Aptomat là một thiết bị có chức năng dùng để tự động cắt các mạch điện. Với mục đích tránh khỏi trường hợp bị quá tải hay bị ngắn mạch. Đồng thời bảo vệ các thiết bị điện. Với nhiều chức năng như vậy nhưng nhiều người vẫn chưa tìm hiểu nhiều về loại thiết bị này. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc về các thông số trên aptomat. Chúng ta cùng tham khảo nhé!

Kí hiệu Ue

Tìm hiểu ý nghĩa của thông số Ue
Tìm hiểu ý nghĩa của thông số Ue

Kí hiệu Ue biểu thị điện áp làm việc định mức. Mức công suất của thiết bị khi hoạt động đều được hiển thị trực tiếp trên thân thiết bị. Aptomat cũng vậy. Nếu ta mua aptomat với công suất 690V thì trên thân aptomat sẽ ghi sẵn số liệu ý. Điều đó nhằm mục đích giúp ta thuận tiện hơn trong việc lựa chọn aptomat phù hợp với số vôn của nhà hay công ty.

Kí hiệu Ui

Kí hiệu Ui biểu thị cho hiệu điện thế. Với hiệu điện thế này người dùng có thể biết chính xác mức nguồn năng lượng điện cần cung cấp cho thiết bị. Đồng thời cho biết chính xác điện áp cách điện định mức được ghi rõ trên thân thiết bị.

Kí hiệu Ui mp

Kí hiệu này thể hiện điện áp chịu xung định mức của aptomat. Việc xác định được điện áp chịu xung định mức sẽ khiến ta dễ dàng trong việc sử dụng thiết bị một cách hợp lý. Hạn chế tình trạng sử dụng quá mức làm thay đổi điện áp chịu xung của thiết bị.

Kí hiệu I cs

Đây là kí hiệu thể hiện dòng điện cắt tải thực tế. Phần lớn sẽ biểu thị 50A. Ngoài ra vẫn có một số loại hoạt động với công suất cao hơn dẫn đến số ampe sẽ cao hơn. Nhưng đa phần sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tên hay chức năng của kí hiệu này.

Kí hiệu I n

Kí hiệu có sự xuất hiện của chữ I ở đầu thì chúng dùng dòng điện ampe. Kí hiệu In thể hiện cho dòng điện danh định. Nếu làm việc với 50A thì dòng danh định sẽ làm việc với số ampe tương ứng. Dòng điện danh định mang nhiệm vụ và chức năng hoàn toàn khác với dòng điện cắt tải.

Kí hiệu I cu

Kí hiệu I cu có nhiệm vụ chịu đựng được dòng của tiếp điểm. Nếu ta gặp phải những sự cố đáng tiếc xảy ra thì chúng sẽ làm việc một cách nhanh chóng. Đồng thời người đọc cũng nhận thấy được sự hỗ trợ lên đến 50% của I cu và I cs. Với tính năng như vậy sẽ giúp cắt tải nhanh chóng, khiến cho thiết bị sử dụng một cách an toàn.

Ý nghĩa của kí hiệu I cw

Đây là kí hiệu thường thấy trên các aptomat hay các MCCB. Kí hiệu này giúp ích rất nhiều cho thiết bị aptomat hoạt động. Với khả năng có thể chịu đựng dòng ngắn mạch của tiếp điểm, kí hiệu này cho ta thấy rõ được cách thức hoạt động của thiết bị aptomat trong một thời gian xác định, thường nằm trong khoảng tầm từ 1 đến 3 giây. Đồng thời người sửa chữa cũng dựa vào thiết bị này để có thể điều chỉnh sửa chữa 1 cách tốt nhất. Chính vì vậy ta cần chú ý đến những thông số kỹ thuật này để có thể sử dụng thiết bị aptomat một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra còn có những thông số kỹ thuật khác

Tìm hiểu về một số thông số khác trên aptomat
Tìm hiểu về một số thông số khác trên aptomat
  • Ir: Đây là dòng hoạt động được điều chỉnh trong thời gian cho phép của aptomat.
  • AT( (Ampe Trip): Đây là dòng điện tác động.
  • AF (Ampe Frame): Đây là kí hiệu biểu thị cho dòng điện khung.
  • Charactertic cuver: Đây là đường cong đặc tính có nhiệm vụ bảo vệ cho CB. Được đánh giá là một thông số vô cùng quan trọng. Đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lựa chọn CB ở vị trí nào trong một hệ thống điện.
  • Mechanical/electrical endurace: Biểu thị cho số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ sô lần đóng cắt điện cho phép.

Những lưu ý khi lựa chọn loại aptomat thích hợp nhất

Việc lựa chọn aptomat cho phù hợp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cần phải phù hợp với các công trình công nghiệp và các công trình dân dụng thì cần chú ý đến những tiêu chí như:

  • Dòng điện tính toán đi trong mạch
  • Dòng điện quá tải
  • Tính thao tác có chọn lọc

Bài viết trên là những thông tin vô cùng quan trọng về ý nghĩa của các thông số trên aptomat. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm những thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất nhé!

DMCA.com Protection Status