Roto dây quấn và roto lồng sóc đều là thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, giữa 2 động cơ này lại có những điểm khác biệt rất lớn. Vậy cụ thể điểm khác biệt đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Roto dây quấn

Roto dây quấn là gì?
Roto dây quấn là gì?

Cấu tạo của roto dây quấn

Cấu tạo của roto dây quấn
Cấu tạo của roto dây quấn

Lõi thép

Lõi thép được cấu tạo từ thép kỹ thuật điện giống stato. Các lá thép này được lấy ra từ ruột trong trong quá trình dập lá thép stato. Mặt ngoài được lắp xẻ rãnh đặt dây quấn roto. Trung tâm có lỗ để gắn với trục máy. Trục máy sẽ được gắn với lõi thép roto với chất lượng thép rất tốt.

Dây quấn

Dây quấn được đặt trong lõi thép roto. Lõi thép này được phân ra làm 2 loại chính là lồng sóc và dây quấn. Roto dây quấn được thiết kế giống như dây quấn của stato. Dây quấn này cũng thường được thiết kế kiểu sóng 2 lớp khi bỏ được dây đầu nối khi hoạt động trong máy công suất trung bình. Với loại máy này, kết cấu dây quấn trên roto rất chặt chẽ. Còn đối với máy công suất nhỏ thì sử dụng dây quấn đồng tâm 1 lớp.

Điều chỉnh tốc độ của động cơ roto dây quấn

Các phương pháp điều chỉnh được thực hiện trên động cơ như sau:

  • Điều chỉnh trên stato: Tiến hành thay đổi điện áp trên dây quấn stato. Thay đổi tần số hay số đôi cực của dây quấn.
  • Điều chỉnh trên roto: Tiến hành thay đổi điện trở hoặc nối tiếp trên mạch với một đến nhiều máy điện.
  • Điều chỉnh tốc độ khi thay đổi số cực, dây quấn stato sẽ được xem xét để tiến hành nối thành số đôi cực. Số đôi cực sẽ quyết định đến tốc độ cấp. Do đó, tốc độ sẽ thay đổi theo từng cấp chứ không bằng phẳng.

Một số cách thay đổi số đôi cực của dây quấn stato như sau:

  • Đổi cách nối để tạo thành số đôi cực khác nhau
  • Trong rãnh stato tiến hành lắp đặt 2 dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau. Thông thường sẽ được lắp đặt theo các tộc độ tỷ lệ là 4:3 và 6:5

Roto lồng sóc

Roto lồng sóc là gì?
Roto lồng sóc là gì?

Cấu tạo của roto lồng sóc

Roto lồng sóc sẽ có công suất tương đối lớn, lớn hơn 100kW. Trong rãnh của lõi thép được lắp đặt các thanh đồng. Hai đầu nối ngắn mạch có kích thước bằng hai vòng thanh đồng tạo thành lồng sóc.

Cấu tạo của roto lồng sóc
Cấu tạo của roto lồng sóc

Với động cơ có công suất nhỏ, lồng sóc được đúc bằng nhôm vào các rãnh roto. Từ đó hình thành nên các thanh nhôm với 2 đầu đúc vòng ngắn mạch.

Lý do lá thép kỹ thuật được ghép lệch

Lá thép kỹ thuật của roto lồng sóc được ghép lệch nhau mà không ghép song song và dọc trục. Lý do lý giải được chỉ ra là không để từ trường stator cắt thành các thanh dẫn có góc 90 độ.

Hơn hết, các rãnh được ghép lệch để loại bỏ triệt để lực điện từ họa tần bậc cao. Từ đó làm cho rotor quay được ổn định và êm hơn.

Sự khác biệt của roto dây quấn và roto lồng sóc

Roto dây quấn

Dây quấn được lắp tại rãnh của lõi thép roto. Dây quấn 3 pha của roto sẽ được đấu thành hình sao. Ba đầu còn lại được đấu thành 3 vòng trượt làm bằng đồng, được cố định ở đầu trục. Đè lên các vòng trục là 3 chổi than. Chổi than sẽ được ghép thêm điện trở phụ hay suất điện động phù hợp. Việc làm này để cải thiện đặc tính và điều chỉnh được tốt hơn tốc độ của máy.

Roto lồng sóc

Mỗi rãnh của lõi thép sẽ được đặt vào thanh dẫn được làm bằng đồng hoặc nhôm. Hai đầu sẽ được thiết kế dài ra khỏi lõi thép. Lúc này, các thanh dẫn sẽ được nối với nhau tại 2 đầu bằng 2 vòng ngắn mạch bằng đồng hoặc nhôm. Đây chính là lồng sóc được tạo nên. Hiện nay, rãnh roto thường được làm sâu hơn hoặc làm lồng kép để cải thiện hoạt động của máy. Với máy cỡ nhỏ, rãnh roto thường được thiết kế chéo với tâm trục để cải thiện mức sóng.

Ưu nhược điểm của roto dây quấn và roto lồng sóc

Roto dây quấn

  • Ưu điểm: Mở máy nhanh chóng, điều chỉnh tốc độ dễ dàng
  • Nhược điểm: Giá thành khá cao, vận hành kém với độ bảo mật không cao

Roto lồng sóc

  • Ưu điểm: Hoạt động tốt, vận hành ổn định với giá thành rẻ
  • Nhược điểm: Khó điều chỉnh tốc độ, dòng khởi động lớn

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức về roto dây quấn và roto lồng sóc. Từ đó chỉ ra được sự khác biệt của 2 động cơ này. Hy vọng sự chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có được kiến thức bổ ích. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

DMCA.com Protection Status