Một động cơ giảm tốc thông thường bao gồm: động cơ điện và hộp giảm tốc. Nhưng dường như nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn giữa các bộ phận trên với nhau. Thông qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu từng bộ phận. Từ đó phân biệt được điểm khác nhau giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc nhé!

Động cơ điện là gì?

Động cơ điện là gì?
Động cơ điện là gì?

Động cơ điện là một thiết bị được cấu tạo từ rất nhiều vòng quay với nhiều kích thước khác nhau ( 2900rpm, 1450rpm, 960rpm). Thêm vào đó là những Mô-men xoắn lại nhỏ.
Mô-men xoắn được biết đến là thiết bị với chức năng chịu tải tức thời của động cơ. Khi gắn hộp giảm tốc vào động cơ điện thì mô-men xoắn tăng lên để giảm số vòng quay.

Hộp giảm tốc là gì?

Khái niệm hộp giảm tốc
Khái niệm hộp giảm tốc

Công dụng

Giống tên gọi của nó, hộp giảm tốc có chức năng giảm tốc.
Các động cơ thường hoạt động với tốc độ cao. Nhưng nó chỉ cần đáp ứng nhu cầu con người một lượng tốc độ quay khá nhỏ. Chính vì vậy cần sử dụng đến hộp giảm tốc. Với mục đích làm giảm tốc độ quay của động cơ sao cho có thể phối hợp nhịp nhàng với các thao tác của công nhân. Ví dụ cụ thể như: Sự chênh lệch tốc độ giữa động cơ xe máy ( mấy nghìn vòng/phút) và bánh xe chỉ quay vài trăm vòng/phút.
Vị trí lắp hộp giảm tốc là ở trục vào của động cơ. Khi động cơ hoạt động tốc độ của trục ra sẽ bị giảm phù thuộc vào tỉ số truyền của động cơ.
Để đáp ứng nhu cầu thay đổi tốc độ khác nhau của trục ra thì cần thay thế bằng một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỉ số truyền ra.
Vậy tại sao không làm luôn loại động cơ quay chậm để đáp ứng nhu cầu không cần sử dụng thêm hộp giảm tốc?

  • So với một động cơ quay chậm có cùng công suất thì động cơ quay nhanh sẽ đem lại nhiều tiện ích hơn. Dễ chế tạo, nhỏ gọn và giá thành rẻ hơn.
  • Khó có thể xác định rõ được mục đích sử dụng hay tốc độ cần có của động cơ.

Phân loại hộp giảm tốc

Chúng ta có thể phân loại hộp giảm tốc dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau. Nhưng có hai cách phân biệt phổ biến nhất. Cụ thể là phân theo nguyên lý truyền động và phân theo số cấp giảm tốc.

Phân theo nguyên lý truyền động

  • Loại bánh răng côn có nhiệm vụ truyền động đến các trục không.
  • Loại bánh răng trụ có ưu điểm là giá thành rẻ và không có nhiều biến động. Nhưng trái lại chỉ truyền động cho các trục.
  • Loại bánh vít có thể tự hãm nên hoạt động rất êm
  • Loại hành tinh thì truyền động đồng trục.

Có thể thấy có rất nhiều loại bánh khác nhau. Cụ thể như: bánh răng trụ, bánh răng hành tinh, bánh răng côn, bánh vít trục vít… Mỗi loại lại có đặc điểm đặc trưng riêng, ưu nhược điểm khác nhau.

Phân theo phân số giảm tốc

Có thể phân thành các loại:1 cấp, 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp hai bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bánh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng.
Nếu hiểu như vậy, có lẽ nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn rằng: giờ đây không cần nhiều cấp, ta chỉ cần lắp phối hợp nhịp nhàng hai bánh xe với số răng tương ứng tỉ lệ nghịch để có thể đáp ứng tỉ số truyền ta muốn.

Nhưng trên thực tế lại không thể làm như vậy vì sự hạn chế của không gian, vật liệu và công nghệ.

Động cơ giảm tốc

Khái niệm động cơ giảm tốc
Khái niệm động cơ giảm tốc

Là một bộ phận không thể thiếu trong máy cẩu nâng. Tuy chỉ là một bộ phận bình thường nhưng việc truyền động qua hệ thống bánh răng có nhiệm vụ lại vô cùng quan trọng. Làm giảm tốc và tăng số mô-men xoắn của trục quay. Từ đó tốc độ động cơ tuy nhỏ nhưng trái lại mô-men kéo lại tăng lên rất nhiều.

Động cơ không đồng bộ ba pha: là một loại động cơ xoay chiều ba pha. Tốc độ quay của roto luôn không lớn bằng tốc độ quay của từ trường.

Chúng ta có thể chia động cơ thành hai loại dựa vào cấu tạo của roto.

  • Động cơ không đồng bộ lồng sóc
  • Động cơ không đồng bộ roto dây quấn

Ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha

  • Cấu tạo đơn giản nên giá thành rẻ
  • Không gặp khó khăn trong quá trình vận hành. Thuận tiện cho việc bảo quản
  • Được sử dụng với quy mô lớn và phổ biến trong phạm vi công suất từ nhỏ đến vừa
  • Phong phú trong việc sản xuất cấp điện áp khác nhau (từ 24 V đến 10kV) nến đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người sử dụng.

Nhược điểm của động cơ không đồng bộ ba pha

  • Hệ số công suất không cao nên gây tổn thất lớn đến công suất phản kháng của lưới điện.
  • Vô hiệu hoá sử dụng lúc non tải hoặc không tải
  • Khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ
  • Đặc tính mở mấy không tốt, dòng mở máy lớn
  • Momen mở máy nhỏ

Biện pháp khắc phục của động cơ không đồng bộ ba pha

  • Hạn chế trong việc vận hành non
  • Đổi mới đặc tính mở máy bằng cách điều chỉnh tốc độ. Cụ thể là thay đổi điện áp, bổ sung điện trở phụ vào mạch roto hoặc nối cấp; Dùng roto phù hợp như có răng sâu, roto lồng sóc kép có chức năng hạ dòng khởi động, đồng thời giúp tăng momen mở máy.
  • Thiết kế loại roto có khe hở thật nhỏ để ngăn cản dòng điện từ hoá và nâng cao hệ số công suất

Trên đây là những kiến thức để so sánh điểm khác biệt giữa hộp giảm tốc và động cơ giảm tốc. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho bản thân. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo.

DMCA.com Protection Status