiên liệu…

Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Đây là tủ được sử dụng để điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng như đường phố, đô thị, công viên… Kích thước vỏ tủ điện sẽ phụ thuộc  vào nguyên lý thiết kế của từng khu vực. Tủ được thiết kế bằng chất liệu tôn có độ dày lớn, được sơn lớp sơn tĩnh điện cao cấp. Tủ cũng được cài đặt chế độ bật tắt thiết bị chiếu sáng trong thời gian cài đặt trước đó.

Các tiêu chí thiết kế của vỏ tủ điện

Một số tiêu chí cần lưu ý khi thiết kế vỏ tủ điện
Một số tiêu chí cần lưu ý khi thiết kế vỏ tủ điện

Theo công suất của tải

Tuỳ thuộc vào kích cỡ của thiết bị điện mà vỏ tủ điện được thiết kế sao cho phù hợp. Công suất điện càng lớn thì diện tích lắp đặt các thiết bị cần càng nhiều. Do đó, vỏ tủ sẽ cần kích thước càng to.

Theo chức năng của tủ điện

Để thiết kế tủ điện, bạn cần xác định được chức năng của tủ và các thiết bị cần lắp ráp. Mỗi chức năng sẽ có tiêu chuẩn thiết kế riêng:

  • Theo quy trình sản xuất
  • Chọn vật liệu dạng tấm kích thước phù hợp để cắt
  • Đục lỗ trên máy đột CNC hoặc máy tay
  • Mài nhẵn lỗ vừa đục
  • Chấn định hình
  • Hàn ghép và vệ sinh mối hàn
  • Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch NaOH
  • Tẩy gỉ bằng dung dịch axit
  • Định hình bề mặt
  • Phốt-phát hóa bề mặt
  • Rửa qua với nước rồi hong khô
  • Phun bột sơn tĩnh điện với màu thích hợp
  • Sấy khô ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 10 phút
  • Lắp ráp
  • Kiểm tra và đóng gói

Những điều cần lưu ý khi chọn mua vỏ tủ điện

Xác định được kích thước của tủ điện

Kích thước của tủ sẽ được xác định thông qua các thiết bị điện được lắp đặt bên trong. Bạn cần đảm bảo kích thước hợp lý của vỏ tủ điện để các thiết bị được lắp đặt thoải mái. Không được để tủ quá rộng hoặc quá hẹp.

Môi trường lắp đặt tủ

Môi trường lắp đặt tủ cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ bền của tủ. Những vỏ tủ điện ở ngoài trời sẽ có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn vỏ trong nhà. Tủ điện ngoài trời sẽ có thêm phần mái dốc để thoát nước. Cánh tủ cũng được thiết kế chống nước và hạn chế tối đa bụi lọt vào.

Thêm vào đó cần xác định được địa điểm đặt tủ có chất ăn mòn hay không. Từ đó để lựa chọn chất liệu tủ và gia công thật phù hợp.

Panel hay thanh gá trong tủ điện

Panel chính là kim loại được gắn vào trong tủ. Nó có thể tháo ra, lắp vào một cách rất linh hoạt. Panel thường được sử dụng trong các thiết bị điều khiển nhỏ. Còn trên cả hệ thống tủ 1 lớp cánh. Việc sử dụng panel sẽ giúp cho quá trình lắp ráp các thiết bị được nhanh chóng và đơn giản.

Thanh gá hay còn được biết đến với tên gọi là giá đỡ. Đây là hệ thống các thanh ngang, thanh dọc có khả năng di chuyển. Thanh gá được ứng dụng nhiều trong tủ điện 2 cửa bởi sự linh động, điều chỉnh thoải mái khi lắp đặt thiết bị. Giá đỡ được sử dụng trong các tủ có kích thước và độ sâu lớn.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cần thiết về vỏ tủ điện là gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tủ điện. Và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

DMCA.com Protection Status