Chúng ta đã quá quen thuộc với các loại cảm biến nhiệt độ rồi, cũng biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như chức năng của chúng là gì rồi. Nhưng chắc ứng dụng của cảm biến nhiệt độ thì không phải ai cũng biết. Bài viết này, mình muốn nói đến cảm biến nhiệt độ máy nén khí. Một loại ứng dụng trong ứng dụng mà chúng ta nên biết. Vì hiện nay trong các nhà máy sản xuất hầu như đều có mặt của các hệ thống máy nén khí, như máy nén khí trục vít chẳng hạn.

Vậy cảm biến nhiệt độ máy nén khí là gì? Chúng có chức năng gì trong hệ thống? Có giống như chúng ta nghĩ không? Cùng tìm hiểu các bạn nhé!

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí là gì?

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí là gì? Chắc hẳn là rất nhiều bạn quan tâm về thiết bị này. Bởi vì, nó chỉ mới xuất hiện trên những model máy nén khí mới sản xuất gần đây thôi.

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí
Cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Trước kia nhà sản xuất chưa tích hợp những cảm biến nhiệt độ này vào trong máy nén khí. Mà họ chỉ sử dụng những công tắc nhiệt độ để ngắt hệ thống khi xảy ra quá nhiệt hay nhiệt độ máy vượt ngưỡng cho phép khi hoạt động.

Vậy cảm biến nhiệt độ máy nén khí là gì? Cảm biến nhiệt độ máy nén khí cũng có chức năng tương tự như các công tắt nhiệt độ trong máy nén khí đời cũ, nhưng tính năng của nó cao hơn, hoạt động chính xác hơn, và có thể kết nối với hệ thống điều khiển để kiểm soát nhiệt độ máy nén khi hoạt động một cách chủ động hơn.

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí tiếng Anh là gì

Như thường lệ, mục này luôn xuất hiện trong nội dung bài viết của mình. Với một lý do duy nhất đó chính là cung cấp cho các bạn từ phiên dịch chính xác. Để các bạn tiện tìm kiếm các tài liệu tiếng Anh trên mạng internet. Quay lại chủ đề chính thôi.

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí trong tiếng Anh có nghĩa là Air compressor temperature sensor

Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí có cấu tạo tương tự như những loại cảm biến nhiệt độ công nghiệp khác. Đa số là loại cảm biến nhiệt độ RTD Pt100. Với loại cảm biến nhiệt độ này thì chúng ta đã quá quen thuộc với cấu tạo của chúng rồi. Nên trong phạm vi bài viết này, mình tại không đi vào chi tiết nữa.

Chúng ta biết, loại cảm biến nhiệt độ này có cấu tạo từ vật liệu Platinum, Nikel,… có kích thước bên ngoài nhỏ gọn. Và có 2 hoặc 3 dây ở đầu tín hiệu ra. Cái này tuỳ thuộc vào thương hiệu máy nén khí, và cấu tạo của máy nén khí do nhà sản xuất thiết kế.

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ máy nén khí
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Khi nắm được cấu tạo, cũng như loại cảm biến nhiệt độ máy nén khí đang sử dụng. Chúng ta sẽ dễ dàng hơng trong việc bảo trì bảo dưỡng, cũng như thay thế khi cảm biến bị hư hỏng.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Trên máy nén khí thường sử dụng loại cảm biến nhiệt độ loại 2 dây hoặc 3 dây.

Tín hiệu được đưa về bộ điều khiển trung tâm của máy nén khí. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát trạng thái nhiệt độ, cũng như các cảnh báo từ cảm biến nhiệt độ máy nén khí trả về.

Khi máy nén hoạt động quá nóng, nhiệt độ ngày càng tăng cao ở đầu ra van xả. Cảm biến nhiệt độ cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ này. Và gửi giá trị nhiệt độ này đến trung tâm điều khiển. Giá trị nhiệt độ này được so sánh với các thông số nhiệt độ đã được nhà sản xuất cài đặt trong chương trình của bộ điều khiển. Từ đó, bộ điều khiển đưa ra các hướng xử lý tiếp theo đã được lập trình trước từ nhà sản xuất.

Mô hình hoạt động máy nén khí
Mô hình hoạt động máy nén khí

Ví dụ: Nhà sản xuất cài đặt ngưỡng cao của nhiệt độ là 120°C, thì giá trị 120°C này sẽ được lấy ra so với giá trị nhiệt độ từ cảm biến nhiệt độ trả về. Nếu giá trị đo được vượt 120°C thì ngay lập tức, các câu lệnh được cài đặt sẵn trong bộ điều khiển sẽ ngắt nguồn hệ thống motor, đóng van nhằm bảo vệ máy nén khí khỏi xảy ra quá nhiệt tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những sự cố hỏng hóc ngoài mong muốn.

Quá trình gửi tín hiệu nhiệt độ qua được và so sánh với ngưỡng đặt luôn luôn xảy ra cùng với hoạt động của máy nén khí. Khi nhiệt độ dưới ngưỡng thì sẽ không có chuyện gì xảy ra, và máy hoạt động bình thường.

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí sử dụng ở đâu?

