Áp suất là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều hiện nay. Chúng xuất hiện trong học tập cũng như đời sống. Vậy bạn đã thực sự hiểu áp suất là gì chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Áp suất là gì?

Áp suất là gì?
Áp suất là gì?

Trong Vật lý, áp suất là một đại lượng được nhắc đến nhiều. Ký hiệu là P. Áp suất là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc. Lực tác động lên sẽ có đơn vị là N, diện tích có đơn vị là m2. Đơn vị của áp suất phổ biến là N/m2 hay Pa.

Phương trình tính áp suất

P = F/S

Trong đó:

  • P: Áp suất hay áp lực (N/m2)
  • F: Lực tác dụng (N)
  • S: Diện tích mà lực đã tác dụng vào (m2)

Cách thức đo lường các đơn vị áp suất

Hiện nay có rất nhiều cách đo áp suất được ứng dụng. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những cách thức đo áp suất chuẩn nhất. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Tính theo hệ mét

Hệ quy chuẩn này sử dụng mốc 1bar làm chuẩn. Từ đó có thể suy ra được các loại đơn vị tương ứng khác như sau:

  • 1 bar = 100000 Pa (pascal)
  • 1 bar = 1000 hPa (hectopascal)
  • 1 bar = 100 kPa (kilopascal)
  • 1 bar = 0.1 Mpa (megapascal)
  • 1 bar = 10197.16 kgf/m2

Tính theo hệ đo lường áp suất

Hệ đo lường này cũng sẽ lấy mốc là 1 bar làm chuẩn. Tuy nhiên đầu ra của đơn vị sẽ là dạng chuẩn áp suất. cụ thể như sau:

  • 1 bar = 1.02 technical atmosphere
  • 1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

Tính theo hệ thủy ngân

Hệ thủy ngân vẫn sử dụng đơn vị 1bar làm mốc chuyển đổi. Đầu ra của chúng sẽ là dạng thủy ngân như sau:

  • 1 bar = 750 Torr
  • 1 bar = 750 mmHg (millimetres of mercury)
  • 1 bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)
  • 1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

Tính theo cột nước

Mốc 1bar vẫn được sử dụng cho việc quy đổi. Từ đó các giá trị cột nước tương ứng với mức áp suất như sau:

  • 1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
  • 1 bar = 401.5 inc nước (inH2O)
  • 1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)

Tính theo hệ chuẩn của Châu Mỹ

Kết quả của quá trình quy đổi sẽ được chuyển qua các đơn vị thuộc khu vực châu Mỹ. Các đơn vị thường được sử dụng là Ksi, Psi,…

  • 1 bar = 2088.5 (pound per square foot)
  • 1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)
  • 1 bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực trên inch vuông)

Cách thức đổi đơn vị áp suất

Ngoài đơn vị bar, Pa thì áp suất còn có rất nhiều các đơn vị khác nhau. Có thể kể đến như atmosphere (atm), PSI, mmHg hay Torr. Hay các đơn vị quy chuẩn riêng của từng nước. Như vậy, để có thể tra kết quả và đổi đơn vị nhanh nhất, bạn nên sử dụng bảng. Bảng chuyển đổi sẽ giúp công việc diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.

Bảng đổi đơn vị đo áp suất
Bảng đổi đơn vị đo áp suất

Các loại áp suất thường thấy hiện nay

Áp suất chất lỏng là gì?

Áp suất chất lỏng
Áp suất chất lỏng

Áp suất chất lỏng tại một vị trí bất kì trong lòng chất lỏng là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích trong lòng chất lỏng đó. Phương trình tính áp suất chất lỏng như sau:

p = d.h

Trong đó:

  • p: Áp suất chất lỏng (Pascal hay N/m2)
  • h: Độ cao của cột chất lỏng được tính từ điểm tác dụng lên đến mặt thoáng (m)
  • d: Trọng lượng riêng của chất lỏng đó (N/m3)

Áp suất tuyệt đối là gì?

Áp suất tuyệt đối là tổng của áp suất được gây ra bởi cột chất lỏng và cả áp suất khí quyển. Cùng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng. Phương trình tính áp suất tuyệt đối như sau:

ρa = ρ0 + γh

Trong đó:

  • ρ0: Áp suất của khí quyển
  • γ: Trọng lượng riêng của chất lỏng
  • h: Chiều cao của cột chất lỏng được tính từ mặt thoáng đến điểm cần xét trong lòng chất lỏng

Áp suất tương đối là gì?

Áp suất tương đối còn có tên gọi khác là áp suất dư. Đó chính là áp suất được gây ra bởi chính khối lượng của cột chất lỏng. Áp suất tương đối là hiệu của áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Ký hiệu của áp suất tương đối là Ptđ hay Pdư.

Áp suất là gì đã được giải thích qua bài viết trên. Hy vọng những kiến thức về áp suất đã giúp bạn rất nhiều trong việc học tập. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

DMCA.com Protection Status