Trên máy nén khí, các cảm biến nhiệt độ thường được lắp đặt ở đầu vào, đầu ra và ở bộ phận làm mát của máy nén. Tại vị trí này, hỗn hợp khí nén đi ra khỏi máy. Chúng mang theo áp suất khí nén và cả nhiệt độ. Trung bình khí nén xả ra có nhiệt độ dao động trong phạm vi từ 60-85°C. Nhưng sau một khoảng thời gian máy hoạt động, do ảnh hưởng của ma sát máy, áp lực khí và cả nhiệt độ môi trường bên ngoài. Khí nén xả ra sẽ có nhiệt độ tăng vọt.

Vị trí cảm biến nhiệt độ máy nén khí
Vị trí cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Đó chính là nguyên nhân vì sao nhà sản xuất phải thiết kế cảm biến nhiệt độ máy nén khí ở đầu ra. Nhằm kiểm soát nhiệt độ. Tránh tình trạng quá nhiệt xảy ra, dẫn đến nguồn khí nén không sử dụng vào các ứng dụng được. Cũng như cho mục đích bảo vệ hệ thống và các chi tiết trên máy nén khí. Đảm bảo độ bền cho máy trong quá trình vận hành hoạt động liên tục trong sản xuất nhà máy.

Chức năng của cảm biến nhiệt độ máy nén khí?

Như trên, chúng ta đã biết nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ máy nén khí là như thế nào rồi.

Đó cũng chính là chức năng chính của cảm biến nhiệt độ máy nén khí.

Chúng có chức năng để giám sát nhiệt độ khí nén ở đầu ra. Giúp hệ thống điều khiển chủ động ngắt động cơ, ngừng hoạt động của máy khi nhận được tín hiệu nhiệt độ quá cao, vượt ngưỡng cho phép từ các cảm biến nhiệt độ trả về.

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí là một trong những thành phần quan trọng của hệ thống máy nén khí.

Chức năng của cảm biến nhiệt độ dùng để đo nhiệt độ chất lỏng, khí và hơi, giám sát nhiệt độ ở đầu vào và đầu ra của máy nén khí, đo nhiệt độ của khí nén ở đầu ra. Nếu như nhiệt độ vượt quá mức cho phép, thì cảm biến sẽ ngắt hệ thống, để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành.

Lưu ý khi chọn cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Việc chọn cảm biến nhiệt độ máy nén khí để thay thế cho những thiết bị đã bị hỏng cũng rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần dựa vào catalogue của nhà sản xuất hoặc lên internet tìm thông tin model của máy nén khí. Sau đó nhờ bên nhà phân phối máy nén khí cung cấp linh kiện phù hợp. Hoặc tốt hơn, khi có thông số dải nhiệt độ hoạt động rồi, chúng ta có thể tìm mua những loại cảm biến nhiệt độ có chất lượng tốt hơn, xuất xứ Châu Âu chẳng hạn.

Máy nén khí sử dụng cảm biến nhiệt độ
Máy nén khí sử dụng cảm biến nhiệt độ

Các bước chọn cảm biến nhiệt độ máy nén khí, có thể gợi ý cho các bạn như sau:

  • Xác định chủng loại cảm biến nhiệt độ đang dùng
  • Biết được dải đo, phạm vi đo nhiệt độ
  • Xác định được cách kết nối cảm biến với thân máy nén khí
  • Loại cảm biến nhiệt độ 2 dây hay 3 dây
  • Đo được chiều dài đầu dò cảm biến

Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Thực ra đây cũng là cách để kiểm tra tình trạng của các loại cảm biến nhiệt độ nói chung. Các bước kiểm tra cơ bản chúng ta thực hiện như sau:

Trước tiên cảm biến nhiệt độ máy nén khí nghi ngờ bị hỏng phải được tháo khỏi thân máy nén khí.

Đồng hồ VOM test cảm biến nhiệt độ máy nén khí
Đồng hồ VOM test cảm biến nhiệt độ máy nén khí

Chúng ta chuẩn bị các dụng cụ: Ly nước nóng, ly nước lạnh, đồng hồ VOM có thang đo điện trở.

Tiến hành:

  • Bước 1: Chỉnh thang đo của đồng hồ VOM sang thang đo điện trở x1Ω.
  • Bước 2: Nối cố định 2 que dò vào 2 chân của cảm biến nhiệt độ.
  • Bước 3: Nhúng đầu dò cảm biến nhiệt độ vào ly nước nóng. Nếu kim VOM có nhảy lên thì chứng tỏ cảm biến nhiệt độ vẫn còn hoạt động.
  • Bước 4: Chỉnh thang Lấy cảm biến nhiệt độ ra khỏi ly nước nóng và nhúng vào ly nước lạnh. Lúc này kim đo nhảy lên khoảng vài Ω thì cảm biến vẫn còn cảm nhận tốt.

Nhưng theo khuyến cáo của các nhà sản xuất máy nén khí, thì cảm biến nhiệt độ máy nén khí nên được thay định kỳ trong khoảng 10000 giờ làm việc tuỳ thuộc vào quy định của từng hãng.

Lời kết

Cảm biến nhiệt độ máy nén khí tuy lạ mà không lạ phải không các bạn. Vậy qua bài viết này chúng ta lại biết thêm được một ứng dụng nữa của các dòng cảm biến nhiệt độ nói chung rồi.

Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp được những thông tin, những kiến thức bổ ích. Giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình làm việc trong nhà máy.

Các bạn giúp mình chia sẻ bài viết này nhé! Cảm ơn bạn đọc!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DMCA.com Protection Status